Nội dung kiểm toán dự án ĐTXD tại các địa phương

Một phần của tài liệu Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng tại địa phương của kiểm toán nhà nước luận văn ths (Trang 25)

Kiểm toán dự án đầu tư XDCB tại các địa phương luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của KTNN. Khi thực hiện kiểm toán nói chung và kiểm toán lĩnh vực đầu tư XDCB nói riêng, các Đoàn kiểm toán phải tuân thủ các quy trình, chuẩn mực kiểm toán của ngành. Theo sự phân công nhiệm vụ hiện nay đối với lĩnh vực kiểm toán đầu tư dự án, các KTNN khu vực có 2 hình thức tổ chức kiểm toán chủ yếu: Một là, thực hiện kiểm toán chi đầu tư XDCB trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương (NSĐP); Hai là, thực hiện kiểm toán một số dự án đầu tư do UBND tỉnh, thành phố là Chủ đầu tư hoặc quyết định đầu tư và dự án khác khi được giao (kiểm toán dự án đầu tư).

Hiện nay, KTNN các khu vực tổ chức kiểm toán dự án đầu tư XDCB tại địa phương chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:

- Đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB theo các nội dung: tình hình triển khai dự án, khối lượng hoàn thành; nhận xét tình hình giải ngân theo kế hoạch vốn, tình hình chấp hành nguyên tắc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB;

- Đánh giá việc tuân thủ trình tự, thủ tục đầu tư XDCB; Luật Đấu thầu; chấp hành quy định khác;

- Đánh giá việc quản lý và cấp phát vốn đầu tư thực hiện cho các dự án; công tác quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB; việc thẩm định phiếu giá, hồ sơ thanh toán; đánh giá về việc lập, thẩm tra, phê duyệt, quyết toán vốn đầu tư; đánh giá công tác tổ chức quản lý dự án, công tác ký kết hợp đồng, giám sát, chỉ đạo thi công; nghiệm thu thanh toán.

Các nội dung cụ thể trong kiểm toán dự án đầu tư XDCB ở địa phương như sau:

17

* Kiểm toán tính tuân thủ qui chế quản lý đầu tư và xây dựng Quá trình tạo ra sản phẩm của dự án là những công trình hay hạng mục công trình XDCB không giống như các ngành khác, vì đây là sản phẩm rất phức tạp có giá trị lớn, thời gian thi công lâu, việc quản lý quá trình thi công dự án, công trình liên quan đến rất nhiều ngành nghề khác nhau. Mặt khác, đối với những dự án công trình sử dụng vốn Nhà nước, do quản lý có liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau nên dễ làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, gian lận và sai sót. Vì vậy, việc quản lý và kiểm soát đúng trình tự, đúng qui định… mới đảm bảo dự án, công trình hiệu quả, chất lượng.

Kiểm toán tuân thủ trong quản lý đầu tư xây dựng thương bao gồm các nội dung: Kiểm toán về việc chấp hành trình tự, thủ tục trong đầu tư xây dựng cơ bản và kiểm toán tuân thủ về chế độ kết toán và hệ thống báo cáo kế toán của đơn vị chủ đầu tư.

Việc chấp hành các qui định và thực hiện về trách nhiệm của các bộ phận tham gia quản lý đầu tư xây dựng có thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ và đúng quyền hạn hay không, trước hết là chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các đơn vị thiết kế, lập dự toán, đơn vị cấp phát vốn,…

* Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình

Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình đây là một loại đặc thù của kiểm toán báo cáo tài chính. Nếu không tính đến sự lặp đi lặp lại của chu kỳ sản xuất kinh doanh thì việc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư và công trình giống như kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp. Mặt khác kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình còn khác ở việc chấp hành và tuân thủ về định mức, dự toán và khối lượng trong thiết kế kỹ thuật và quá trình kiểm soát bởi các cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước và các cơ quan chuyên môn có liên quan.

18

Nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

Một là, Kiểm toán về nguồn vốn đầu tư: Trong XDCB mỗi dự án, công

trình có thể được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Vì vậy, kiểm toán nguồn vốn đầu tư phải được tiến hành theo từng công trình và hạng mục công trình. Khi thực hiện kiểm toán nguồn vốn của dự án đầu tư XDCB tại địa phương phải kiểm toán cả số đã đầu tư, số đã cấp phát, đã thực hiện, số chưa cấp phát, chưa thanh toán và số chưa sử dụng. Việc kiểm toán phải tiến hành ở cả đơn vị chủ đầu tư và đối chiếu với số của cơ quan tài chính địa phương

và kho bạc nhà nước tại địa phương.

Hai là, kiểm toán chi phí đầu tư XDCB thông qua kiểm toán giá trị

khối lượng xây lắp hoàn thành. Chi phí đầu tư hay giá trị khối lượng xây lắp được tạo thành từ khối lượng, định mức, đơn giá khu vực, tỉ lệ chi phí chung, lợi nhuận định mức…

19

Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện thông qua sơ đồ:

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu vốn đầu tư

Ba là, Kiểm toán vốn bằng tiền: Mối chủ đầu tư và bản quản lý dự án

khi hoạt động cũng cần phải có một lượng tiền nhất định tại đơn vị mình. Việc chi tiêu, sử dụng, quản lý phải tuân theo chế độ qui định và dự toán được duyệt. Định kỳ phải có sự kiểm tra, đối chiếu với kho bạc, cơ quan tài chính và có biện pháp xử lý chênh lệch.

Loại tính vào giá trị công trình

Loại không tính vào giá trị công

trình Tổng số vốn đầu tư Vốn thiết bị phải lắp đặt Vốn lắp đặt Vốn thiết bị không phải lắp đặt Vốn xây dựng Vốn XDCB khác TSCĐ là máy móc thiết bị phải lắp đặt TSCĐ là máy móc thiết bị không phải

lắp đặt Tạo thành tài sản lưu động Duyệt bỏ TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc

20

Bốn là, Kiểm toán vật tư thiết bị: Đối với dự án, công trình công

nghiệp, khi tiến hành xây dựng thường có các loại vật tư và thiết bị. Vật tư để tiến hành phục vụ cho quá trình chuẩn bị sản xuất hoặc những vật tư còn tồn đọng chưa sử dụng hết của chủ đầu tư. Thiết bị dùng để phục vụ cho quá tình sản xuất sau này, kể cả các loại thiết bị cần lắp hay không cần lắp. Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, các thiết bị này đểu phải được kiểm toán theo từng đối tượng TSCĐ, từng loại vật tư, thiết bị, kể cả giá mua và các chi phí khác phải tuân theo qui định và dự toán được duyệt.

Năm là, Kiểm toán TSCĐ: Khi kiểm toán TSCĐ ở đây không phải chỉ

có TSCĐ sử dụng cho đơn vị chủ đầu tư mà còn là TSCĐ được hình thành qua đầu tư để bàn giao cho đơn vị sử dụng. Các TSCĐ này khi kiểm toán phải tuân theo từng đối tượng tài sản bàn giao cho đơn vị sử dụng, kể cả những TSCĐ bàn giao cho các đơn vị khác sử dụng. Riêng những TSCĐ phục vụ cho việc quản lý thi công của chủ đầu tư thì phải kiểm toán xác định chính xác về nguyên giá, giá trị còn lịa để có biện pháp xử lý, thu hồi hoặc giảm chi phí đầu tư cho công trình.

Sáu là, Kiểm toán công nợ: Công nợ của chủ đầu tư, ban quản lý dự án

gồm hai nội dung:

-Thứ nhất: Công nợ của chủ đầu tư đã thanh toán chi trả xong trước khi quyết toán. Mặc dù công nợ này đã được giải quyết và được phản ánh kết quả trên báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành những việc thanh toán có đúng theo qui định của Nhà nước, theo từng công trình và đúng

khối lượng thực tế hay không cũng cần phải được kiểm toán.

-Thứ hai: Công nợ khi lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành chưa được giải quyết đang còn phải thu, phải trả. Loại công nợ

21

này tiếp tục kiểm toán nhằm xác định rõ về từng khoản công nợ, từng chủ nợ, đúng mức độ, đúng đối tượng, đúng thực tế và có biện pháp xử lý tiếp theo,

chuyển nợ cho các bên liên quan tiếp tục thu nợ và thanh toán trả nợ sau này.

Một phần của tài liệu Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng tại địa phương của kiểm toán nhà nước luận văn ths (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)