thực hiện kiến nghị kiểm toán. Báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán do Thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm tra ký phát hành theo sự ủy quyền của Tổng KTNN (chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra).
Các cuộc kiểm toán kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN KV cơ bản đảm bảo đúng theo trình tự quy định, tuy nhiên việc hồ sơ chứng từ nhiều lúc chưa đầy đủ và thiếu cơ sở nên khi qua KBNN không đối chiếu được số đã nộp vào NSNN.
3.3. Hạn chế công tác kiểm toán dự án ĐTXD tại địa phương của KTNN KTNN
Thứ nhất là: Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình của
KTNN chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể đối với loại hình kiểm toán hoạt động. Trong một cuộc kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình tiến hành cả ba loại hình kiểm toán (kiểm toán báo cáo tài chính; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán hoạt động). Việc này sẽ tạo ra cuộc kiểm toán hỗn hợp, không tập trung vào một nội dung nhất định nào, dẫn đến chất lượng kiểm toán không rõ nét, các đánh giá nhận xét chưa sâu. Nhất là việc đánh giá các nội dung kiểm toán tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả thể hiện trong các BCKT rất sơ sài, thiếu căn cứ và thiếu bằng chứng cụ thể và gần như nó không mang đúng tính chất kiểm toán hoạt động.
Thứ hai là: Công tác khảo sát thu thập thông tin về các dự án đầu tư
mới chỉ dừng lại ở mức thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến dự án đầu tư, thiếu những đánh giá xác đáng về dự án do đó việc lập kế hoạch kiểm toán chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV; việc lựa chọn dự án đầu tư để kiểm toán thường dựa vào tiêu chí giá trị vốn đầu tư của dự án. Hiện nay chủ yếu mới nêu được mô hình tổ chức và hoạt động của Ban QLDA, chưa đi sâu phân tích và đánh giá kỹ hệ thống kiểm soát nội bộ có tác động như thế nào đến dự án. Chưa có văn bản nào quy định rõ trách nhiệm đến cùng về các
48
thông tin thu thập và số liệu thu thập để lập báo cáo khảo sát. (Nhiều cuộc khảo sát chi tiết bỏ sót nội dung, bỏ sót số liệu dẫn tới khi thực hiện kiểm toán Đoàn kiểm toán phải trình lên lãnh đạo KTNN điều chỉnh, bổ sung vì có những vấn đề trong quá trình khảo sát bỏ sót, chưa đề cập...).
Thứ ba là: KTNN chưa xây dựng được các phương pháp chọn mẫu
kiểm toán phù hợp với từng phần hành công việc trong kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án đầu tư mà thường chỉ chọn mẫu những công việc có giá trị lớn hơn 10trđ hoặc theo tỷ lệ % (Biểu 3.5 - Phụ Lục) nên không xác định được mẫu cụ thể dẫn đến công tác kiểm toán mất nhiều thời gian, không trọng tâm, trọng yếu làm ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm toán đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro kiểm toán khi mà các KTV không kiểm tra hết các đầu mục công việc đã chọn.
Thứ bốn là: KTNN thay khái niệm “trọng yếu kiểm toán” và dùng
khái niệm “trọng tâm kiểm toán” là chưa thực sự phù hợp vì hiện nay kiểm
toán dự án đầu tư xây dựng công trình của KTNN đang tập trung vào nội dung chính là kiểm toán báo cáo quyết toán nên việc xác định trọng yếu kiểm toán vẫn rất cần thiết. Trọng yếu là một khái niệm chỉ độ lớn và cho biết mức độ sai phạm nào thì bị coi là có sai sót nghiêm trọng và cần mở rộng mẫu kiểm tra. Bởi vậy, việc không dùng khái niệm “trọng yếu kiểm toán” dẫn đến việc kết luận mẫu gặp rất nhiều khó khăn vì không biết những sai phạm được phát hiện có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính trung thực, khách quan của báo cáo quyết toán dự án đầu tư không? và có cần mở rộng mẫu kiểm tra không?...
Thứ lăm là:Việc kiểm toán nguồn vốn đầu tư chưa được chú trọng
đúng mức, qua 03 năm kiểm toán nhưng không có phát hiện sai phạm nào liên quan đến nguồn vốn đầu tư dự án của các địa phương. Trong quy trình kiểm toán chưa nêu được đầy đủ các nội dung cần kiểm toán. Nếu áp dụng quy trình hiện tại, KTV chỉ kiểm tra số vốn trong Báo cáo quyết toán và so sánh
49
với Biên bản đối chiếu với KBNN để xác nhận nguồn vốn của dự án mà chưa rà soát, phân tích kỹ dẫn đến không phát hiện được việc sử dụng nguồn không đúng mục đích, không đúng đối tượng (ví dụ như Năm 2013, KTNN có kiểm toán chuyên đề về TPCP trong đó yêu cầu tập trung đánh giá việc sử dụng vốn TPCP có đúng đối tượng, đúng quy định không và qua kết quả kiểm toán ban đầu cho thấy nhiều dự án đầu tư bằng nguồn vốn TPCP và nguồn vốn khác, nhưng khi kiến nghị đối với phần vốn thanh toán sai thuộc nguồn TPCP cho phần tăng quy mô đầu tư trong các năm 2011 và 2012 không đúng quy định thì rất khó tách giá trị là bao nhiêu).
Thứ sáu là: Việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của dự án
đầu tư (kiểm toán hoạt động) kết hợp vào cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư dự án (kiểm toán báo cáo tài chính) là chưa thực sự hợp lý. Thực tế cho thấy việc đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực của dự án đối với các dự án đầu tư thuộc NSĐP của KTNN trong những năm qua còn rất chung chung, sơ sài và thường dựa trên các kết quả kiểm toán chi phí đầu tư để đánh giá, chưa phân tích được cụ thể các khía cạnh kinh tế và hiệu quả mang lại của dự án (ví dụ: Biểu 3.6 – Phụ lục Dự án xây dựng khu liên hợp phát triển Phụ nữ Hà Nội theo kết quả kiểm toán năm 2014).
+ Tính kinh tế: Chỉ đánh giá việc thực hiện dự án đã để xảy ra các sai
phạm trong việc áp dụng định mức, đơn giá, tính toán sai khối lượng và thiết kế không đảm bảo làm ảnh hưởng đến tính kinh tế của dự án; chưa phân tích được mức độ tiết kiệm hoặc lãng phí trong từng nội dung và toàn dự án, chưa so sánh được tính kinh tế dựa các phương án lựa chọn dự án, giữa các phương án thiết kế hoặc lựa chọn thời điểm, giai đoạn thi công. Đối với dự án đầu tư thuộc NSĐP chưa phân tích được tính kinh tế khi trong việc lựa chọn vật liệu thay thế, lựa chọn bãi đổ thải và các biện pháp thi công; GPMB...
+ Tính hiệu quả: Gần như nội dung này KTV chỉ mới căn cứ vào Báo
50
phân tích được kết quả đầu ra so với chi phí đã đầu tư hoặc mức độ sử dụng kinh phí đầu tư so với kết quả đầu ra cho trước; đánh giá hiệu quả xã hội của dự án.
Thứ bảy là: Trong quy trình kiểm toán đầu tư dự án của KTNN có nêu
về việc kiểm tra hiện trường nhưng chưa có quy trình và quy định cụ thể về kiểm tra hiện trường. Kiểm tra hiện trường là một trong những khâu rất quan trọng để đánh giá thực trạng cũng như chất lượng công trình. Hiện nay, việc kiểm tra hiện trường chủ yếu dựa vào đề xuất của KTV mà không tuân theo bất kỳ quy trình kiểm tra nào cả. Việc lấy mẫu kiểm tra và số lượng mẫu như nào, quy trình kiểm tra ra sao... toàn bộ là do KTV quyết định dẫn tới tình trang không thể giám sát được quá trình kiểm tra và chất lượng kiểm tra hiện trường ra sao. Nhiều cuộc kiểm tra hiện trường đã được tiến hành nhưng qua trình kiểm tra không tuân theo quy trình nghiệm thu, lấy không đủ mẫu, hoặc chỉ quan sát bằng mắt thường nên khi kết luận thường mang tính quy nạp chủ quan và không đủ cơ sở để kết luận chắc chắn. Vì vậy, kết quả của việc kiểm tra hiện trường thường rất ít, thường chỉ là kết quả của việc đo cự ly vận chuyển đổ thải. Những kết quả đưa ra hoặc không đưa ra của KTV sau khi đi hiện trường thường rất khó kiểm soát vì nó không có những bằng chứng cụ
thể, số liệu đầy đủ để có thể kiểm tra lại.
Thứ tám là: Trong Khoản đ Điều 22 Quy trình kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình của KTNN có nêu “Đối với những công việc đòi hỏi
chuyên môn sâu có thể thuê các phương tiện kỹ thuật hoặc thuê chuyên gia sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo KTNN”. Tuy nhiên, đến nay chưa có cuộc kiểm toán nào thuê chuyên gia và thuê các phương tiện kỹ thuật để kiểm tra chất lượng công trình bởi vì quy định này chưa được cụ thể hóa. Đây cũng cho thấy việc lồng ghép giữa kiểm toán báo cáo quyết toán và kiểm toán hoạt động vào một tỏ ra thiếu hiệu quả vì thời gian tập trung vào kiểm toán báo
51
cáo quyết toán quá nhiều dẫn tới việc đi hiện trường kiểm tra chỉ được lập vào giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán nên không còn thời gian lập dự toán và trình phê duyệt kế hoạch thuê chuyên gia và máy móc thiết bị kỹ thuật.