Các nhân tố tác động trực tiếp đến công tác kiểm toán dự án ĐTXD tại địa

Một phần của tài liệu Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng tại địa phương của kiểm toán nhà nước luận văn ths (Trang 30)

ĐTXD tại địa phương

-Thứ nhất, tính độc lập:

Hoạt động của kiểm toán dự án ĐTXD là một trong các hoạt động của KTNN do đó nó cũng mang tính hoạt động độc lập. Tính độc lập trong kiểm toán được hiểu là cơ quan kiểm toán độc lập với đơn vị được kiểm toán và được bảo vệ loại trừ các ảnh hưởng từ bên ngoài trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTNN và KTV chỉ tuân thủ pháp luật, các chuẩn mực nghiệp vụ chuyên môn, có quan điểm vô tư khi thực hiện các cuộc kiểm toán, đánh giá các kết quả và công bố báo cáo kiểm toán. Nếu không có tính độc lập thì kết quả kiểm toán không tin cậy, chức năng kiểm toán không được thực thi trong đời sống xã hội nhất là đối với hoạt động kiểm toán dự án đầu tư XDCB mang nhiều yếu tố tác động đến tính độc lập này. Do vậy, tính độc lập của cơ quan kiểm toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm toán, là tiền đề cơ bản bảo đảm cho công tác kiểm toán dự án đầu tư XDCB có hiệu lực và hiệu quả.

- Thứ hai, Quan điểm của người lãnh đạo về KSCL kiểm toán dự án

ĐTXD:

Quan điểm về kiểm soát của người lãnh đạo cao cấp là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSCL kiểm toán dự án ĐTXD. Rõ ràng, người lãnh đạo cao cấp là người quyết định ban hành các chính sách và thủ tục kiểm soát. Nếu người lãnh đạo cấp cao coi

22

trọng công tác KSCL kiểm toán dự án ĐTXD thì các chính sách, quy chế và thủ tục kiểm soát thích hợp sẽ được thiết lập, duy trì; từ đó chất lượng kiểm toán dự án ĐTXD sẽ được bảo đảm. Mặt khác hoạt động KSCL kiểm toán dự án ĐTXD được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Vì vậy thái độ, năng lực của người lãnh đạo ở các cấp trực tiếp thực hiện kiểm toán và kiểm soát cũng có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng hoạt động kiểm soát ; nếu lãnh đạo các cấp coi trọng công tác kiểm soát thì các quy chế và thủ tục KSCL kiểm toán sẽ được tuân thủ một cách nghiêm túc, hoạt động kiểm toán được kiểm soát đúng đắn có hiệu quả cao và ngược lại.

- Thứ ba, Các quy định về chuẩn mực, quy trình và phương pháp kiểm toán:

Hoạt động kiểm toán dự án ĐTXD phải tuân thủ theo pháp luật và các quy định về nghiệp vụ kiểm toán như chuẩn mực, quy trình kiểm toán, phương pháp kiểm toán và các quy chế hoạt động của cơ quan KTNN. Các quy định này là hệ thống các nguyên tắc, yêu cầu, quy định, chỉ dẫn nghiệp vụ kiểm toán cho kiểm toán viên, là căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm toán, đồng thời cũng là căn cứ để KSCL kiểm toán. Do vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiểm toán dự án ĐTXD. Hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán, phương pháp kiểm toán, các quy chế hoạt động kiểm toán đầy đủ là cơ sở để tạo nề nếp trong quản lý cũng như thực hiện kiểm toán và KSCL kiểm toán, bảo đảm chất lượng kiểm toán.

- Thứ tư, Quy chế, thủ tục và hoạt động KSCLKT:

Kiểm tra, kiểm soát là một chức năng của quản lý, đối với hoạt động kiểm toán thì chức năng này càng phải được coi trọng hơn nhằm ngăn chặn những biểu hiện sai trái, không khách quan, vô tư trong quá trình kiểm toán

23

… làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kiểm toán. INTOSAI rất đề cao việc kiểm tra, KSCL kiểm toán ở từng cấp và mỗi giai đoạn kiểm toán. Trong nhóm chuẩn mực thực hành đã ghi rõ : “Công việc của kiểm toán viên ở mỗi cấp và mỗi giai đoạn kiểm toán phải được giám sát một cách đúng đắn trong quá trình kiểm toán và các công việc được thể hiện bằng văn bản phải được một kiểm toán viên cấp cao hơn của cơ quan kiểm toán kiểm tra lại”

Để bảo đảm chất lượng kiểm toán, KTNN cần phải có quy chế công khai, cụ thể việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán theo từng cấp, từng giai đoạn cũng như trách nhiệm của mỗi kiểm toán viên, cán bộ quản lý trong công tác kiểm toán.

- Thứ năm, Đạo đức nghề nghiệp và trình độ, năng lực của KTV:

KTV là một trong những nhân tố quyết định chất lượng kiểm toán. KTV nhà nước phải có trình độ, năng lực nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt, tuân thủ các chuẩn mực độc lập, khách quan, chính trực, thận trọng và bảo mật, đặc biệt phải có kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực được đào tạo.

Luật Đạo đức nghề nghiệp của INTOSAI đòi hỏi cao về mặt đạo đức đối với cơ quan KTNN và kiểm toán viên. Đạo đức của cơ quan KTNN thể hiện ở sự tín nhiệm và tin cậy của người quan tâm đối với cơ quan kiểm toán và hoạt động kiểm toán. Tất cả các công việc do cơ quan KTNN thực hiện phải có quy định về đạo đức nghề nghiệp bao trùm và phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quốc hội, sự đánh giá của công chúng đối với tính đúng đắn và kiểm tra đối chiếu với luật nghề nghiệp.

Đối với kiểm toán viên đạo đức nghề nghiệp được thể hiện ở tính độc lập, chính trực, khách quan, thận trọng và bảo mật, trình độ và năng lực.

24

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Định hướng phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể và kết hợp các phương pháp này để phân tích thực trạng trong công tác kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương do Kiểm toán Nhà nước khu vực I phụ trách kiểm toán trong những năm gần đây, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của cuộc kiểm toán dự án đầu tư XDCB ở địa phương trong các năm tiếp theo.

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: + Xác định tiêu thức để phân chia.

+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.

+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.

25

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

2.1.2 Phương pháp diễn giải

Đó là phương pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận để tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, cái trùng hợp cụ thể trong sự vận động của đối tượng.

Phương pháp diễn giải nhờ vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong những bộ môn khoa học thiên về nghiên cứu lý thuyết, ở đây người ta đưa ra những tiền đề, giả thuyết, và bằng những suy diễn lôgic để rút ra những kết luận, định lý, công thức.

Quy nạp và diễn giải là hai phương pháp nghiên cứu theo chiều ngược nhau song liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nhờ có những kết quả nghiên cứu theo phương pháp quy nạp trước đó mà việc nghiên cứu có thể tiếp tục, phát triển theo phương pháp diễn giải. Phương pháp diễn giải, do vậy mở rộng giá trị của những kết luận quy nạp vào việc nghiên cứu đối tượng.

26

2.1.3. Phương pháp lôgíc

Phương pháp lôgíc nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm mục đích vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng.

Do đó phương pháp lôgíc có những đặc điểm sau:

+ Phương pháp lôgíc nhằm đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp lại của các hiện tượng. Muốn vậy, nó phải đi vào nhiều hiện tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp… để tìm ra bản chất của hiện tượng.

+ Nếu phương pháp lịch sử đi sâu vào cả những bước đường quanh co, thụt lùi tạm thời của lịch sử, thì phương pháp lôgíc lại có thể bỏ qua những

bước đường đó, mà chỉ nắm lấy bước phát triển tất yếu của nó, nắm lấy cái xương sống phát triển của nó, tức là nắm lấy quy luật của nó. Như Anghen đã nói: lôgíc không phải là sự phản ánh lịch sử một cách đơn thuần, mà là sự

phản ánh đã được uốn nắn lại nhưng uốn nắn theo quy luật mà bản thân quá trình lịch sử đem lại.

Nhờ những đặc điểm đó mà phương pháp lôgíc có những khả năng riêng là:

+ Phương pháp lôgíc giúp chúng ta nhìn nhận ra cái mới. Bởi vì, lôgíc là sự phản ánh của thế giới khách quan vào ý thức con người, mà thế giới khách quan thì không ngừng phát triển, cái mới luôn luôn nảy sinh. Do luôn luôn chú ý đến cái phổ biến, cái bản chất mà tư duy lôgíc dễ nhìn thấy những bước phát triển nhảy vọt và thấy cái mới đang nảy sinh và phát triển như thế nào. Đặc điểm của cái mới là nó khác về chất với cái cũ. Mặc dù là hình thức thì chưa thay đổi, nhưng chất mới đã nảy sinh.

+ Do thấy được mầm mống của cái mới mà phương pháp lôgíc có thể giúp ta thấy được hướng đi của lịch sử, nhằm chỉ đạo thực tiễn, cải tạo thế giới.

+ Phương pháp lôgíc còn có ưu điểm là giúp chúng ta tác động tích cực vào hiện thực, nhằm tái sản sinh ra lịch sử ở một trình độ cao hơn, nghĩa là

27

chủ động cải tạo, cải biến lịch sử, nhờ đó nắm được những quy luật khách quan đó.

2.2. Cách thức thực hiện

Để đạt được mục tiêu đề ra, Luận văn đã sử dụng kết hợp phương pháp trên tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng, kết hợp với các quy định của KTNN về việc tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán, hệ thống chuẩn mực và các tài liệu tham khảo khác cùng kinh nghiệm bản thân để mô tả và phân tích đặc điểm cuộc kiểm toán dự án ĐTXD tại địa phương. Trên cơ sở tổng hợp những tồn tại, hạn chế cũng như kết quả kiểm toán của KTNN khu vực I, từ đó khái quát và đánh giá thực trạng các bước của cuộc kiểm toán dự án ĐTXD tại các địa phương nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát và nêu ra được một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng kiểm toán.

Dựa trên những kết quả kiểm toán cụ thể, tác giả thống kê và tổng hợp số liệu và tình hình kiểm toán dự án ĐTXD thể hiện trong các BCKT do KTNN Khu vực I thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2014. Thực hiện so sánh và phân tích số liệu để khái quát lên thực trạng kết quả kiểm toán và nêu ra một số vấn đề còn tồn tại từ kết quả phân tích. Qua đó, tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán.

Các bước thực hiện nghiên cứu:

Bước 1: Đặt câu hỏi nghiên cứu, từ đó tác giả xây dựng đề cương của đề tài và xin ý kiến chỉnh sửa của giảng viên hướng dẫn.

Bước 2: Sau khi có được đề cương được giảng viên hướng dẫn duyệt, tác giả tiến hành:

- Thu thập thông tin

+ Thu thập các tài liệu về Luật KTNN, hệ thống chuẩn mực KTNN, quy trình KTNN, quy chế tổ chức và hoạt động của KTNN, quy chế tổ chức

28

và hoạt động của Đoàn kiểm toán và quy trình kiểm toán dự án đầu tư để nghiên cứu, đối chiếu;

+ Một số hồ sơ, tài liệu lưu đoàn kiểm toán dự án đầu tư XDCB thuộc Ngân sách địa phương do KTNN Khu vực I thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2014.

+ Khai thác trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến kiểm toán đường giao thông;

+ Sử dụng các bài viết trên Tạp chí, các Đề tài khoa học, các nghiên cứu trước đây có liên qua đến kiểm toán lĩnh vực đầu tư XDCB;

+ Các Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2011, 2012; 2013; 2014;

+ Một số báo cáo đánh giá kết quả kiểm toán đầu tư XDCB của KTNN.

- Cách thức thu thập các nhân tố tác động trực tiếp đến công tác kiểm toán ĐTXD để thực hiện đề tài:

Từ việc tổng hợp từ các tài liệu thu thập được này học viên phân chia các đối tượng tác động đến chất lượng của cuộc kiểm toán theo từng giai đoạn của cuộc kiểm toán bao gồm: giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn lập và gửi Báo cáo kiểm toán, giai đoạn kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Các đối tượng được tổng hợp nếu có tính chất chung nhất xảy ra một cách thường xuyên nhất được học viên nhóm vào nhóm đối tượng tác động, từ đó sử dung phương pháp diễn giải để trình bày các nhóm đối tượng như nhóm đối tượng liên qua đến quy trình kiểm toán, nhóm đối tượng liên quan đến kiểm soát chất lượng, nhóm đối tượng liên quan đến đạo đức nghề nghiệp và năng lực trình độ của kiểm toán viên…

Bằng kinh nghiệm và thực tiễn bản thân qua các cuộc kiểm toán thực hiện học viên phân tích đưa ra những tồn tại hạn chế trong công tác kiểm toán

29

dự án đầu tư tại địa phương của kiểm toán nhà nước. Qua phân tích học viên đưa ra được các nguyên nhân tác động đến các nhóm đối tượng trên từ yếu tố chủ quan và khách quan…từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm toán dự án đầu tư tại địa phương của KTNN;

Từ kết quả thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá được tổng hợp lại cho kết quả cô đọng; việc tổng hợp, phải đảm bảo tính logíc, hợp lý từ những kết quả phân tích đánh giá cụ thể;

Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ các nguồn thông tin chính thức từ Báo cáo kiểm toán được công bố các năm 2011, 2012, 2013, 2014, đảm bảo độ tin cậy.

Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được tổng hợp và phân tích và xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

Bước 3: Hoàn thiện Luận văn và xin ý kiến chỉnh sửa của giảng viên hướng dẫn.

30

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ

Một phần của tài liệu Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng tại địa phương của kiểm toán nhà nước luận văn ths (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)