Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 62)

Thị trường tiếp nhận LĐXK của Đồng Tháp khá đa dạng nhưng tập chung chủ yếu ở các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia… Từ bảng 4.12, có thể thấy được số lượng LĐ đều giảm ở các hầu hết các thị trường, riêng thị trường Hàn Quốc có số lượng LĐ tăng theo thời gian.

Trong giai đoạn 2004-2009, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc là các thị trường được xem như thế mạnh. Đặc biệt, trong giai đoạn này, số lượng LĐ sang làm việc ở Malaysia chiếm tỷ lệ rất lớn (72,92% số lao động tham gia XK), dẫn đầu trong các thị trường. Cụ thể, năm 2004 – 2009, tổng số LĐ đang làm việc tại thị trường này là 3.833, tuy nhiên số lượng LĐ lại giảm dần. Năm 2008 chỉ còn 66 LĐ (giảm 349 LĐ, tương đương 84,10% so với cùng kì năm

2007), năm 2009 chỉ còn 1 LĐ. Do những năm 2008, 2009 Malaysia bị khủng hoảng kinh tế. Do những lao động không chịu làm việc, đánh nhau, trộm cắp và lười lao động ở thị trường Malaysia về địa phương tung tin thiếu trung thực gây hoang mang cho những lao động dự định đi xuất khẩu lao động khiến họ chần chừ và không muốn đi xuất khẩu lao động nữa. Một số huyện không cho mượn tiền chi phí ban đầu nên lao động nghèo khó có điều kiện theo học giáo dục định hướng và làm các thủ tục đi xuất khẩu lao động. Ngân hàng một số huyện cũng từ chối cho lao động vay vốn tín chấp để đi xuất khẩu lao động nên có nhiều lao động bỏ cuộc. Thêm vào đó, thị trường nhập khẩu lao động cũng được mở rộng như : Hàn Quốc, một số quốc gia Trung Đông, châu Phi… bắt đầu tiếp nhận lao động Việt Nam với thu nhập cao nên cung lao động ở thị trường Malaysia giảm.

Bảng 4.12 Cơ cấu thị trường lao động giai đoạn 2004-2009

ĐVT : lao động Thị trường Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Malaysia Khác 210 6 - 1305 - 174 20 69 1296 - 192 65 63 750 - 77 68 112 415 14 43 45 152 66 4 20 10 79 1 0 Tổng số 1521 1559 1070 686 310 110

Nguồn : Trung tâm giới thiệu việc làm Đồng Tháp, 2004 - 2009

Đồng Tháp bắt đầu hợp tác đưa lao động làm việc ở Hàn Quốc từ năm 2005, số lượng lao động gần như tăng dần qua các năm (năm 2005 : 69 LĐ, 2007 : 112 LĐ, 2008 : 152 LĐ). Đây được xem là tín hiệu đáng mừng vì người lao động có thêm thị trường mới để lựa chọn và làm việc tại một thị trường có nhiều ưu đãi cho LĐ, có nhiều chính sách cũng như thu nhập hấp dẫn, điều kiện tương đối dễ đáp ứng… Năm 2009, số lượng LĐ giảm mạnh, giảm 48,03%.

Năm 2009, Số lượng LĐXK giảm mạnh do nền kinh tế đóng cửa, nhu cầu tiếp nhận LĐ nước ngoài làm việc giảm rõ rệt tại hầu hết các thị trường. Bên cạnh đó, sự thay đổi một số chính sách về hỗ trợ người LĐ cũng bị cất giảm, nhu cầu làm việc trong nước cao, sự thay đổi về thu nhập dẫn đến cung LĐ làm việc ngoài nước cũng giảm theo.

Bảng 4.13 Thị trường XKLĐ giai đoạn 2010-2013

ĐVT : lao động Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu

năm 2013 Đài Loan Malaysia Nhật Bản Hàn Quốc 5 28 5 100 11 27 6 81 5 7 6 50 5 6 7 0 Tổng 138 125 68 18

Nguồn : Trung tâm giới thiệu việc làm Đồng Tháp, 2010 – 6 tháng đầu 2013

Trong giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013, số lượng LĐ ở các thị trường có xu hướng giảm do chịu sự biến đổi của tình hình trong và ngoài nước, sự phục hồi kinh tế chậm sau khủng hoảng… Dẫn đầu là các thị trường Hàn Quốc, Malaysia… Qua đây, có thể thấy được thị trường XKLĐ của Đồng Tháp chưa thật sự đa dạng, vẫn nằm trong khuôn khổ các thị trường truyền thống.

Bắt đầu từ năm 2000, Đồng Tháp mới xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Đây là thị trường có một số thuận lợi cơ bản đối với lao động Việt Nam nói chung :

- Môi trường sống và làm việc rất tốt, phong tục tập quán có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, vị trí địa lý không xa.

- Cơ cấu ngành nghề đa dạng và có nhu cầu lao động ở mọi lĩnh vực. - Thu nhập của người lao động khá cao so với khu vực khác.

Tuy nhiên, chi phí xuất khẩu lại cao (khoảng 94,5 – 11,5 triệu tùy từng đơn hàng) gây khó khăn cho việc đáp ứng điều kiện của NLĐ. Do đó, số lượng LĐ làm việc ở thị trường này khá ít. Năm 2010 là 5 người đi; năm 2011 là 11 người (tăng 6 người so với năm 2010).; năm 2012 là 5 người giảm 54,55% so với năm 2011. Gần đây, số lượng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài sống và làm việc bất hợp pháp ở Đài Loan gia tăng ( khoảng 6,55%).

Thị trường Nhật Bản chủ yếu tiếp nhận lao động Việt Nam đi tu nghiệp và thực tập kỹ thuật (gọi chung là tu nghiệp sinh). Tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản theo nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực dệt, may, điện tử và xây dựng chiếm tỷ lệ lớn. Số người đi qua các năm là rất nhỏ, năm 2010 có 5 người đi ; năm 2011, 2012 chỉ có 6 người tăng

lên 1 người. Ở thị trường Nhật Bản, điều kiện làm việc và thu nhập của người lao động thuận lợi và thu nhập tương đối cao, nên đa số lao động muốn kéo dài thời hạn hợp đồng. Song do chính sách và pháp luật của Bạn chưa thay đổi như Hàn Quốc, nên tỷ lệ bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp cao. Các Bộ, ngành liên quan đang nghiên cứu để có những giải pháp thích hợp. Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường chất lượng tuyển, chọn và quản lý tu nghiệp sinh ở nước ngoài.

Trong giai đoạn, 2010-2012 Đồng Tháp đã đưa được 231 LĐ sang thị trường Hàn Quốc. Tuy nhiên, số lượng lao động giảm mạnh qua các năm, cụ thể năm 2010 (100 LĐ), năm 2011 (81 LĐ), năm 2012 (50 LĐ). Thị trường Hàn Quốc có điều kiện, chính sách, cơ chế rất tốt, lương cao, chi phí đi tương đối thấp (khoảng 30 triệu)… Đây là thị trường rất tiềm năng và sáng sủa cho LĐ Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng. Tuy nhiên, do sự hấp dẫn của thị trường này nên số lượng LĐ tham gia rất mạnh, hết hạn hợp đồng NLĐ tìm cách chốn lại để làm tiếp (cư trú bất hợp pháp). Thêm vào đó, vấn đề nhảy chỗ làm với lý do bất hợp lý cũng gia tăng. Điều này đã làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động XKLĐ cũng như uy tín, hình ảnh của đất nước.

Sau nhiều năm trao đổi nghiên cứu, cuối tháng 2 năm 2002, Chính phủ ta và Chính phủ Malaysia đã đạt được sự thống nhất về chủ trương tiếp nhận lao động Việt Nam vào làm việc trong 4 lĩnh vực: xây dựng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Malaysia. Malaysia là thị trường truyền thống của Đồng Tháp ; dễ tính, tương đối phù hợp với lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, đòi hỏi tay nghề không cao, chi phí thấp. Tuy nhiên, NLĐ gần như ‘‘chê’’ thị trường này do lương thấp. Hiện nay tình hình việc làm, đời sống và thu nhập của lao động làm việc tại Malaysia là khá tốt; thị trường này cũng không đòi hỏi quá cao về trình độ tay nghề và ngoại ngữ, rất phù hợp với lao động ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, do nhiều thông tin chưa chính xác trước đây mà dường như nhiều người lao động vẫn còn e ngại và có ác cảm với thị trường nhiều tiềm năng này. Nếu việc tuyên truyền, vận động tốt thì nhiều khả năng sẽ gia tăng được số lượng lao động sang Malaysia làm việc.

Năm 2011, Chính phủ Malaysia thực hiện chương trình 6P – chương trình ân xá và hợp pháp hóa cho lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại Malaysia từ 01/8/2011, nhưng thực chất chương trình đã khởi động từ tháng 6/2011, công dân của một số nước như Inđônêxia, Mianma, Bangglađes, Nepan… đã tìm cách nhập cảnh ồ ạt vào Malaysia để tìm kiếm việc làm và để được hưởng chương trình 6P. Để thực hiện chương trình này, Bộ Nội vụ

Malaysia đã hạn chế và từ tháng 10/2011 đã tạm dừng cấp giấy phép cho các doanh nghiệp Malaysia nhận lao động nước ngoài.

Bên cạnh đó, các quốc gia tiếp nhận cũng đã có sự thay đổi chính sách của mình đối với việc tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc, như:

Thị tr ờng Đài Loan: hàng năm liên tục điều chỉnh tăng mức lương cơ

bản cho người lao động, từ ngày 01/04/2013, mức lương cơ bản tính theo tháng được tăng lên là 19.047 Đài tệ, tăng 1,5% so với mức lương cơ bản của năm 2012. Bên cạnh đó, kể từ năm 2012, Giấy phép thuê lao động nước ngoài cấp cho chủ sử dụng lao động Đài Loan có thời hạn là 03 năm, tăng lên 01 năm so với quy định cũ và tổng thời gian lao động nước ngoài được làm việc tại Đài Loan là không quá 12 năm, tăng lên 03 năm so với quy định cũ. Ngoài ra, đầu tháng 5/2013, Đài Loan đã chính thức thông báo dừng cấp visa cho lao động Philippines vào làm việc. Trong khi nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của thị trường này vẫn ở mức cao thì đây được cho là cơ hội để tăng số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan trong thời gian tới.

Thị tr ờng Nhật Bản: tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận thực

tập sinh Việt Nam một số ngành nghề như chế tạo sản xuất, nông nghiệp, xây dựng... Phía Nhật Bản đánh giá đây là những ngành khá phù hợp với lao động Việt Nam, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Mặt khác, tỷ lệ lao động nông nghiệp của Nhật Bản thời gian vừa qua bị giảm mạnh, do đó Hiệp hội nông nghiệp Nhật Bản đã đề nghị với phía Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác nhằm tăng tỷ lệ thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Nhật Bản hiện đang có chính sách đầu tư tái thiết khu vực bị ảnh hưởng của động đất, sóng thần, vì vậy nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong lĩnh vực này đang rất được quan tâm. Đây cũng chính là cơ hội mới dành cho lao động xây dựng Việt Nam sang làm việc tại thị trường tiềm năng này.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), năm 2012 lần đầu tiên Việt Nam đã thực hiện Chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Hiện đã có 150 ứng viên được tuyển chọn tham gia chương trình để đưa vào đào tạo tiếng Nhật miễn phí trong vòng 12 tháng tại Việt Nam do các giáo viên đến từ Nhật Bản giảng dạy để được sang làm việc tại các bệnh viện và cơ sở y tế Nhật Bản vào mùa xuân năm 2014. Đồng thời, phía Nhật Bản cũng đã thông báo sẽ tiếp nhận 180 ứng viên điều dưỡng, hộ lý và hỗ trợ kinh phí để đưa vào đào tạo tiếng Nhật năm 2013 - 2014 và đưa sang Nhật Bản vào mùa xuân 2015.

Thị tr ờng Hàn Quốc: đã có chính sách mới đối với lao động kết thúc

hợp đồng về nước đúng thời hạn, nếu có nguyện vọng trở lại làm việc sẽ được tham gia kỳ kiểm tra tiếng Hàn EPS-TOPIK do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tổ chức, nhằm nỗ lực giảm lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại nước này. Ngoài ra để khuyến khích lao động về nước đúng thời hạn, phía Việt Nam đã tổ chức hội chợ việc làm cho các LĐ chấp hành tốt.

Thị tr ờng Malaysia: từ ngày 01/01/2013, Chính phủ Malaysia ra quyết

định tăng lương mức tối thiểu qui định cho người lao động theo từng khu vực, mức lương mới sẽ bảo đảm cuộc sống khi chi phí sinh hoạt gia tăng. Công nhân nước ngoài cũng sẽ được hưởng mức lương tối thiểu mới này, trong đó có lao động Việt Nam. Mức lương tối thiểu mới tăng đáng kể so với mức quy định cũ, tăng 40 - 90%. Đặc biệt, thời gian gần đây, Malaysia có nhu cầu cao tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Mức lương của lĩnh vực xây dựng lên tới 35-40RM/ngày/8h làm việc (tương đương với khoảng 280.000đ/ngày).

Theo Hiệp hội Xuất khẩu LĐ VN, thị trường Đông Nam Á, trong đó có Lào và Campuchia, trước kia chỉ là “điểm phụ” để giải quyết vấn đề số lượng cho các DN XKLĐ vì chi phí rẻ, dịch vụ gần như bằng không. Sau khủng hoảng thị trường Trung Đông do bất ổn về chính trị, hợp đồng lao động nhiều bất trắc, các thị trường giá rẻ như Malaysia và Đài Loan thì gần như bão hòa, các DN XKLĐ phải xem khu vực Đông Nam Á là điểm dừng chân với LĐ trình độ cao, cạnh tranh ở các ngành mang tính thế mạnh của VN như: kỹ sư nông nghiệp, hóa chất, dược liệu. Tại thị trường Lào – thị trường mới nhưng gần gũi với văn hóa tiêu dùng người Việt, rất phù hợp với LĐ mới vào nghề, xem như bước trải nghiệm thực tập hiệu quả, khả năng LĐ VN được thu hút vào các dự án xây dựng khu công nghiệp, khai khoáng, nông lâm nghiệp và tiêu dùng đang ngày càng mở rộng. Tại Campuchia, Lào, LĐ phổ thông cạnh tranh rất cao vì giá nhân công rẻ nhưng LĐ kỹ thuật và quản lý các ngành xây dựng, kỹ sư công trình hay nhân viên ngành tài chính ngân hàng đang “hot” với mức thu nhập trung bình từ 15-23 triệu đồng/người/tháng.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)