Nhóm giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng tại địa phương của kiểm toán nhà nước luận văn ths (Trang 85)

dung như:

+ Công tác khảo sát trong quy trình: Cần thay đổi cách thức khảo sát, thu thập thông tin để lập kế hoạch kiểm toán tổng quát; nên tăng thêm thời gian khảo sát tại đơn vị được kiểm toán, thực hiện xem xét, đánh giá (kiểm toán tổng hợp sơ bộ) tình hình số liệu quyết toán về tổng hợp cũng như chi tiết các đơn vị dự kiến sẽ kiểm toán và đánh giá rõ những điểm mạnh và yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ quan tài chính tổng hợp, trên cơ sở đó việc xác định trọng yếu, nội dung và mục tiêu kiểm toán sẽ được gắn liền với các số liệu và tình hình cụ thể và sát hợp với thực tế của đơn vị được kiểm toán;

+ Về kế hoạch chi tiết của đoàn kiểm toán: Các đoàn kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng quát và nội dung kiểm toán đã xác định trong quyết định kiểm toán, theo đúng quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn KTNN. Kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán cần xác định cụ thể, chi tiết các nội dung, mục tiêu kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán đã ghi trong thông báo kiểm toán, đặc biệt là xác định rõ các nội dung và mục tiêu kiểm toán tổng hợp tại Sở Tài chính, Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Sở Kế hoạch và đầu tư... Kế hoạch kiểm toán chi tiết này phải được phổ biến cụ thể cho từng tổ kiểm toán, từng kiểm toán viên hiểu rõ để thuận lợi cho quá trình thực hiện. KTNN cần xem xét, ban hành mẫu kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán để hướng dẫn và thống nhất trong quá trình thực hiện.

4.2.3. Nhóm giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán toán

Tổ chức đoàn, tổ kiểm toán phải gắn với phân công nhiệm vụ rõ ràng, gắn trách nhiệm quản lý với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, phù hợp

77

với năng lực sở trường của KTV, đảm bảo các điều kiện để có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát hữu hiệu chất lượng hoạt động kiểm toán. Trong phạm vi nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động Đoàn kiểm toán theo hướng :

a) Đổi mới cách thức tổ chức kiểm toán lĩnh vực đầu tư XDCB độc lập với kiểm toán toán báo cáo quyết toán ngân sách.

Đối với kiểm toán ngân sách địa phương, cần nghiên cứu đổi mới theo hướng tách các đoàn kiểm toán theo chuyên đề:

- Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương, kiểm toán xác nhận tính đúng đắn, trung thực của số liệu quyết toán ngân sách địa phương để phục vụ cho việc phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư dự án theo từng lĩnh vực, tập trung kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành phục vụ cho các mục tiêu kiểm toán cụ thể.

Khi tổ chức kiểm toán NSNN theo hướng trên sẽ thu được một số kết quả như sau:

Một là, các đoàn kiểm toán ngân sách sẽ gọn nhẹ, mỗi cuộc kiểm toán

NSNN sẽ do nhiều đoàn thực hiện trong kế hoạch chung nhưng có tính độc lập; các mục tiêu kiểm toán sẽ được thực hiện tốt hơn, có các nhận xét, đánh giá chuyên sâu hơn.

Hai là, thời gian kiểm toán sẽ rút ngắn hơn, tạo điều kiện thực hiện

mục tiêu kiểm toán trước khi HĐND phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Thời gian thực hiện kiểm toán cấp ngân sách sẽ chủ động hơn, như đoàn kiểm toán xác nhận tính đúng đắn, trung thực của số liệu quyết toán được tổ chức thực hiện trước nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm toán các báo cáo quyết toán ngân sách theo Luật KTNN, còn các đoàn kiểm toán chuyên đề khác có thể thực hiện trong năm, không phụ thuộc vào niên độ ngân sách.

78

Ba là, việc tách cuộc kiểm toán ngân sách thành nhiều đoàn kiểm toán

có tính độc lập, mang tính chuyên sâu, góp phần phục vụ kịp thời yêu cầu công tác quản lý, điều hành và giám sát ngân sách của các cấp quản lý; Góp phần giúp KTNN đào tạo được đội ngũ cán bộ chuyên sâu theo nhiều lĩnh vực để hướng tới kiểm toán thường niên báo cáo quyết toán ngân sách địa phương.

b) Thực hiện đa dạng hóa loại hình kiểm toán, phương pháp kiểm toán nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý và sử dụng NSNN cho lĩnh vực đầu tư XDCB

Hiện nay, KTNN đang tập trung cho loại hình kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính trong cuộc kiểm toán NSNN, tuy nhiên để phù hợp với xu hướng phân bổ NSNN theo tiêu chí đầu ra đã đặt ra vấn đề cần đánh giá chất lượng của đầu ra đối với các đơn vị sử dụng NSNN, các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN đồng thời Chính phủ, Quốc hội cũng rất cần thông tin đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý và sử dụng NSNN. Vấn đề này đặt ra cho KTNN cần phải áp dụng kết hợp loại hình kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính và coi trọng đúng mức loại hình kiểm toán hoạt động để nâng cao hiệu quả kiểm toán NSNN, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc cung cấp thông tin phục vụ quản lý và giám sát tài chính, ngân sách của Chính phủ, Quốc hội. KTNN cần xem xét áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động trong kiểm toán lĩnh vực đầu tư XDCB nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng vốn cho đầu tư XDCB.

c) Thực hiện phương thức kiểm toán kết hợp hậu kiểm với tiền kiểm Để KTNN có thể tham gia làm tốt nhiệm vụ của mình trong quản lý chi đầu tư XDCB đòi hỏi KTNN nên tham gia ngay từ đầu và nắm bắt thông tin về quá trình xây dựng kế hoạch tài chính và kế họach đầu tư và phát triển của các địa phương trên các mặt như: được tham gia tìm hiểu, nắm thông tin về đầu tư

79

phát triển; có ý kiến đóng góp hoàn thiện các kế họach đầu tư phát triển; tham gia theo dõi và giám sát quá trình đầu tư hoặc kiểm toán từng phần của dự án đầu tư và các công việc có liên quan đến quản lý tài chính. Bên cạnh đó triển khai kiểm toán trước các dự toán dự án đầu tư xây dựng lớn nhằm thẩm định, đánh giá dự toán của dự án, xem xét tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trước khi chính thức phê duyệt dự án. Tập trung thẩm định, phản biện đối với các điều kiện về tài chính, giá cả và phương án hoàn trả vốn đầu tư...

Một phần của tài liệu Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng tại địa phương của kiểm toán nhà nước luận văn ths (Trang 85)