3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vùng đất Đồng Tháp được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Thời Gia Long, Sa Đéc thuộc huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Ngày 01 tháng 01 năm 1900, Pháp lập tỉnh Sa Đéc. Ngày 09 tháng 02 năm 1913, giải thể tỉnh Sa Đéc, đồng thời nhập địa bàn vào tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Sa Đéc được chia thành 2 tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc vào thời Việt Nam Cộng Hoà. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp.
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, cách TP Hồ Chí Minh 165km về phía Tây Nam, nằm ở đầu nguồn sông Tiền. Hai nhánh sông Cửu Long chảy qua tạo nên hệ thống giao thông thủy thuận lợi. Hai bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia, là “cửa ngõ” của vùng nguyện liệu, nông, thủy sản, thực phẩm. Lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn
tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông. Phía
Bắc giáp với tỉnh Long An, phía tây bắc giáp tỉnh Preyveng thuộc Campuchia, phía nam giáp An Giang và Cần Thơ.
Tổng diện tích tự nhiên 3.374km2 với 09 huyện, 02 thị xã Sa Đéc, Hồng Ngự và TP Cao Lãnh. Đồng Tháp có đường biên giới tự nhiên với Vương quốc Campuchia dài 48km với 4 cửa khẩu ( Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước), trong đó có 02 cửa khẩu quốc tế (Thường Phước và Dinh Bà thuộc hu kinh tế cửa khẩu Tỉnh). Hệ thống giao thông có quốc lộ 30, 80 và 54 chạy qua cùng với các tuyến quốc lộ N1, N2 sẽ triển khai thi công trong thời gian tới tạo thuận lợi để Đồng Tháp gắn kết chặt chẽ với TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và liên tỉnh. Đồng Tháp đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Hoạt động thương mại của Đồng Tháp trong những năm gần đây phát triển khá mạnh.
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền. Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lương thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.
Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: Cát xây dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng. Sét gạch ngói có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn. Sét cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh. Than bùn có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3.
Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.
3.1.1.3 Hành chính
Cuối năm 2003, tỉnh Đồng Tháp có thị xã Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, và các huyện là Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Ngày 16 tháng 01 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 10/2007/NĐ-CP, thành lập thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp. Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt
Nam ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP, thành lập thị xã Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Tháng 08 năm 2013, HĐND thị xã Sa Đéc cũng đã hoàn thành việc bảo vệ đề án thành lập thành phố Sa Đéc với Hội đồng thẩm định Trung ương và đang tập trung triển khai kế hoạch chuẩn bị thực hiện Lễ Công Bố Nghị quyết của Chính phủ về sự kiện thành lập Thành phố Sa Đéc trực thuộc tỉnh Đồng Tháp vào ngày 01 tháng 01 năm 2014. Ngày 14 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành nghị quyết số 113/NQ-CP về việc thành lập thành phố Sa Đéc.
Tính đến ngày 14 tháng 10, năm 2013, tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 8 thị trấn, 17 phường và 119 xã.
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình kinh tế a) Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhưng chưa bền vững. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 9,66% (năm 2010 tăng 13,08%, năm 2011 tăng 13,55%), trong đó khu vực Nông - Lâm - Thủy sản tăng 3,6% (năm 2011 tăng 5,72%), khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 11,19% (năm 2011 tăng 21,94%) và khu vực Dịch vụ tăng 15,2% (năm 2011 tăng 16,48%). Như vậy, ước tính tăng trưởng của năm 2012 thấp hơn nhiều (thấp hơn 3,84%) so với kế hoạch đề ra; Đối với khu vực Nông -Lâm - Thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp hơn 1,6% so với mục tiêu tăng trưởng cả năm 2012 (Kế hoạch cả năm 5,20%); Khu vực Công nghiệp - Xây dựng tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng đặt ra cho cả năm 2012 là 9,81% (kế hoạch cả năm 21,0%); Khu vực Thương mại – dịch vụ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn kế hoạch 1,3% (kế hoạch cả năm 16,5%).
13.02% 13.55% 9.66% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng trưởng GDP
Nguồn:Gafin/Đồng Tháp portal, 2010, 2011, 2012
Hình 3.1 Tăng trưởng GDP của tỉnh Đồng Tháp 2010-2012
Theo báo cáo của Tỉnh ủy Đồng Tháp, 5 năm 2009 – 2013, tỉnh Đồng Tháp đã huy động được 52.419,509 tỷ đồng để đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, vốn chương trình mục tiêu quốc gia 839,080 tỷ đồng; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu 4.642,934 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ 2.075,500 tỷ đồng; vốn tín dụng nhà nước 33.323,850 tỷ đồng; vốn ODA 378,800 tỷ đồng; vốn cân đối ngân sách địa phương 4.344,500 tỷ đồng; các nguồn vốn sự nghiệp kinh tế khác 1.327,717 tỷ đồng và vốn huy động là 5.478,209 tỷ đồng.
Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13,89%/năm. Trong đó, năm 2012 và năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt khoảng 90%-92% kế hoạch năm. Theo quy hoạch toàn tỉnh có 01 khu kinh tế cửa khẩu, 08 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp. Đến nay, đã thu hút 117 dự án, có 58 dự án đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư 6.914 tỷ đồng, 27,86 triệu USD.
Trong 3 năm 2011-2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 23,49%/năm; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 7,63%/năm; kim ngạch nhập khẩu biên mậu tăng 4,85%/năm, doanh thu dịch vụ du lịch tăng 30,8%/năm; đã khai thác thêm được 48 thị trường xuất khẩu, nâng tổng số thị trường xuất khẩu của tỉnh lên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, đến nay tỉnh Đồng Tháp cũng đã xây dựng mới 02 chợ hạng III, nâng cấp, mở rộng 01 chợ hạng II, 11 chợ hạng III; xây dựng mới 05 siêu thị chuyên doanh, nâng tổng số chợ trên địa bàn tỉnh 128 chợ và 14 siêu thị.
b)Cơ cấu kinh tế
Từ hình 3.2 có thể thấy được cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực Nông - Lâm - Thủy sản.
Với ước tính tốc độ tăng trưởng trên, lần đầu tiên cơ cấu GDP của tỉnh tính theo cả giá thực tế và giá cố định đều có tỷ trong khu vực nông – lâm – thủy nhỏ hơn 50% (theo giá cố định 40,75%, theo giá thực tế 48,77%). Cơ cấu kinh tế tính theo giá thực tế chuyển dịch chậm hơn do có sự biến động mạnh của giá của nông sản trong những năm qua.
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2010, 2011, 2012
Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế Đồng Tháp năm 2010, 2011, 2012 Năm 2012 35.81% 28.94% 35.25% Nông-Lâm-Thủy sản Công nghiệp-Xây dựng Thương mại-Dịch vụ Năm 2011 37.87% 28.55% 33.58% z Năm 2010 40.75% 26.52% 32.73%
3.1.2.2 Tình hình dân số, lao động a) Quy mô dân số, lao động
Đồng Tháp là tỉnh có dân số đông ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2012, dân số của tỉnh là 1.676.300 người, đứng thứ 4 khu vực, sau các tỉnh An Giang, Tiền Giang và Kiên Giang và đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Qua Bảng 3.2 Dân số, lao động tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2012 có thể thấy được dân số của tỉnh có sự gia tăng nhưng không đáng kể trong những năm gần đây. Trong vòng 3 năm (2010-2012), dân số tỉnh Đồng Tháp đã tăng hơn 6.700 người. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số không cao và bình quân mỗi năm chỉ tăng 0,7% bằng với tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2010 – 2013 của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Bảng 3.1 Dân số, lao động tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2012
Năm Dân số (nghìn người) Giới tính (nghìn người) Lao Động 15 trở lên Tổng số Thành thị Nông Thôn Nam Nữ Tổng số (nghìn người) Tỷ lệ biết chữ (%) 2010 2011 2012 1669,6 1673,2 1676,3 296,5 297,5 297,5 1373,1 1376,1 1378,6 832,0 833,7 835,2 837,6 839,5 841,1 988,6 994,4 989,6 91,7 91,0 93,0
Nguồn: Niêm giám thống kê, 2012
Dân cư Đồng Tháp phân bố không đều, tập trung ở các khu đô thị như thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc; thưa thớt ở các huyện thượng nguồn sông Tiền và vùng Đồng Tháp Mười. Tỉnh có mật độ đô thị hoá thấp hơn so với trung bình cả nước. Tỷ lệ dân thành thị trong tổng số dân của tỉnh năm 2012 là 17,75% so với mức bình quân của cả nước là 31,94%. Dân số thành thị tập trung ở thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và các thị trấn. Riêng thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc chiếm hơn 50% tổng số dân thành thị của tỉnh.
Bảng 3.2 Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2012
ĐVT: % Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn CẢ NƯỚC Đồng bằng sông Hồng TD và miền núi phía Bắc BTB, duyên hải miền Trung Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
1,96 1,91 0,75 2,21 1,47 2,64 2,17 3,21 3,49 2,25 3,91 1,89 3,24 2,87 1,39 1,25 0,46 1,60 1,30 1,73 1,94 2,74 2,51 1,96 3,23 2,82 0,94 4,57 1,5 6 1,0 9 1,3 0 2,4 5 2,6 6 0,5 7 3,0 2 3,2 7 3,0 9 2,0 9 3,5 1 2,8 9 1,5 1 5,0 7 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012 Chú giải TD: Trung du BTB: Bắc Trung Bộ
Lao động 15 trở lên chiếm hơn 50% dân số toàn tỉnh, trong đó số lượng biết chữ luôn lớn hơn 90% là lợi thế lớn của Đồng Tháp. Tuy nhiên, lực lượng lao động lớn, dồi dào cũng đặt ra vấn đề khác là việc làm, đòi hỏi phải tỉnh Đồng Tháp phải thật sự phát triển mạnh và đáp ứng đủ công ăn việc làm cho người lao động.
Qua Bảng 3.3 Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2012, có thể thấy được tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng tương đối cao so với các khu vực khác. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị
(2,87%) chiếm số lượng cao hơn khu vực nông thôn (1,94%), ngược lại tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lại chiếm tỷ lệ lớn hơn. Điều này cũng dễ hiểu, do người dân ở nông thôn hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực trồng trọt, trồng lúa… các hoạt đồng này thường theo mùa vụ dẫn đến tỷ lệ thiếu việc làm cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn thành thị.
b) Cơ cấu dân số
Xét theo độ tuổi, Đồng Tháp là tỉnh có dân số trẻ. Năm 2012, những người trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên chiếm 59,03%. So với mức trung bình của khu vực và cả nước, Đồng Tháp có tỷ lệ người dưới 15 tuổi thấp hơn, nhưng tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động lại cao hơn nhiều. Dân số Đồng Tháp đang có bước chuyển biến mới theo “cơ cấu dân số vàng”, lực lượng lao động dào dồi, trẻ, năng động, sáng tạo.
Xét theo giới tính, Đồng Tháp có dân số nữ nhiều hơn nam, tuy nhiên, mức chênh lệch ngày càng thu hẹp. Năm 1990, nữ giới chiếm 52,7% dân số tỉnh; năm 1995, con số này là 52%; năm 2000, giảm còn 51,4%; năm 2003, giảm còn 51,3% (Địa chí các tỉnh và thành phố Việt Nam, NXB Giáo dục - 2006, tập 6, trang 246); năm 2009, tỷ lệ dân số nam chiếm 49,97% và tỷ lệ dân số nữ chiếm 50,03% (Số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009). Năm 2012, tỷ lệ dân số nam chiếm 49,82% và tỷ lệ dân số nữ chi ếm 50, 18%.
Xét về dân tộc, trên địa bàn Đồng Tháp có 22 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 99,8%, người Hoa chiếm 0,17%, người Khmer chiếm 0,02%; còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Thái, Chăm, Ê - đê....
c) Chất lượng của lực lượng lao động
Trong những năm qua nhờ các chính sách đầu tư cho giáo dục và các vấn đề liên quan đến phát triển con người nên trình độ học vấn nói riêng và chất lượng của lực lượng lao động nói chung của tỉnh Đồng Tháp ngày càng được nâng cao. Cho đến nay, tất cả các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và 100% số xã, phường đã được công nhận phổ cập tiểu học và chống mù chữ. Tỷ lệ lao động được đào tạo khoảng 15%.
Tính đến cuối năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 01 trường Cao đẳng nghề; 03 trường Trung cấp nghề; 14 Trung tâm dạy nghề, 15 cơ sở dạy nghề tư nhân, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm Giới thiệu việc làm… trên địa bàn tỉnh có tham gia dạy nghề với quy mô hàng năm đào tạo cho trên 22.000 người thuộc các cấp độ đào tạo từ dạy nghề thường xuyên, dạy nghề cho lao động nông thôn, sơ cấp đến cao đẳng nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh lên 40%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 26,6%. Qua theo dõi, thống kê, tổng hợp số lượng học viên qua đào tạo nghề giai đoạn 2009- 2012 có trên 70% có việc làm ổn định.
Hiện nay, toàn tỉnh có gần 12.955 người có trình độ đại học, cao đẳng, 1.255 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp và 38.847 đang theo học tại các trường THPT (chiếm 10,14% ở Đồng bằng sông Cửu Long). Cùng với sự
phát triển về mạng lưới cơ sở đào tạo, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính