Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng tại địa phương của kiểm toán nhà nước luận văn ths (Trang 89)

- Cần có chính sách về kinh phí cho KTNN có đủ nguồn lực đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành xây dựng... để có thể đo đạc, kiểm tra chất lượng các công trình, dự án đầu tư XDCB và có điều kiện về kinh phí mời chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hỗ trợ về mặt chuyên môn khi cần thiết;

- Áp dụng lĩnh vực khoa học công nghệ thông tin vào quản lý dữ liệu hằng năm, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu lưu trữ và khai thác thông tin của các cuộc kiểm toán cũng như những thông tin về các dự án đầu tư của địa phương thu thập được qua các năm, phục vụ tốt cho việc theo dõi và lập kế hoạch kiểm toán;

- Cần có chính sách đãi ngộ cho cán bộ KTV của KTNN phù hợp để họ yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao./.

81 KẾT LUẬN

Qua đề tài nghiên cứu, tác giả đặt mục tiêu đưa ra được thực trạng và giải pháp cũng như kiến nghị để nâng cao chất lượng kiểm toán dự án đầu tư tại các địa phương do Kiểm toán Nhà nước thực hiện. Sau thời gian nghiên cứu, chỉnh sửa và hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Đỗ Hữu Tùng, đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận cơ bản về dự án đầu tư và quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư do KTNN thực hiện.

Đồng thời, trên cơ sở phân tích về thực trạng, đề tài đã cho thấy sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán cũng như nhiều yếu tố tác động khác để nâng cao chất lượng kiểm toán. Qua đó, giúp người đọc có cái nhìn tổng thể thực trạng những phần công việc mà KTNN, KV, Đoàn kiểm toán, KTV phải thực hiện trong quá trình kiểm toán.

Từ thực trạng đó, Đề tài đã phân tích những hạn chế trong kiểm toán dự án đầu tư tại các địa phương và phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Từ đó Đề tài cũng đưa ra được một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước, kiến nghị đối với KTNN và các đơn vị được kiểm toán. Qua những giải pháp và kiến nghị đó, tác giả mong muốn chất lượng kiểm toán dự án đầu tư tại các đại phương sẽ được nâng cao và việc kiểm soát đối với hoạt động kiểm toán được khoa học và hiệu quả hơn.

Tuy vậy, với phạm vi Đề tài rất nhiều nội dung, thời gian hạn chế và năng lực cũng như kinh nghiệm của người viết còn hạn chế nên Đề tài không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý, phê bình cũng như sự thông cảm từ phía những người quan tâm để tác giả có thể nhìn nhận các vấn đề một các toàn diện hơn và định hướng được những nội dung nghiên cứu trong thời gian tới.

Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ của Thầy giáo PGS.TS. Đỗ Hữu Tùng. Tác giả trân trọng cảm ơn những người đã

82

giúp đỡ về thông tin, tài liệu, số liệu để hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin cảm ơn những người thân yêu đã luôn động viên, chia sẻ trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số 19/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính quy

định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước do Bộ Tài chính ban hành. Hà Nội, tháng 02 năm 2011.

2. Chính phủ, 2009. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính Phủ về quản

lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Hà Nội, tháng 03 năm 2009.

3. Chính phủ, 2009. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản

lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Hà Nội, tháng 12 năm 2009.

4. Vương Đình Huệ, 2004. Giáo trình Kiểm toán. Hà Nội: Nhà xuất bản

Tài chính.

5. Kiểm toán Nhà nước, 2010. Quyết định 06/2010/QĐ-KTNN ban hành

Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước. Hà Nội, tháng 11 năm 2010.

6. Kiểm toán Nhà nước, 2012. Quyết định 1817/QĐ-KTNN ban hành Quy

chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước. Hà Nội, tháng 12 năm 2012.

7. Kiểm toán Nhà nước, 2012. Quyết định 07/2012/QĐ-KTNN ban hành

Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước. Hà Nội,

tháng 6 năm 2012.

8. Kiểm toán Nhà nước, 2013. Quyết định 04/2013/QĐ-KTNN ban hành

Quy trình kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình. Hà Nội, tháng 4

năm 2013.

9. Kiểm toán Nhà nước, 2012. Quyết định 1530/QĐ-KTNN ban hành Quy

định trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước thực hiện. Hà

Nội, tháng 9 năm 2012.

10. Kiểm toán Nhà nước, 2008. Quyết định 03/2008/QĐ-KTNN ban hành

Quy định trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Hà Nội, tháng 2 năm 2008.

84

11. Kiểm toán Nhà nước, 2012. Quyết định 01/2012/QĐ-KTNN ban hành

Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán. Hà Nội, tháng 3 năm 2012.

12. Kiểm toán Nhà nước, 2012. Quyết định 1223/QĐ-KTNN ban hành Quy

trình kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Hà Nội, tháng 7 năm 2012.

13. Kiểm toán Nhà nước, 2012. Báo cáo Kiểm toán năm 2011. Hà Nội,

tháng 8 năm 2012.

14. Kiểm toán Nhà nước, 2013. Báo cáo Kiểm toán năm 2012. Hà Nội,

tháng 8 năm 2013.

15. Kiểm toán Nhà nước, 2014. Báo cáo Kiểm toán năm 2013. Hà Nội,

tháng 8 năm 2014.

16. Kiểm toán Nhà nước Khu vực I, 2012. Báo cáo kiểm toán Ngân sách,

tiền và tài sản nhà nước thành phố Hà Nội. Hà Nội, tháng 10 năm 2013.

17. Kiểm toán Nhà nước Khu vực I, 2013. Báo cáo kiểm toán Ngân sách,

tiền và tài sản nhà nước thành phố Hà Nội. Hà Nội, tháng 10 năm 2014.

18. Từ Quang Phương, 2014. Giáo trình Quản lý dự án. Hà Nội: Nhà xuất

bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

19. Quốc hội CHXHCN Việt Nam, 2005. Luật Kiểm toán nhà nước số

37/2005/QH11. Hà Nội, tháng 6 năm 2005.

20. Quốc hội CHXHCN Việt Nam, 2014. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13..

Hà Nội, tháng 6 năm 2014.

21. Quốc hội CHXHCN Việt Nam, 2013. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Hà Nội, tháng 11 năm 2013.

22. Vũ Khánh Toàn, 2010. Bám sát mục tiêu kiểm toán, xác định cụ thể nội dung từng cuộc kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán và rút

ngắn thời gian phát hành Báo cáo kiểm toán. Tạp chí kiểm toán, số 112,

85

23. Vũ Khánh Toàn, 2012. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng

kiểm toán lĩnh vực chi đầu tư XDCB các địa phương do Kiểm toán Nhà nước khu vực I thực hiện. Hà Nội, tháng 4 năm 2012.

24. Kiểm toán Nhà nước Khu vực I, Báo cáo kiểm toán Ngân sách, tiền và

tài sản nhà nước, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013. Hà Nội, tháng 7 năm 2014.

25. Nguyễn Anh Tú, 2013. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng

kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án đầu tư đường giao thông nhóm A do kiểm toán nhà nước thực hiện. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học

Kinh tế quốc dân Hà Nội.

26. Thịnh Văn Vinh và Mai Vinh, 2012. Giáo trình kiểm toán Đầu tư xây

dựng cơ bản và Ngân sách. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

27. Mai Vinh, 2008. Hoàn thiện nội dung, quy trình kiểm toán đầu tư xây

dựng cơ bản trong kiểm toán ngân sách nhà nước. Hà Nội: Nhà xuất

PHỤ LỤC

Bảng 1.1: Bảng phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

STT LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ I Nhóm A 1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.

Không kể mức vốn

2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp

Không kể mức vốn

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở

Trên 1.500 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

Trên 1.000 tỷ đồng

5

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

Trên 700 tỷ đồng

6 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác

Trên 500 tỷ đồng

(trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

II Nhóm B

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

Từ 75 đến 1.500 tỷ đồng

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II - 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

Từ 50 đến 1.000 tỷ đồng

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

Từ 40 đến

700 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Từ 30 đến 500 tỷ đồng

III Nhóm C

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường

Dưới 75 tỷ đồng

sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm III - 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

Dưới 50 tỷ đồng

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

Dưới 40 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Dưới 30 tỷ đồng

Biểu 3.1: Một số thông tin KBNN tỉnh cấp

(Nguồn: Báo cáo Phục vụ công tác khảo sát kiểm toán NS, tiền và Tài sản Nhà nước năm 2011 tỉnh Vĩnh Phúc- KTNN KV I)

KHO BẠC NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KBNN VĨNH PHÚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SỐ LIỆU CHO ĐOÀN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VỀ KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN CHI ĐTXDCB

NĂM 2011 1 - Số liệu tổng hợp quyết toán vốn đầu tư năm 2011 :

- Kế hoạch vốn :

+ Nguồn vốn XDCBTT năm trước được phép kéo dài: 50.764 triệu đồng + Nguồn vốn CTMT năm trước được phép kéo dài : 722 triệu đồng + Nguồn vốn XDCBTT năm 2011 : 3.529.776 triệu đồng

+ Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi năm 2011: 25.000 triệu đồng + Nguồn vốn CTMT năm 2011 : 67.1 triệu đồng

- Tổng hợp quyết toán :

+ Nguồn vốn XDCBTT năm trước được phép kéo dài: 24.901 triệu đồng + Nguồn vốn CTMT năm trước được phép kéo dài : 473 triệu đồng + Nguồn vốn XDCBTT năm 2011: 1.685.352 triệu đồng

+ Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi năm 2011: 19.900 triệu đồng + Nguồn vốn CTMT năm 2011 : 47.860 triệu đồng

+ Vốn XDCB tập trung tạm ứng năm trước chuyển sang quyết toán năm 2011 : 388.113 triệu đồng

+ Vốn vay KBNN tạm ứng năm trước chuyển sang quyết toán năm 2011 : 24.769 triệu đồng

+ Vốn vay quỹ tín dụng tạm ứng năm trước chuyển sang quyếttoán năm 2011 : 3.985 triệu đồng.

+ Vốn CTMT tạm ứng năm trước chuyển sang quyết toán năm 2011 : 19.603 triệu đồng 2 - Tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư :

- Số lượng giấy đề nghị thanh toán được thẩm tra trong năm2011 : 4.092 món

+ Tổng giá trị thẩm tra : 2.302.990 triệu đồng + Số đã từ chối thanh toán : 2.818 triệu đồng

- Số dư tạm ứng của các năm trước chuyển sang thu hồi trong năm 2011 :

+ Số thu hồi tạm ứng của nguồn vốn XDCB tập trung : 388.113 tiệu đồng/844.633 triệu đồng số dư tạm ứng năm trước chuyển sang

+ Số thu hồi tạm ứng của nguồn vốn vay KBNN : 24.769 triệu đồng/69.259 triệu đồng số dư tạm ứng năm trước chuyển sang

+ Số thu hồi tạm ứng nguồn vốn vay quỹ tín dụng : 3.985 triệu đồng/13.776 triệu đồng số dư tạm ứng năm trước chuyển sang

+ Số thu hồi tạm ứng nguồn vốn CTMT : 19.603 triệu đồng/24.740 triệu đồng số dư tạm ứng năm trước chuyển sang

3 - Tình hình quản lý đầu tư XD:

- Tổng số dự án thực hiện cấp phát thanh toán trong năm : 1.238 DA

- Tổng số dự án đã hoàn thành trong năm : 109 dự án, tổng giá trị KLHT : 282.631 triệu đồng, tổng vốn đã thanh toán : 240.256 triệu đồng

Biểu 3.2: Phụ biểu kế hoạch chi tiết về thời gian, nhân sự Đoàn kiểm toán KẾ HOẠCH CHI TIẾT VỀ THỜI GIAN, NHÂN SỰ

Danh sách Kiểm toán viên

Số hiệu thẻ KTV NN

Chức

danh Đơn vị được kiểm toán Địa điểm Thời gian kiểm toán Tổng số ngày Bắt đầu Kết thúc Tổ kiểm toán số 1/ĐTXDCB 59 03-07- 2013 30-08- 2013 Ông Phạm Văn

Lợi Chuyên viên

Tổ

trưởng Ban QLDA trạm bơm Trung Hà

Huyện Ba Vì 24 03-07- 2013 26-07- 2013 Ông Nguyễn Thái

Sơn

D0209 KTVDB

Thành viên

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới Trung Hà thay thế nhiệm vụ tưới của hồ Suối Hai- huyện Ba Vì thành phố Hà Nội

Ông Ngô Phương

Nam C0129 KTV

Thành viên

Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thuộc Sở Nông Nghiệp và PTNT

T.phố Hà Nội 18 27-07- 2013 14-08- 2013 Ông Hoàng Hồng Quân Tập sự Thành viên

- Xử lý sự cố hư hỏng kè Thanh Điềm, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Trường Đại học Lâm nghiệp Thị trấn

Xuân Mai 17

14-08- 2013

30-08- 2013

- Ký túc xá trường ĐH Lâm Nghiệp

Biểu 3.3: Giấy rút vốn đầu tư và đối chiếu số liệu với KBNN hàng năm

(Nguồn: Hồ sơ lưu trữ của Đoàn kiểm toán - KTNN KV I)

BẢNG ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU THANH QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ NĂM 2012

Tên dự án: Đường vào khu chuyển đổi mô hình canh tác huyện Thanh Oai

Chủ đầu tư: UBND huyện Thanh Oai Tình hình thanh toán vốn:

Một phần của tài liệu Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng tại địa phương của kiểm toán nhà nước luận văn ths (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)