nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng thị trường
Cần tăng cường đối thoại với các quốc gia tiếp nhận về việc công nhận lẫn nhau về trình độ, kiểm tra kỹ năng và tương thích các tiêu chuẩn. Trên cơ sở đó, xây dựng các hiệp định chi tiết trong các thỏa thuận quốc gia về hợp tác lao động và xúc tiến ký kết nhiều hơn nữa các thỏa thuận quốc gia với các nước tiếp nhận.
Doanh nghiệp cần giữ mối liên hệ thường xuyên với đối tác nước ngoài
để nắm thông tin về người lao động và định kỳ thông báo cho gia đình họ bằng các hình thức thích hợp.
Các địa phương tổ chức sơ kết, đánh giá việc triển khai, rút kinh nghiệm về thí điểm mô hình liên kết trong thời gian qua để đưa công tác xuất khẩu lao động thành một công viêc thường xuyên ở địa phương.
Nhân rộng mô hình ra tất cả các tỉnh, thành phố tạo sự chuyển biến đồng bộ về nhận thức và xác định trách nhiệm của các ngành, các cấp và đoàn thể chính trị tại địa phương trong việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Cải tiến thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mô hình liên kết tuyển lao động tại địa phương.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động dịch vụ của Việt Nam nói chung, của Đồng Tháp nói riêng đem lại nhiều lợi ích lớn (nguồn ngoại tệ lớn, góp phần giải quyết việc làm, là cơ hội tốt để NLĐ học hỏi kinh nghiệm, tác phong làm việc cũng như công nghệ của nước bạn…). Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, công tác XKLĐ của Tỉnh có nhiều biến động theo chiều hướng giảm dần (năm 2020 là 138 LĐ, năm 2011 là 125 LĐ, năm 2012 là 68, 6 tháng đầu năm 2013 là 18 LĐ) do ảnh hưởng của hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, chính trị bất ổn ở một số quốc gia, sự thay đổi về cung cầu lao động trong và ngoài nước, sự thay đổi về chủ trương chỉ đạo của UBND tỉnh về các chính sách hỗ trợ XKLĐ,… Hiện tại, Việt Nam đã hợp tác đưa lao động đi làm việc trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, hoạt động XKLĐ ở Đồng Tháp chỉ chủ yếu ở các thị trường truyền thống như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan. Cơ cấu ngành lao động tuy đa dạng nhưng lao động Đồng Tháp chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành như nông nghiệp, sản xuất chế biến… Về hình thức xuất khẩu, chủ yếu dưới hình thức lao động phổ thông, làm việc chân tay, chưa có tín hiệu xuất khẩu chuyên gia. Sự thay đổi về chính sách của một số thị trường, yêu cầu lao động ngày càng khắt khe đang gây khó khăn cho công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Đồng Tháp.
6.2 KIẾN NGHỊ
Đề nghị Ban chỉ đạo XKLĐ các tỉnh, thành phố hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc chuẩn bị nguồn và triển khai hoạt động XKLĐ trên địa bàn. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường giáo dục, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về xuất khẩu lao động, giáo dục con em thực hiện đúng hợp đồng; đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo nguồn lao động có chất lượng; tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn, ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, của doanh nghiệp và đến hoạt động xuất khẩu lao động.
Đề nghị các địa phương có biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, vận động con em đang bỏ hợp đồng về nước. Đưa chỉ tiêu vận động được số người tham gia xuất khẩu lao
động vào chương trình Nông thôn mới, đặc ra chỉ tiêu khen thưởng giống như đi nghĩa vụ.
Đối với người lao động, chủ động tìm hiểu thông tin về phong tục, tập quán, điều kiện cũng như các chế độ, chính sách pháp luật, quyền và trách nhiệm của NLĐ khi tham gia XKLĐ. Chủ động trong việc học, trao dồi ngoại ngữ, nâng cao tay nghề trình độ.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành, Đoàn thể:
-Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:
+ Có kế hoạch và thực hiện các giải pháp cụ thể chấn chỉnh ngay công tác quản lý xuất khẩu lao động. Xây dựng quy chế, cơ chế cho một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thí điểm tham gia xuât khẩu lao động.
+ Nghiên cứu chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Phối hợp với các Bộ, Ngành, Địa phương, Đoàn thể, các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, tổ chức công tác đào tạo nguồn lao động và chuyên gia chất lượng cao.
+ Phối kết hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch khai thông quan hệ lao động, nhằm mở rộng thị trường lao động ngoài nước và xử lý các vấn đề liên quan tới lợi ích của người lao động và quốc gia.
+ Tổ chức kiểm tra, thanh tra thường xuyên các hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia xuất khẩu lao động, nhằm phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm thuộc quan hệ lao động.
- Bộ Ngoại giao:
+ Thông qua các hoạt động ngoại giao, đưa vấn đề hợp tác lao động vào nội dung chương trình làm việc tại các cuộc gặp gỡ, đàm phán song phương, đa phương giữa các nước, đưa vào các Hiệp định, Văn kiện hợp tác Kinh tê - Văn hoá và Khoa học kỹ thuật.
+ Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu thập thông tin, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường lao động, tham gia quản lý nhà nước về lao động tại địa bàn.
+ Phối kết hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức khảo sát thị trường, xây dựng các Hiệp định hoặc các thoả thuận khung về hợp tác lao động với các nước có nhu cầu tiếp nhận lao động, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khảo sát, thẩm định các đối tác hợp tác.
- Bộ Tài chính:
+ Phối hợp cùng các Bộ, Ngành, Địa phương xây dựng quỹ phát triển thị trường lao động ngoài nước.
+ Phối kết hợp cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định phí môi giới trong xuất khẩu lao động phù hợp với thông lệ quốc tế, tuỳ theo tình hình thị trường.
- Ngân hàng:
+ Tiếp tục triển khai và phát triển các chính sách, cơ chế tín dụng cho vay ưu đãi và tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người nghèo, các đối tượng chính sách khi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
- Bộ Công an và Bộ Tư pháp:
+Tiếp tục cải cách thủ tục trong việc xác nhận hồ sơ trong thời gian quy định cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài ( Xác nhận lý lịch tư pháp, phiếu làm hộ chiếu ở cấp cơ sở ; Thủ tục hồ sơ xuất cảnh của thuyền viên ; Cấp hộ chiếu với ký hiệu riêng cho lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài).
+ Phối hợp với các Bộ, Ngành và Địa phương có liên quan kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuộc quan hệ dân sự.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Chỉ đạo tăng cường chất lượng đào tạo ngoại ngữ ngay từ cấp học phổ thông, tạo cơ sở tốt về ngoại ngữ cho nguồn nhân lực khi tham gia xuất khẩu lao động.
+ Chủ trì phối hợp cùng các Bộ, Ngành liên quan xây dựng đề án đào tạo và đưa chuyên gia đi lao động ở nước ngoài.
- Bộ Quốc phòng có đề án về việc đưa bộ đội xuất ngũ tham gia xuât
khẩu lao động. - Bộ Y tế:
+ Chỉ đạo các bệnh viện tăng cường nâng cao chất lượng khám sức khoẻ cho người đi xuất khẩu lao động.
+ Thống nhất mức phí khám sức khoẻ và tổ chức khám chính xác, chặt chẽ, thuận tiện, kịp thời cho người lao động.
- Các Bộ, Ngành, Đoàn thể và Địa phương có doanh nghiệp xuất khẩu lao động:
+ Sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên cơ sở hoạt động có hiệu quả và khả năng phát triển.
+ Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra, nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi, vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trực thuộc và tại địa bàn quản lý của mình.
+ Thành lập quỹ phát triển thị trường ngoài nước tại các Bộ, Ngành, Địa phương nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển thị trường, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia đấu thầu ở nước ngoài để tạo đựơc nhiều việc làm cho người lao động.
+ Đầu tư đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng mở rộng thị trường và quản lý hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia.
+ Chấn chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động tại các Bộ, Ngành, Địa phương theo hướng rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp, những doanh nghiệp hoạt động có hiệu qủa, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các quy định về xuât khẩu lao động tiếp tục được đàu tư phát triển và ngược lại.
+ Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thuộc trong việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng và chấp hành pháp luật, quy định về xuất khẩu lao động để kịp thời chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời các hành vi, vi phạm của doanh nghiệp, nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động và trật tự an ninh xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Ngọc Thanh, 2013. Xuất khẩu lao động – Đôi điều cần bàn. Tạp chí
Việc làm ngoài n ớc, số 1/2013, trang 2-5.
2. Lê Văn Tùng, 2010. Xu t khẩu lao động Việt Nam – Thực trạng và triển
vọng 2010. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Ngoại thương Hà Nội.
3. Nguyễn Lương Đoàn, 2003. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả xu t khẩu lao động Việt Nam trong những năm tới. Luận văn tốt nghiệp. Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Ngữ, 2012. Hoạt động xu t khẩu lao động Việt Nam sang
Đài Loan. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Hà Nội.
5. Nguyễn Phú Hiếu, 2011. Phân tích hoạt động dạy nghề tại TTGTVL ĐT. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Đồng tháp.
6. Phan Thị Ngọc Khuyên, 2010. Giáo trình kinh tế đối ngoại. Đại học
Cần Thơ.
7. Tổng cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
8. Tổng cục thống kê, 2012. Báo cáo lao động việc làm 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
9. Tô Xuân Dân và Vũ Chí Lộc, 1997. Quan hệ kinh tế quốc tế: Lý thuyết
và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế Hà Nội.
10. Tỉnh ủy Đồng Tháp, 2011. Văn kiện Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ĐT khóa IX.
11. UBND tỉnh Đồng Tháp, 2007. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 2020.
12. Và một số trang Web:
Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, 2013. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động. < http://old.voer.edu.vn/module/kinh-
te/dac-diem-va-cac-nhan-to-anh-huong-den-xuat-khau-lao-dong.html>[Ngày
truy cập: 17 tháng 8 năm 2013].
Nguyễn Băng Sơn, 2010. Nhìn lại xuất khẩu lao động ở Đồng Tháp. <http://vieclamdongthap.vn/TT_SK/105.pdf > [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2013].