Đặc điểm tình hình chung của Tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 51)

Dân số và lao động Đồng Tháp tương đối lớn đứng vào hàng thứ tư khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (sau An Giang, Tiền Giang và Kiên Giang) và thứ 15 các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hàng năm có khoảng 35.000 - 40.000 người có nhu cầu tìm kiếm việc làm mới. Cầu lao động hàng năm giao động trong khoảng từ 45.000 - 55.000 người. Cơ cấu lao động trong một số ngành, lĩnh vực còn chưa hợp lý, năng suất lao động một số ngành còn thấp (chế biến, nông nghiệp, làng nghề…).

Bên cạnh lợi thế có nguồn lực dồi dào, số lượng lao động trong độ tuổi thường xuyên chiếm trên 60% so với tổng dân số của tỉnh hàng năm thì vấn đề chất lượng nguồn nhân lực luôn được lãnh đạo tỉnh, các ngành, địa phương, doanh nghiệp quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện với nhiều chương trình, giải pháp bước đầu đạt hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến tích cực. Quy mô và chất lượng dạy nghề từng bước đã đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Tính đến cuối năm 2010 trên địa

bàn tỉnh có 01 trường Cao đẳng nghề; 03 trường Trung cấp nghề; 14 Trung tâm dạy nghề, 15 cơ sở dạy nghề tư nhân, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm Giới thiệu việc làm… trên địa bàn tỉnh có tham gia dạy nghề với quy mô hàng năm đào tạo cho trên 22.000 người thuộc các cấp độ đào tạo từ dạy nghề thường xuyên, dạy nghề cho lao động nông thôn, sơ cấp đến cao đẳng nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh lên 40%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 26,6%. Qua theo dõi, thống kê, tổng hợp số lượng học viên qua đào tạo nghề giai đoạn 2006- 2010 có trên 70% có việc làm ổn định.

Lao động nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng lớn nhưng sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp sang các ngành khác còn chậm. Đến tháng 12/2010, toàn tỉnh có khoảng 2.300 doanh nghiệp (trên 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ) thuộc các loại hình; 166 hợp tác xã; 44 làng nghề; 5.097 trang trại; 03 khu công nghiệp; 32 cụm công nghiệp; hàng năm thu hút từ 10.000 – 15.000 lao động vào làm việc. Các yếu tố của thị trường lao động đang được tạo lập, một số cơ chế điều tiết sự phát triển của thị trường, giải quyết quan hệ cung - cầu lao động chưa hình thành đồng bộ, tình trạng tự phát trong di chuyển lao động từ nông thôn ra đô thị tìm việc làm; sự dịch chuyển lao động từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành may mặc, chế biến thủy sản… đặt ra nhiều vấn đề mới trong quản lý, sử dụng lao động, đặc biệt là vai trò quản lý nhà nước, vai trò hướng dẫn, định hướng, giám sát kiểm tra của các ngành chức năng, địa phương, doanh nghiệp trong công tác giải quyết việc làm trước yêu cầu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 51)