Các Tổ trưởng sau thời gian nghiên cứu tại đơn vị từ 01 đến 02 ngày phải lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán trình Trưởng đoàn duyệt trước khi triển khai. Sau khi kết thúc, KTV phải lập và ký Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của KTV, Tổ kiểm toán phải lập Biên bản kiểm toán tổng hợp kết quả từ các Biên bản xác nhận của các KTV trong Tổ kiểm toán và Biên bản kiểm toán là cơ sở để Đoàn kiểm toán lập BCKT đối với dự án đầu tư được kiểm toán. Việc kiểm toán dự án ĐTXD tại địa phương thực hiện cụ thể như sau:
3.2.2.1. Kiểm toán nguồn vốn đầu tư
- Các KTV căn cứ theo các văn bản quy định của Nhà nước kiểm tra tình hình giải ngân, thanh toán vốn đầu tư dựa trên chứng từ, sổ kế toán và Biên bản đối chiếu với KBNN; riêng vốn bằng ngoại tệ phải kiểm tra việc quy đổi theo tỷ giá quy định tại thời điểm phát sinh.
- Dự án đầu tư tại địa phương thường sử dụng các nguồn vốn Ngân sách tỉnh, vốn Ngân sách huyện, vốn TPCP, vốn vay, vốn huy động từ các tổ chức đóng góp... nên cần kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các nguồn vốn đầu tư đã sử dụng và kiểm tra việc quyết toán nguồn vốn đầu tư thực hiện theo niên độ ngân sách nhà nước.
- KTV sẽ thực hiện kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn có phù hợp với cơ cấu nguồn vốn xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền; có đúng đối tượng không? có sai nội dung không? Thực tế trong quá
35
trình kiểm toán cho thấy việc bố trí vốn cho nhiều dự án đầu tư không đúng với chủ trương và quy định của Nhà nước, đặc biệt là vốn NS tỉnh hỗ trợ và TPCP trong giai đoạn 2011 đến nay (thực hiện theo Nghị quyết 11 và Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ), cơ cấu vốn đầu tư không rõ giữa các nguồn vốn, việc thanh toán các nguồn vốn cho các hạng mục công trình không được tách bạch rõ ràng dẫn đến việc khi Kiểm toán xuất toán nộp NSNN các chi phí tính sai khó phân tách cho từng nguồn vốn...
Việc kiểm toán nguồn vốn trong các cuộc kiểm toán dự án đầu tư thuộc ngân sách địa phương do KTNN KV I thực hiện giai đoạn 2011 - 2013 không được coi là trọng tâm kiểm toán. Vì vậy, nhiều khi KTV chỉ kiểm tra số vốn trong Báo cáo quyết toán với Biên bản đối chiếu với KBNN (Biểu 3.3 - phụ lục) để xác nhận nguồn vốn của dự án mà không kiểm tra, phân tích kỹ việc sử dụng nguồn đó có đúng đối tượng, đúng mục đích và phù hợp với các văn bản quy định của Nhà nước không dẫn đến việc kiểm toán nguồn vốn của KTNN đối với các công trình xây dựng có lồng ghép nhiều nguồn vốn trong giai đoạn này không có phát hiện sai phạm.
3.2.2.2. Kiểm toán chi phí đầu tư của dự án đầu tư xây dựng tại địa phương a. Đối với chi phí xây lắp
KTV căn cứ Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan tiến hành kiểm tra các hồ sơ, tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp như: Các hồ sơ khảo sát, bản vẽ thiết kế, bản vẽ thiết kế thi công, hồ sơ dự toán, hồ sơ hợp đồng, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, quyết toán A - B,… theo cách thức chọn mẫu kiểm toán những khối lượng xây lắp có giá trị lớn, những phần công việc có nhiều khả năng trùng lắp; việc kiểm toán có thể kết hợp kiểm tra thực tế tại hiện trường hoặc đối chiếu với nhà cung cấp để củng cố bằng chứng kiểm toán. Dự án công trình xây dựng cơ bản ở các địa phương thường là dự án nhóm C và nhóm B, khối lượng thi công không
36
lớn, đa dạng về kích thước, mỗi dự án mang tính đặc thù riêng nên KTV cần thực hiện chọn mẫu những hạng mục, nội dung được xem là trọng tâm kiểm toán để tiến hành kiểm tra. Cụ thể:
Thứ nhất: Kiểm tra khối lượng xây lắp thể hiện trong Báo cáo quyết
toán. Việc tính toán, đo bóc khối lượng từ bản vẽ hoàn công là công tác quan trọng, các KTV cần phải có chuyên ngành kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế thi công, kinh nghiệm kiểm toán để phát hiện những sai lệch khối lượng giữa khối lượng hoàn công và khối lượng thanh toán, giữa khối lượng thiết kế, khối lượng hoàn công và khối lượng thực tế thi công. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm toán còn gặp nhiều khó khăn như đối với các công trình dạng tuyến nhất là đối với các công trình giao thông, các mặt cắt đi qua tuyến có địa hình phức tạp, khối lượng đào đắp lớn nếu không có các file bản vẽ thiết kế bằng autocad sẽ làm cho việc bóc tách khối lượng bị hạn chế; việc kiểm tra hiện trường chỉ thực hiện được với các khối lượng nổi, chưa kiểm tra kiểm soát được đối với các khối lượng chìm khuất. Qua việc thực hiện kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng ở địa phương cho thấy các sai sót chủ yếu tập trung ở một số nội dung:
(i) Việc xác định cự ly vận chuyển vật liệu đắp, cự ly vận chuyển đổ đất đá thải là thiếu chính xác, chưa phù hợp với thực tế địa hình địa phương (tuy nhiên việc xác định chính xác cự ly vận chuyển đổ thải gặp rất nhiều khó khăn do thường khi kiểm toán, các dự án đã thi công xong hoặc các dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện mặt đường nên khối lượng đất đá đổ thải tại từng vị trí là bao nhiêu, đổ thải ở chỗ nào là không thể xác định được).
(ii) Khối lượng bóc tách từ bản vẽ thiết kế thường bị tính trùng tại các vị trí có cống, bó vỉa, tường chắn chiếm chỗ; tại các vị trí nút giao thông, đường giao cắt vuốt nối... Ví dụ: Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường trục chính Bắc - Nam, khu đô thị Quốc Oai, huyện Quốc Oai (kiểm
37
toán năm 2014) phát hiện tính trùng khối lượng phần nền đường, kết cấu áo đường, cống thoát nước, bó vỉa hè, gạch lát hè chưa trừ đi các kết cấu chiếm chỗ:1.126 triệu đồng; Dự án tuyến ĐT.306 Tử Du - Liên Hòa, huyện Lập Thạch Đắp đất nền đường K95 giảm khối lượng tính trùng đắp bù phần đào đất 909 m3, đắp vuốt nối 39,07 m3; làm giảm theo khối lượng đào xúc và vận chuyển, giá trị chênh lệch 106.984.000 đ (kiểm toán năm 2014); Dự án Kè Trung Hà huyện Ba Vì Kênh TH2 tư vấn thiết kế tính sai, tính trùng khối lượng đào đắp đất công trình cầu, cống trên kênh 971.480.000 đồng (kiểm toán năm 2013);...
(iii) Thiết kế sai sót khi không phù hợp với quy hoạch tổng thể và các chỉ giới cho phép, ví dụ dự án xây dựng công trình đường trục chính Bắc - Nam, khu đô thị Quốc Oai, huyện Quốc Oai (kiểm toán năm 2014) Thiết kế đắp taluy nền đường và xử lý nền đường nằm bên ngoài chỉ gới đường đỏ 42m của tuyến đường, trong quá trình thi công Chủ đầu tư và nhà thầu đã có biên bản xử lý hiện trường chỉ thi công trong phạm vi chỉ giới đường đỏ, phần bên ngoài chỉ giới đường đỏ không thực hiện thi công được do nằm vào dự án khác: 4.487 trđ;...
(iv) Thanh toán khối lượng thi công chưa giảm theo thực tế thi công mà lấy theo giá trị dự toán, ví dự Dự án Kè Trung Hà huyện Ba Vì công tác nghiệm thu khối lượng theo dự toán được duyệt chưa căn cứu vào thực tế thi công các hạng mục cầu cống trên tuyến kênh TH3 giá trị giảm 997.614.000 đồng;…
(v) Sai khác do chưa đủ căn cứ để kiểm toán xác định nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thủ tục, hồ sơ để chứng minh khối lượng đã thực hiện, các tài liệu chưa khớp đúng…. Ví dụ Dự án kè Thanh Điềm huyện Mê Linh (kiểm toán năm 2013): bản vẽ hoàn công chi tiết và bản vẽ hoàn công tổng thể chưa thống nhất chiều dày của lớp bê tông lót và bê tông mặt đường của đường
38
đỉnh kè với giá trị tạm xác định giảm 220.836.241 đồng; Dự án Kè Trung Hà huyện Ba Vì (kiểm toán năm 2013): Chưa đủ điều kiện thanh toán chi phí lắp đặt các hạng mục máy bơm và động cơ, hệ thống đường ống, hệ thống nâng, hệ thống cánh phai 774.826.000 đồng do tính chọn gói lắp đặt khi chưa có tính toán chi tiết chi phí lắp đặt cho từng công việc;…
Thứ hai: Kiểm tra đơn giá trong trong hồ sơ thanh toán khối lượng
hoàn thành. KTV thực hiện so sánh giữa đơn giá trong phiếu giá thanh toán và đơn giá trúng thầu; kiểm tra đơn giá thanh toán đối với các khối lượng phát sinh thanh toán cho nhà thầu trong thời gian thực hiện dự án. Sai sót ở nội dung này chủ yếu tập trung vào một số vấn đề sau:
(i) Đơn giá áp để thanh toán chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều này thường tập trung ở các thành phố lớn nhất là Hà Nội, bởi ở đây có nhiều công trình thi công với những kỹ thuật tiên tiến mà trong đơn định mức của nhà nước chưa có, Ví dụ: Dự án Nhà ở cho học sinh sinh viên Mỹ Đình thi công theo công nghệ lắp ghép các phiến dầm lớn, Dự án cầu vượt tạm tại các nút giao chống ùn tắc; những dự án này có đơn giá công tác thi công rất cao tuy nhiên định mức nhà nước thì chưa có mà chỉ trên cơ sở tạm tính.
(ii) Xảy ra nhầm số học trong việc áp giá; nhầm đơn vị tính giữa đơn giá trúng thầu và đơn giá trong nghiệm thu thanh toán (ví dụ: Trạm bơm Trung Hà huyện Ba Vì ván khuôn cho bê tông đổ tại chỗ, ván khuôn gỗ, ván khuôn dầm giàn thả phai: đơn giá trúng thầu tính cho 100m2 nhưng khi nghiệm thu thanh toán lại áp cho 1m2 sai 420 trđ (kiểm toán năm 2013);…
(iii) Rà soát đối với đơn giá áp cho phần khối lượng phát sinh, theo quy định khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng hạng mục đó trong hợp đồng thì Chủ đầu tư và Nhà thầu có quyền thỏa thuận lại đơn giá vì vậy nội dung này hay phát sinh nhiều sai sót.
39
(iv) Kiểm tra phần tính bù giá theo các văn bản cho phép tính bù giá của Nhà nước: đây là phần đặc biệt quan trọng vì việc phân khai khối lượng theo từng giai đoạn để được hưởng bù trượt giá vật liệu, nhân công, máy thi công thường xảy ra gian lận. Việc tính bù trượt giá cần được rà soát kỹ cả về mặt phân khai khối lượng lẫn phương pháp tính ra đơn giá mới. Thường các đơn vị đẩy lùi thời điểm thi công để được lợi, dẫn đến việc tính bù trượt giá không đúng với thực tế, gây thất thoát lãng phí cho Nhà nước. Đối với các công trình chỉ định thầu KTV cần kiểm tra giá áp vào định mức để tính ra đơn giá thanh toán so với Công bố giá của từng địa phương xem có phù hợp không? có phù hợp với giá hóa đơn cộng với thêm phần chi phí vận không? Đơn giá vật liệu như đá, cát và nhựa đường thường được xác định ở những vùng nguyên liệu rất xa để tăng chi phí vận chuyển, trong khi thực tế thi công có thể mua được ở gần và giá cả không chênh lệch nhiều (ví dụ: Công trình đường Phú Túc - Hoàng Long huyện Phú xuyên thực tế có thể mua đất từ Hà Nam mang về đắp nền gần hơn rất nhiều so với việc mua đất từ Xuân Mai mang về đắp;...).
Thứ ba: Kiểm tra định mức trong việc xây dựng đơn giá thanh toán.
KTV áp dụng định mức do Nhà nước ban hành để rà soát lại việc xây dựng đơn giá thanh toán cho các hạng mục công trình được chọn mẫu kiểm toán.
Qua đó đánh giá mức độ phù hợp giữa mã định mức công việc trong xây dựng đơn giá thanh toán với biện pháp thi công thực tế (thực tế nhiều hạng mục thi công bằng máy nhưng vẫn áp dụng định mức làm thủ công nhằm tăng chi phí nhân công; có một số phần công việc trong định mức có nhưng thực tế công việc đó có hay không còn phụ thuộc vào biện pháp thi công...). Đồng thời kiểm tra việc áp giá vật liệu, nhân công máy xem có phù hợp với các quy định của Nhà nước không? Riêng giá vật tư vật liệu xây dựng được UBND các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành hàng tháng
40
và việc phân khai khối lượng để áp giá đúng thời điểm thường xảy ra sai phạm. Ví dụ: Dự án Kè Thanh Điềm huyện Mê Linh (kiểm toán năm 2013) phát hiện: Định mức đào mái cơ kè thực tế thi công bằng máy nhưng lại áp định mức nhân công giảm 334.524.435 đồng, đào đất bằng máy phần cơ kè vận dụng sai mã định mức cự ly đào mái kè giảm 87.089.030 đồng;…
Các tài liệu cần thiết khi kiểm toán đơn giá và định mức gồm (Hình 3.1).
ĐƠN GIÁXÂY DỰNG TỈNH, THÀNH PHỐ
ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHPHẦN
XÂY DỰNG
(Kèm theo Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng)
THÔNG BÁO GIÁVẬT LIỆU XÂY DƯNGTỈNH, THÀNH
PHỐ
Hình 3.1: Các tài liệu cần thiết khi kiểm toán đơn giá, định mức
(Nguồn minh họa hình ảnh lấy từ tài liệu của KTV)
Quá trình kiểm toán chi phí xây lắp thường được các KTV là kỹ sư có nhiều kinh nghiệm kiểm toán thực hiện nên việc phát hiện các sai phạm là không khó. Tuy nhiên, việc tổng hợp và phản ánh đầy đủ các sai phạm vào Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của KTV còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác vì Ban QLDA có khoảng thời gian giải trình trước khi ký Biên bản xác nhận. Thường các Ban QLDA không chuyên sâu về mảng kỹ thuật nên yêu cầu nhà thầu kết hợp giải trình cho KTV. Điều này rất dễ xảy ra việc “thương lượng” khi KTV không giữ gìn đạo đức nghề nghiệp dẫn đến giảm chất lượng cuộc kiểm toán.
41
b. Đối với chi phí thiết bị
Dự án đầu tư XDCB tại các địa phương có nhiều công trình có giá trị thiết bị tương đối lớn và chủ yếu tập trung vào một số công trình thủy lợi như trạm bơm; công trình y tế với trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, hệ thống xử lý rác thải y tế, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống phòng cháy chữa cháy… Khi kiểm toán chi phí thiết bị KTV sẽ xem xét đánh giá số lượng thiết bị mua về trong sổ kế toán so sánh với hồ sơ trúng thầu mua sắm thiết bị, hồ sơ nhập khẩu (chứng nhận số lượng (CQ); chứng nhận xuất xứ (CO), hồ sơ hải quan) và biên bản bàn giao; so sánh đơn giá trong sổ kế toán với đơn giá trúng thầu kèm theo các chi phí khác (nếu có); so sánh chủng loại giữa biên bản kiểm kê; phiếu nhập kho với hồ sơ trúng thầu và hồ sơ nhập khẩu và biên bản bàn giao,...
Do trên thực tế nhiều máy móc thiết bị mang tính chất đặc thù, mặt khác KTNN lại không có kỹ sư chuyên sâu về các chuyên ngành kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, điện tử tham gia. Chính vì vậy việc kiểm toán đối với chi phí thiết bị thường không phát hiện sai sót giảm trừ số liệu, chỉ đánh giá phần thủ tục là chính; kết quả kiểm toán chi phí thiết bị thể hiện trong các BCKT rất sơ sài và ít phát hiện.
c. Đối với chi phí khác
Việc thực hiện kiểm toán đối với nội dung chi phí khác thường được KTV chuyên ngành tài chính - kế toán thực hiện.
Kiểm toán nhóm chi phí theo định mức: KTV căn cứ vào việc áp dụng định mức, tỷ lệ quy định; điều kiện cam kết của hợp đồng để thực hiện kiểm tra những chi phí này có được thanh toán đúng quy định không? số liệu trên sổ kế toán và báo cáo quyết toán có phù hợp với số liệu đã nghiệm thu thanh toán không?... Kiểm toán chi phí quản lý dự án: Căn cứ vào chứng từ, hoá đơn và các tài liệu có liên quan kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của toàn bộ các