Hoàn thiện côngtác lập kế hoạch dựán

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7 (Trang 98)

Để nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch dự án, chúng ta phải:

Thứ nhất: Việc lập kế hoạch được thực hiện một cách có logic và trung

thực, nếu ta muốn có cơ hội để thành công. Những kinh nghiệm trước đây qua nhiều năm đã đưa trình tự lập kế hoạch cơ bản dự án đầu tư lên một nghệ thuật tinh vi. Đừng nên cố gắng phát triển ra một trình tự mới khi lập kế hoạch cho mỗi dự án.

Sau khi lựa chọn được trình tự trong lập kế hoạch cho dự án, ta nên nhìn lại toàn bộ các công việc để tìm ra những nhân tố ngoại lệ ảnh hưởng đến trình tự thông thường của bản kế hoạch. Hoặc tìm ra những phần có vấn đề khác biệt trong lần này so với các lần khác, vị trí công trình khác thường, hoặc là những yếu tố tiềm tàng gây gián đoạn bên trong hoặc bên ngoài có thể ảnh hưởng đến trình tự bản kế hoạch. Mỗi khía cạnh trong bản kế hoạch dự án cần phải có sự tìm tòi kỹ lưỡng cẩn thận và cần phải thảo luận với nhân viên để có được ý kiến chuyên gia cần thiết, đồng thời các nhân viên nắm được những gì có thể xảy ra quá trình quản lý.

Thứ hai:Một trong những mục tiêu cụ thể của công tác lập kế hoạch là

có sự tham gia của tất cả các thành viên cam kết làm việc nghiêm túc trong dự án. Đó chính là cơ sở để họ hiểu rõ dự án đòi hỏi cái gì? Những suy nghĩ và đóng góp của họ thể hiện bằng những phương pháp được chấp thuận, sự phân bổ các nguồn lực, sự ước tính về thời gian và chi phí. Các phương pháp này

sẽ tạo ra động cơ thực hiện cho tất cả các bên có liên quan, vì chính họ là những người tham gia thực hiện dự án sau này.

Thứ ba: Điều rất quan trọng trong công việc lập kế hoạch là tính trung

thực. Người điều hành dự án là người chịu trách nhiệm việc thực hiện kế hoạch của dự án và sẽ là người cuối cùng chịu trách nhiệm về việc thất bại hay thành công của dự án.

Một cách tốt nhất để duy trì sự cân bằng hợp lý giữa sự lạc quan và bi quan trong quá trình thực hiện công việc. Đó là một bản kế hoạch có đầy đủ các khoản phát sinh dự phòng cho những công việc không dự toán được.

Tóm lại, một Giám đốc điều hành quản lý dự án phải học cách làm việc dưới áp lực nếu không làm như vậy thì họ sẽ không thể tồn tại được.

Thứ tư:Để bản kế hoạch dự án thật sự chắc chắn và đạt hiệu quả phù

hợp với kế hoạch kinh doanh ta cần phải làm rõ những câu hỏi được đặt ra trong quá trình lập kế hoạch dự án như sau:

- Ảnh hưởng của dự án mới lên khối lượng công việc hiện tại như thế nào?

- Có đủ đội ngũ kỹ thuật xây dựng để đáp ứng được những mục tiêu của dự án.

- Kế hoạch hoạt động có đáp ứng được ngày hoàn thành theo dự định trong bản kế hoạch đã lập?

- Có những loại thiết bị hay vật liệu nào phải vận chuyển từ xa đến trong dự án hay không?

- Các mục tiêu và các bản thiết kế của dự án đã được hoàn thành hay chưa sẵn sàng bắt đầu xây dựng chưa?

Thứ năm: Trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch, Ban quản lý dự án luôn

luôn tập trung vào kết quả. Do vậy, kế hoạch sẽ nhằm vào những kết quả được định hướng trước để cho tất cả các bên liên quan đến dự án biết điều gì

mong đợi họ. Đồng thời phân cấp kế hoạch một cách rõ ràng. Thông thường có ba cấp cơ bản liên quan đến việc lập kế hoạch của một dự án.

- Cấp điều hành là cấp làm việc ở mức tổng thể với thời gian được tính theo các chu kỳ tháng, quý, năm. Cấp này thuộc về các cán bộ lãnh đạo cấp cao, mà mục tiêu chính yếu của họ là ở chỗ sao cho tiến trình dự án luôn phù hợp với kế hoạch kinh doanh tổng thể.

- Cấp quản lý làm việc với thời gian được tính theo chu kỳ tuần trong tháng, có trách nhiệm chỉ ra kỳ hạn và những sự kiện quan trọng, sử dụng và điều phối trực tiếp các nguồn lực của Ban dự án với sự tham gia của các thành viên trong kế hoạch tổng thể.

- Cấp thực hiện làm việc với thời gian được tính theo chu kỳ ngày trong tuần, việc thực hiện giành cho những người chịu trách nhiệm chỉ huy công việc của dự án hàng ngày.

Tất cả các kế hoạch trên phải được liên kết thống nhất với nhau, nhưng mỗi cấp chỉ nhận được những thông tin cần thiết, giúp họ điều phối và kiểm soát sự tham gia của mình trong dự án.

Việc lập ra các kỳ hạn sẽ có cho những lợi ích rất lớn trong việc kiểm soát công việc của các dự án quan trọng. Mỗi kỳ hạn có thể được xem xét như là một dự án nhỏ có liên quan đến thưởng phạt đối với việc hoàn thành hoặc không.

KẾT LUẬN

Các dự án mà Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 thực hiện đầu tư và quản lý góp phần phát triển kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, phục vụ đắc lực cho quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.

Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý chất lượng, tiến độ cũng như chi phí của dự án. Mặc dù vậy vẫn còn những tồn tại như nhiều dự án bị kéo dài thời gian thực hiện dẫn đến chi phí dự án tăng lên do tăng chi phí nhân công, máy, vật liệu…..Trong luận văn này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 như thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi công cụ quản lý, phương pháp quản lý dự án, hoàn thiện công tác kiểm soát dự án qua các giai đoạn, giải pháp đấu tranh chống tiêu cực trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Tuy nhiên, nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là rất rộng, vì vậy luận văn chưa có điều kiện để đi sâu phân tích chi tiết tất cả các nội dung mà chỉ dừng ở một số nội dung chính. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Xây dựng, 2009. Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009

của Bộ xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2.Bộ Tài chính, Thông tư số33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

3.Chính phủ, 2013. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của

Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số

10/2013/TT-BXD, ngày 25/07/2013 của Bộ xây dựng về việc Quy định chi tiết về một số nội dung về quản lý công trình xây dựng.

4.Chính phủ, 2009. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của

Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

5.Chính phủ, 2009. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009

của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

6.Chính phủ, 2009. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của

Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số

83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009 ngày 12/02/2009

7.Chính phủ, Nghị định số48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 về

Hơp̣đồng trong hoaṭ đông xây dưng.

8.Chính phủ, Nghị định số08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về Quy

hoạch xây dựng.

9.Đỗ Đình Đức, Bùi Mạnh Hùng, 2013. Quản lý dự án đầu tư xây

dựng công trình. Hà Nội: Nxb Xây dựng.

10. Trần Đình Ngô, 2013. Cẩm nang quản lý dự án đầu tư xây dựng;

công tác kiểm định, đánh giá chứng nhận quản lý chất lượng trong xây dựng.

11. Quốc hội, 2013. Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày

26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4.

12. Quốc hội, 2005. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày

29/11/2005 của Quốc hội khóa XI; kỳ họp thứ 8

13. Quốc hội, 2009. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật

liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5;

14. Quốc hội, luật số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2013.

15. Quốc hội, 2014. Luật đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013

16. Trịnh Quốc Thắng, 2013. Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Hà Nội: Nxb Xây dựng.

17. Eric Verzuh – dịch giả Trần Huỳnh Minh Triết, 2008. MBA trong tầm tay - Chủ đề Quản lý dự án. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Tổng hợp

TP.HCM.

18. Joshep Heagney, dịch giả Minh Tú, 2014. Quản trị dự án - Những

nguyên tắc cơ bản. Hà Nội: Nxn Lao động - Xã hội.

19. Đề tài “Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” (2008), Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị

của Nguyễn Thanh Bình.

20. Đề tài: “Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách thành phố Hà Nội” (2008), Luận văn thạc sĩ

kinh tế chính trị của Nguyễn Thị Thanh.

21. Đề tài: “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp” (2014), Luận

văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của Nguyễn Thế Trung.

22. Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư công trình điện trong Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội” (2014), Luận văn thạc

23. Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài chính dự án đầu tư tại hệ thống Kho bạc Nhà nước ở Việt Nam” Luận án tiến sĩ kinh tế: của tác giả Lê Hùng Sơn (Đại học Kinh tế quốc dân, 2003).

24. Đề tài: “Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Văn Hồng (Đại học Kinh tế quốc dân, 2002)

25. Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7. Báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7 (Trang 98)