Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm toán dự án ĐTXD

Một phần của tài liệu Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng tại địa phương của kiểm toán nhà nước luận văn ths (Trang 60)

án ĐTXD tại địa phương

a. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Công tác khảo sát:

Thứ nhất là: Cách thức khảo sát năm hiện tại đang chia nhỏ ra cho các

phòng nghiệp vụ phụ trách từng đối tượng kiểm toán và sau khi khảo sát các phòng nghiệp vụ đề xuất những dự án đưa vào kế hoạch kiểm toán. Việc đó trên lý thuyết thì rất thuận lợi vì: Các phòng nghiệp vụ chuyên theo dõi từng đối tượng nên tiện liên hệ và nắm bắt được thông tin về các dự án diễn biến qua từng năm của các tỉnh thành phố. Nhưng thực tế do các KTV đi thực hiện khảo sát không cố định và việc khảo sát thường đan xen trong các cuộc kiểm toán nên các thông tin về dự án của các tỉnh, thành phố không được lưu giữ một cách khoa học và có tính kế thừa vì vậy thông tin các cuộc khảo sát thường không đầy đủ, thiếu chính xác dẫn đến lựa chọn dự án kiểm toán qua các năm thường mất thời gian và khó đưa ra được các tiêu trí, trọng tâm, trọng điểm, trọng yếu kiểm toán và những rủi ro trong kiểm toán dự án được kiểm toán...

Thứ hai là: Thời gian khảo sát thường vào dịp đầu năm (giữa Tết

dương lịch và Tết Nguyên đán) hoặc bố trí đan xen giữa các đợt kiểm toán dẫn tới chất lượng khảo sát bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Thứ ba là: Công tác khảo sát là một khâu quan trọng, nó quyết định

chất lượng của một cuộc kiểm toán nhưng chưa có văn bản nào quy định rõ trách nhiệm đến cùng về các thông tin thu thập và số liệu thu thập để lập báo cáo khảo sát và Kế hoạch kiểm toán dẫn tới xem nhẹ việc khảo sát thu thập thông tin về dự án.

52

Kế hoạch kiểm toán:

Thứ nhất là: KTV khi tiến hành khảo sát ít có điều kiện tiếp cận, tìm

hiểu chi tiết về các dự án đầu tư (thời gian chỉ có 01 - 02 ngày làm việc trực tiếp). Cơ chế phối hợp giữa KTNN và các đơn vị được kiểm toán, đặc biệt là các Ban QLDA chuyên trách rất hạn chế (nhiều khi Ban QLDA kém hợp tác dẫn đến việc thu thập thông tin rất khó khăn trong khi thời gian có hạn).

Thứ hai là: Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các KTV

tham gia kiểm toán các dự án chưa được tổ chức thực hiện thường xuyên nhưng do mỗi dự án đầu tư có một qui mô, đặc điểm, tính chất khác nhau nên việc tập huấn chuyên môn còn mang tính hình thức, chất lượng và hiệu quả mang lại rất ít.

Thứ ba là: Trình độ năng lực KTV lập kế hoạch kiểm toán còn hạn

chế, chưa bao quát được hết nội dung, phạm vi kiểm toán, chưa đánh giá kỹ được hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán; trọng tâm kiểm toán và tỷ lệ mẫu chọn ...

b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thứ nhất là: Hệ thống chuẩn mực KTNN hiện nay (ban hành theo

Quyết định số 06/2010/QĐ-KTNN ngày 09/11/2010 của KTNN) chưa được áp dụng triệt để vào trong các cuộc kiểm toán dự án đầu tư. Ví dụ: theo mục 07.3.5. Chuẩn mực 07: Kế hoạch kiểm toán hoạt động nêu có thể được thực hiện trong phạm vi toàn diện các hoạt động của đơn vị (kiểm toán tiếp cận theo “kết quả”) hoặc một hay một vài hoạt động trọng tâm của đơn vị: một chương trình, dự án, một chủ đề kiểm toán (kiểm toán tiếp cận theo “vấn đề”); do vậy, việc lập kế hoạch kiểm toán hoạt động cần được thực hiện linh hoạt và chịu sự chi phối của phạm vi và phương pháp tiếp cận kiểm toán. Kiểm toán tuân thủ thường không được thực hiện riêng biệt mà gắn liền với các mục tiêu, nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính hoặc kiểm toán hoạt động.

53

Nhưng khi các Đoàn lập kế hoạch không đưa đầy đủ nội dung theo yêu cầu về kiểm toán hoạt động dẫn đến không đánh giá đầy đủ các khía cạnh như trong Chuẩn mực 21 đã nêu, cụ thể:

+ Mục 21.3.5.1. Tính kinh tế trong quản lý và cung ứng các yếu tố nguồn lực kinh tế đầu vào cho hoạt động của đơn vị: Kết luận về tính kinh tế trong quản lý và cung ứng các yếu tố nguồn lực kinh tế đầu vào cho hoạt động của đơn vị thể hiện trên cả hai mặt: sự tiết kiệm (hay lãng phí) về mặt hiện vật và giá trị; KTV nhà nước cần đánh giá ảnh hưởng (sự tác động) của sự tiết kiệm hoặc lãng phí trong quản lý và cung ứng các yếu tố nguồn lực kinh tế đầu vào cho hoạt động của đơn vị đến việc hoàn thành các mục tiêu hoạt động của đơn vị.

+ Mục 21.3.5.2. Tính hiệu quả trong quản lý và sử dụng các nguồn lực kinh tế của đơn vị: Kết luận về tính hiệu quả trong quản lý và sử dụng các yếu tố nguồn lực kinh tế cho hoạt động của đơn vị thể hiện trên cả hai mặt: hiệu quả về mặt hiện vật và giá trị; KTV nhà nước cần đánh giá ảnh hưởng (sự tác động) của tính hiệu quả đến sự tiết kiệm hoặc lãng phí trong quản lý và sử dụng các yếu tố nguồn lực kinh tế cho hoạt động của đơn vị và sự tác động của tính hiệu quả đến việc hoàn thành các mục tiêu hoạt động của đơn vị.

+ Mục 21.3.5.3. Tính hiệu lực trong thực hiện các mục tiêu hoạt động của đơn vị: Kết luận về tính hiệu lực trong hoạt động của đơn vị thể hiện ở mức độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của đơn vị; KTV nhà nước cần đánh giá ảnh hưởng (sự tác động) của tính hiệu lực trong thực hiện mỗi mục tiêu hoạt động đến việc hoàn thành các mục tiêu có liên quan hoặc mục tiêu chung trong hoạt động của đơn vị.

Thứ hai là: Áp lực của việc hoàn thành đúng kế hoạch kiểm toán về

mặt thời gian dẫn tới việc nhiều đoàn kiểm toán kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán nhưng thực tế các công việc liên quan đến nội dung kiểm toán

54

vẫn còn kéo dài do đơn vị và KTV chưa thống nhất về kết quả kiểm toán do đó ảnh hưởng đến công tác tổng hợp, lập dự thảo BCKT.

Thứ ba là: Trong việc thực hiện thiếu quy trình kiểm tra hiện trường

dẫn tới không đánh giá được chất lượng công trình đầu tư xây dựng thuộc NSĐP mà đây là yếu tố quan trong để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả của dự án đầu tư.

Thứ bốn là: Trang thiết bị và các chế độ cho KTV làm việc tại những

vùng khó khăn, phức tạp chưa đảm bảo; công nghệ thông tin được sử dụng rất hạn chế cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.

Thứ lăm là: Trình độ năng lực KTV trong việc thực hiện kiểm toán

còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc dẫn đến kết quả đạt được không cao; một số KTV không tuân thủ theo quy chế hoạt động của Đoàn kiểm toán, không giữ gìn đạo đức nghề nghiệp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của KTNN...

c. Giai đoạn lập và gửi báo cáo kiểm toán

Thứ nhất là: Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, công tác tổng hợp lập

BCKT của các đoàn kiểm toán thường bị chậm do một cuộc kiểm toán dự án đầu tư có nhiều đầu mối nên việc tổng hợp số liệu và tình hình kiểm toán của các tổ kiểm toán kéo dài. Việc lập BCKT chủ yếu dựa trên việc tổng hợp số liệu, nội dung từ các biên bản kiểm toán nên việc đánh giá chung về toàn bộ các dự án là rất hạn chế.

Thứ hai là: Có quá nhiều Vụ chức năng tham gia thẩm định một

BCKT nhưng chỉ có Vụ Tổng hợp theo dõi phát hành dẫn đến việc thiếu kiểm soát khi phát hành và nhiều BCKT phát hành nhưng trong vẫn còn lỗi nghiêm trọng. Việc tiếp thu ý kiến của các đơn vị chức năng về thể thức, nội dung BCKT chưa thật sự cầu thị, mang tâm lý của người bị kiểm tra dẫn đến sửa BCKT một cách đối phó làm ảnh hưởng đến chất lượng BCKT.

55

d. Kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán của đơn vị

Thứ nhất là: Thời gian hạn chế.

Thứ hai là: Chưa kiểm tra triệt để (kiểm tra đến khi đơn vị thực hiện

100% kiến nghị kiểm toán; nếu không thực hiện phải có nguyên nhân cụ thể). 3.5. Một số kết quả kiểm toán lĩnh vực ĐTXD do KTNN khu vực I thực hiện (2011-2014)

Trong 04 năm (2011-2014), KTNN khu vực I thực hiện kiểm toán lĩnh vực đầu tư XDCB tại 14 cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP. Các Đoàn kiểm toán của KTNN khu vực I đã kiến nghị xử lý tài chính 626,6 tỷ đồng, trong đó: thu nộp vào NSNN 79,5 tỷ đồng; giảm thanh toán cấp phát 186,7 tỷ đồng; xử lý tài chính khác (giảm giá trúng thầu, hoàn trả nguồn vốn do sử dụng sai mục đích...) số tiền lên đến 336,3 tỷ đồng.

56

Biểu 3.1:Tổng hợp kết quả kiểm toán của KTNN KVI từ 2011-2014

Đơn vị: Triệu đồng

STT Đơn vị được kiểm

toán Tổng số

Thu hồi nộp NSNN

Giảm thanh toán NSNN các khoản đề

nghị quyết toán sai chế độ

Giảm thanh toán NSNN các khoản đề nghị quyết toán không đủ thủ tục Giảm giá trị trúng thầu Các khoản giảm chi khác I Năm 2011 94,855,600 30,651,924 26,277,347 12,027,275 17,646,649 8,252,358 1 Tỉnh Thái Bình 27,275,981 883,116 3,508,343 11,253,242 9,703,835 1,927,445 2 Tỉnh Hưng Yên 4,337,919 113,080 706,255 265,892 3,252,693 3 Tỉnh Bắc Ninh 17,706,278 14,876,967 2,829,311 4 Tỉnh Hòa Bình 4,023,626 1,543,507 1,971,978 508,141 5 Thành Phố Hà Nội 41,511,747 13,235,254 17,261,460 4,690,121 6,324,913 II Năm 2012 97,065,589 8,133,186 24,497,569 11,833,286 42,338,095 10,263,452 1 Thành Phố Hà Nội 54,338,286 6,138,666 14,055,636 11,833,286 12,047,246 10,263,452 2 Tỉnh Hà Nam 28,131,196 1,619,898 7,754,685 18,756,613 3 Tỉnh Vĩnh Phúc 14,596,107 374,622 2,687,248 11,534,237 III Năm 2013 307,116,990 21,799,086 77,476,590 155,933,695 51,907,619 - 1 Tỉnh Bắc Ninh 49,587,623 10,271,722 21,432,582 17,883,318 2 Tỉnh Hòa Bình 25,135,890 5,866,092 4,498,373 13,094,419 1,677,006 3 Thành Phố Hà Nội 232,393,477 5,661,272 51,545,635 142,839,276 32,347,294 IV Năm 2014 127,556,842 18,922,366 58,498,028 - 50,136,448 - 1 Tỉnh Vĩnh Phúc 49,283,475 6,478,121 17,729,936 25,075,418 2 Tỉnh Hà Nam 17,360,316 872,350 10,252,735 6,235,230 17,360,316 3 Thành Phố Hà Nội 60,913,053 11,571,895 30,515,357 18,825,800 Tổng cộng 626,595,020 79,506,562 186,749,534 179,794,255 162,028,811 18,515,809

57

Qua bảng số liệu trên cho thấy kết quả kiểm toán dự án đầu tư tăng dần qua các năm và đặc biệt là tăng đột biến vào năm 2013 và chủ yếu là tăng đột biến ở thành phố Hà Nội, sự tăng đột biến này có rất nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Trong những năm 2010, kiểm toán nhà nước liên tục tuyển dụng các cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản từ bên ngoài vào;

- Kế hoạch của kiểm toán năm 2013 có nhiều thay đổi tập trung chủ yếu vào các dự án mang tính trọng điểm tập trung ở thành phố Hà Nội;

- Kiểm toán bước đầu lồng ghép loại hình kiểm toán hoạt động cùng với kiểm toán tuân thủ do đó tập trung nhiều vào công tác đánh giá số liệu kiểm toán cụ thể đó là những số liệu mang tính chất thanh toán chưa đảm bảo căn cứ theo quy định…

58 CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐTXD TẠI ĐỊA PHƯƠNG

4.1 Một số quan điểm và định hướng phát triển Kiểm toán Nhà nước nước

4.1.1 Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đến năm 2020 phải quán triệt các quan điểm sau 2020 phải quán triệt các quan điểm sau

- Phát triển KTNN thành công cụ trọng yếu và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước; hỗ trợ, phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của các địa phương.

- Phát triển KTNN đảm bảo quán triệt và phù hợp các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; tuân thủ quy định của hệ thống pháp luật của Nhà nước và đảm bảo tính độc lập đối với hoạt động kiểm toán nhà nước nhằm thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của KTNN theo quy định của pháp luật, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước trong công cuộc đổi mới;

- Phát triển KTNN phải đảm bảo quán triệt quan điểm cải cách hành chính nói chung, cải cách tài chính công nói riêng, xác định cho được quy mô hợp lý trong từng thời kỳ đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Từng bước xây dựng cơ quan KTNN chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển hợp lý về số lượng hợp lý và nâng cao về chất lượng, hết sức coi trọng về chất lượng, tinh gọn về bộ máy, tiết kiệm kinh phí, hoạt động hiệu quả. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý và hoạt động kiểm toán;

59

-Nhà nước có chính sách ưu tiên thích đáng các nguồn lực cần thiết cho tổ chức bộ máy và hoạt động của KTNN, chính sách đầu tư phát triển công nghệ thông tin, chính sách hỗ trợ đào tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;

- Phát triển KTNN phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

4.1.2 Mục tiêu phát triển KTNN đến năm 2020

Để bảo đảm yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, mục tiêu phát triển

KTNN đến năm 2020 là "Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý,

chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xây dựng KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”.

4.1.3 Nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 2020

* Hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cho tổ chức và hoạt động của KTNN

- Nghiên cứu, đề xuất bổ sung trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thời điểm thích hợp một số điều khoản quy định (như Luật KTNN) về vị trí pháp lý, tính độc lập của cơ quan KTNN; và thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng KTNN;

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức Chính phủ liên quan đến KTNN nhằm khẳng định KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

60

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản để cụ thể hoá Luật KTNN:

+ Nghiên cứu ban hành cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế trước khi bổ nhiệm và mãn nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo và các nhiệm vụ khác để phù hợp với vai trò và trách nhiệm của KTNN trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế tài đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc không thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ theo quy định của Luật KTNN, nhất là thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán;

+ Xây dựng cơ chế sử dụng đội ngũ cộng tác viên và chế độ uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán một số đối tượng kiểm toán thuộc phạm vi của KTNN; quy định về trưng cầu giám định chuyên môn phục vụ công tác kiểm toán.

- Rà soát quy định về KTNN trong các luật, các văn bản có liên quan để bổ sung, sửa đổi nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ các quy định về tổ

Một phần của tài liệu Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng tại địa phương của kiểm toán nhà nước luận văn ths (Trang 60)