Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của Tỉnh

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 52)

Xuất khẩu lao động được xem là một trong những chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm và phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động xuất khẩu lao động ở một số tỉnh rơi vào tình trạng khủng hoảng do đa số lao động đã xuất cảnh phải trở về nước hàng loạt. Mặc dù người lao động và gia đình không thiệt hại nhiều nhưng đã tác động, ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động khi tham gia lao động.

Ở Đồng Tháp, từ khi thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia, công tác xuất khẩu lao động được Tỉnh xem như là hoạt động then chốt và được triển khai sâu rộng đến các cấp, các ngành, các huyện, thị, thành và cơ sở, vì thế, số người tự nguyện tham gia xuất khẩu lao động ngày càng nhiều. Tính riêng từ năm 2002 đến năm 2010, toàn Tỉnh

đã có 6.400 người tham gia xuất khẩu lao động, trong đó, 1.638 lao động nữ, 1.012 lao động là bộ đội xuất ngũ, thanh niên xung phong và các đối tượng là gia đình chính sách.

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền và nhận thức đầy đủ của quần chúng nhân dân nên công tác xuất khẩu lao động những năm qua đã trở thành phong trào sôi nổi, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhiều lao động tham gia làm việc ở nước ngoài có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho gia đình và xã hội, nhất là công tác xuất khẩu lao động từ năm 2001 - 2006. Đây được xem là giai đoạn thành công và là điểm sáng của Tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được nhiều tỉnh, thành phố nghiên cứu kinh nghiệm và nhân rộng cách làm. Tuy nhiên, hiện tại công tác XKLĐ ở Đồng Tháp đang có dấu hiệu xuống dốc, tốc độ tăng trưởng âm.

Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, hoạt động XKLĐ tỉnh Đồng Tháp được xem là điểm sáng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Giai đoạn 2001- 2006 toàn tỉnh đã có 5.201 người tham gia xuất khẩu lao động, số lượng lao động xuất khẩu tăng dần qua các năm. Riêng những năm 2004, 2005 tuyển được 1.521, 1.559 người, đạt 93,47% so với kế hoạch giao. Đây là kết quả đầy ấn tượng và xứng đáng với những nổ lực hết mình, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các cấp chính quyền địa phương và người dân. Bên cạnh đó, người lao động nhận được nhiều sự hỗ trợ, quan tâm cũng như các chính sách đầy ưu ái từ chính phủ nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Tỉnh thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm Đồng Tháp như: hỗ trợ LĐ vay vốn, hỗ trợ trước khi xuất khẩu, hỗ trợ LĐ về nước trước thời hạn hợp đồng... Trong giai đoạn này, gần như NLĐ có nhu cầu XK chỉ cần liên hệ với Trung tâm để hoàn tất hồ sơ - cơ chế một cửa rất thuận tiện về mặt giấy tờ, thủ tục. Thị trường XK chủ yếu là các thị trường truyền thống như Malaysia (3.918 người, chiếm 75,33%), Nhật Bản (85 người, chiếm 1,64%), Hàn Quốc (84 người, chiếm 1,60%), Đài Loan (1.114 người, chiếm 21,43%). Số lượng lao động Đồng Tháp làm việc ở Malaysia và Đài Loan chiếm tỷ lệ đáng kể do điều kiện ở các thị trường này không quá khắc khe, nhu cầu tuyển dụng lớn, chi phí xuất cảnh không cao lắm người dân dễ đáp ứng được… Tuy nhiên, công tác xuất khẩu lao động năm 2006 cũng còn gặp nhiều khó khăn, lao động về nước trước thời hạn tung tin không tốt về xuất khẩu lao động, ngân hàng thẩm định cho vay quá khó làm nhiều lao động không vay tiền được nên bỏ cuộc, thị trường Đài Loan bị đóng cửa một phần, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cơ chế tiếp nhận rất khó khăn;

riêng Nhật Bản lao động phải đầu tư tiền khá cao mới tham gia được nên lao động chưa đi được nhiều.

Từ năm 2007-2009, tình hình XKLĐ có dấu hiệu giảm đáng kể. Nếu năm 2006 đạt 1.070 người (giảm 496 người, tương đương 31,37% so với năm 2005) thì đến năm 2009 chỉ còn 110 người (giảm 960 người, tương đương 89,72% so với năm 2006). Nguyên nhân của sự suy giảm đó là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến cầu lao động giảm đáng kể, thậm chí trả lao động về nước, cung lao động theo hướng giảm. Bên cạnh đó cầu lao động trong tỉnh và khu vực lân cận như TP Hồ Chí Minh và Bình Dương, Long An còn lớn hơn nhiều so với khả năng cung lao động của khu vực.

Qua bảng 4.5 Số lượng LĐXK trong giai đoạn 2002-2009, có thể thấy được rằng thành phần tham gia XKLĐ chủ yếu là nam giới (riêng năm 2004 nữ giới nhiều hơn do trong giai đoạn này Đồng Tháp xuất khẩu mạnh sang thị trường Malaysia - thị trường ưa chọn tuyển chọn nữ LĐ do một số điểm đặc thù : LĐ nữ cần cù, chăm chỉ, chịu khó hơn nam giới, đặc biệt là dễ quản lý…). Số lượng nam tham gia lao động nhiều hơn nữ so các nguyên nhân sau: do tư tưởng, quan niện của dân tộc nam là trụ cột, đi đầu nên nam thường đi mạnh mẽ, đặc điểm thích đi xa, khám phá, thêm vào đó là tâm lý ngại đi xa, sợ rủi ro của đại đa số nữa LĐ (đặc biệt khi đã lập gia đình, ràng buộc con cái).

Bảng 4.5 Số lượng LĐXK trong giai đoạn 2002-2009

ĐVT: Lao động

Năm Số lượng Nam Nữ

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 163 854 1521 1559 1070 686 310 110 - - 415 1068 647 422 177 82 - - 1106 491 423 264 133 28

Bước sang giai đoạn 2010-2013, số lao động đi làm việc tại nước ngoài của tỉnh Đồng Tháp có xu hướng giảm mạnh. Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ - đã gây ra sự phá sản một loạt các công ty, các tập đoàn trên thế giới. Hậu quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tình trạng thiếu việc làm trở nên trầm trọng. Các ngành kinh doanh dịch vụ việc làm cũng vì thế mà rơi vào tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn; ngành xuất khẩu lao động cũng có thể nói là một điển hình.

Bảng 4.6. Số lượng lao động xuất khẩu tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Lao động Năm Số lượng Chỉ tiêu So với chỉ tiêu So với năm trước 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2013 138 125 68 18 100-200 100-200 100-200 100 Đạt Đạt Chưa đạt - - 25,45% -9,42% -68% -70,18%

Nguồn: Trung tâm giới thiệu việc làm Đồng Tháp, 2010, 2011,2012

Năm 2010 chỉ đưa đi được 138 người (tăng 28 người, tương đương 25,45% so với năm 2009). Số lượng lao động đưa đi có sự gia tăng so với năm 2009 nhưng vẫn đạt thấp so với các giai đoạn 2004-2005. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như vậy, con số di dân quốc tế năm 2010 nêu trên là những kết quả tích cực và đồng thời cũng là kết quả nỗ lực của các ban ngành, đặc biệt là của Trung tâm giới thiệu việc làm Đồng Tháp. Nguyên nhân của sự suy giảm chính là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thêm vào đó là khủng hoảng chính trị diễn ra ở Đông Bắc Á (Triều Tiên – Hàn Quốc), Thái Lan; Nhật Bản – Trung Quốc, Châu Âu lao đao vì khủng hoảng nợ dẫn đến nhu cầu lao động của các thị trường sụt giảm; các doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng lao động khắt khe hơn, điều kiện cao hơn; bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như trình độ tay nghề của người lao động, trình độ ngoại ngữ và việc chọn lựa thị trường đi lao động của người lao động.

Năm 2011, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài của Tỉnh đạt 125 người (giảm 13 người, tương đương 9,3% so với năm 2010). Do tình hình thế

giới có nhiều diễn biến phức tạp như tình hình chính trị bất ổn tại Bắc Phi, Trung Đông, thảm họa về động đất, sóng thần ở Nhật Bản, xung đột biển Đông giữa Trung Quốc – Nhật bản, Trung Quốc – Philipin, sự phục hồi kinh tế chậm chạp ở các nước Châu Âu nói riêng và thế giới nói chung… ảnh hưởng không nhỏ đến công tác cung ứng lao động ra nước ngoài của Tỉnh. Trong khi đó, điều kiện kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung còn nhiều khó khăn, lạm phát liên tục tăng cao trong các tháng đầu năm đã ảnh hưởng mạnh đến đời sống người dân, nhất là những người có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, sự thay đổi tư tưởng chỉ đạo và chính sách hỗ trợ XKLĐ địa phương trong giai đoạn 2008-2010 ngưng thực hiện các chính sách hỗ trợ người LĐ đã gây trở ngại lớn đối với người LĐ muốn tham gia xuất khẩu lao động. Khủng hoảng chính trị ở Libya khiến phải đưa hơn 10.000 LĐ về nước năm 2011 cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý người lao động, gây cảm giác sợ và e dè hơn khi quyết định XKLĐ ở các nước Trung Đông nói chung và Libya nới riêng. Trong khi đó, Trung Đông lại là thị trường rất tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam nói chung và của Đồng Tháp nói riêng.

Tình trạng lao động bỏ chốn, nhập cư bất hợp pháp, lao động chui gia tăng dẫn đến Hàn Quốc phải tạm ngưng chương trình EPS – chương trình cấp giấy phép cho lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc (ngày 28/8/2012) gây tác động to lớn đến hoạt động XKLĐ của Đồng Tháp, do Hàn Quốc là thị trường lớn, điều kiện lao động tốt, chế độ, chính sách lao động tốt, đặc biệt là lương khác cao khoảng 25 triệu/tháng, chi phí cũng tương đối thấp. Việc tạm ngưng chương trình đã làm giảm lượng lớn lao động có nguyện vọng đi Hàn cũng như ảnh hưởng đến những lao động đã hoàn thành kỳ thi chuẩn bị đi Hàn…

Công tác xuất khẩu lao động tỉnh Đồng Tháp thật sự gặp khó khăn trong năm 2012 khi số lượng lao động XK chỉ đạt 68 người (giảm 57 người, tương đương 68% so với năm 2011 và chỉ bằng 49,28% so với năm 2010). Năm 2012, tình hình thế giới căng thẳng với hàng loạt sự kiện: Đông Bắc Á tranh chấp biển Đông (Nhật và Trưng Quốc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, giữa Trung Quốc và Philipin), khủng hoảng nợ công châu Âu… đã gây sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, làm giảm thu nhập, giảm khả năng thanh toán, giảm tiêu dùng của người dân và chính phủ các nước, từ đó sẽ có tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng.

Bảng 4.7 Số lượng lao động xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: lao động Số lượng So với cùng kỳ năm trước (%) Số lượng nam Số lượng nữ 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 58 16 -37,63 -72,43 50 11 8 5

Nguồn: Trung tâm giới thiệu việc làm Đồng Tháp, 6 tháng đầu 2012, 2013

6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh chỉ mới đưa được 18 lao động xuất cảnh, giảm 39 lao động và chỉ bằng 31,57% so với cùng kỳ năm 2012, giảm 72,43%. Do biến động về tình hình thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đặc biệt là khó khăn ở thị trường trọng điểm Hàn Quốc khi mà tỷ lệ bỏ trốn của lao động Việt Nam vẫn không ngừng tăng (57,4% trong quý II/2012 và 50,7% trong quý I/2013).

Tóm lại, hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2010- 6 tháng đầu năm 2013 có chiều hướng đi xuống và gặp không ít khó khăn do đa số lao động phải trở về nước hàng loại nhưng đến nay vẫn chưa tổ chức lại phong trào đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài mạnh mẽ, sôi nổi như những năm trước đây do biến động của tình hình thế giới. Mặc khác, một số công ty trực tiếp xuất khẩu lao động chưa thực hiện tốt việc hỗ trợ thoả đáng cho người lao động khi gặp sự cố, vì thế gây tâm lý và dư luận không tốt về hoạt động xuất khẩu lao động ở Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong tư tưởng chỉ đạo, chính sách hỗ trợ cũng như mối quan hệ cung – cầu lao động trong và ngoài nước, đặc biệt sự thay đổi về thu nhập… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động XKLĐ của Tỉnh. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu vẫn tập trung vào các thị trường truyền thống và hầu như 90% lĩnh vực xuất khẩu đều là những ngành nghề cần nhiều lao động chân tay – lao động phổ thông, chưa có xuất khẩu lao động chuyên gia...

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 52)