Do ảnh hưởng của hậu khủng hoảng kinh tế, sự phục hồi kinh tế chậm chạp ở các nước châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới, xung đột chính trị
chính trị ở Libya, mâu thuẫn giữa Trung Quốc – Philipin, Trung Quốc – Nhật Bản…
Sự thay đổi về cung - cầu lao động trong và ngoài nước. Giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế năm 2008, cầu lao động trong nước không nhiều trong khi đó cầu lao động ở như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc… tương đối cao với thu nhập khá cao thu hút nhiều lao động ngoài nước. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng, đầu tư của các quốc gia khác ở các thị trường này, dẫn đến cầu lao động giảm. Trong khi đó, cung lao động trong tỉnh Đồng Tháp lại giảm (ở tỉnh Đồng Tháp, trước năm 2008 số người lao động cần giải quyết việc làm hàng năm lên đến gần 50.000 lao động, đến năm 2010 qua điều tra toàn tỉnh chỉ còn thất nghiệp khoảng 32.000 lao động). Bên cạnh đó, cầu lao động trong nước lại tăng do sự phát triển của đất nước, thu hút nguồn FDI cao, đầu tư của nước ngoài tăng mạnh dẫn đến nhiều khu công nghiệp ra đời (Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh…) thu hút lượng lao động lớn.
Đặc biệt sự thay đổi lớn về thu nhập của NLĐ. Trong khi những năm 2005-2006 thu nhập bình quân 1 lao dộng vào khoảng 1 triệu đồng/tháng thì nay thu nhập đã lên từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng, có thể thoả mãn tương đối cho người lao động dù so với thu nhập ở thị trường nước ngoài thì thu nhập ở Việt Nam vẫn chưa cao. Lao động Việt Nam làm ở Hàn Quốc bình quân 25 triệu/tháng, Nhật Bản khoảng 20 triệu, Đài Loan khoảng 19 triệu, Malai khoảng 7 triệu/tháng nhưng lao động làm ở trong nước họ cảm thấy an toàn hơn và rất dễ xin được việc làm.