Kếhoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 và các năm tiếp theo

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7 (Trang 89)

4.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu

- Giá trị sản xuất kinh doanh: 687.15 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với năm 2014.

- Doanh thu: 623.18 tỷ đồng tăng trưởng 35% so với năm 2014. - Tiền về tài khoản: 680 tỷ dồng.

- Nộp ngân sách: 8.63 tỷ đồng.

- Lợi nhuận tăng trưởng bình quân 20 -25%, đạt 26.21 tỷ - Thu nhập bình quân người trên tháng: 8.57 triệu đồng.

- Dự kiến đến năm 2020 sản lượng, doanh thu, lợi nhuận đạt được: + Sản lượng: 11.201 tỷ đồng.

+ Doanh thu: 9.164 tỷ đồng. + Lợi nhuận: 1.000 tỷ đồng.

4.1.2.2. Các mục tiêu cụ thể

Dự án nhà ở cho cán bộ nhân viên Văn phòng Quốc hội CT2A-CT2B và CT2C khu đô thị mới Xuân Phương, Hà Nội: tổng mức đầu tư 905 tỷ đồng. Dự án nhà ở cho cán bộ cảnh sát Viện chiến lược và khoa học công an – Bộ Công an, tổ 9, Trrung Hòa, Hà Nội: tông mức đầu tư 466 tỷ đồng, gồm 1 tòa nhà 27 tầng nổi và 2 tầng hầm; bàn giao cho khách hàng vào cuối quý 3 năm 2015.

Dự án nhà ở cho cán bộ nhân viên Bệnh viện 103, thôn Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội: tổn mức đầu tư 1127.38 tỷ đồng, gồm 30 căn nhà thấp tầng và 2 tòa nhà chung cư cao 25 tầng; tòa CT01 bàn giao cho khách hàng vào quý IV năm 2015. Tòa CT02: hoàn thành kết cấu phần ngầm, 30% khối lượng công việc kết cấu phần thân, 10% khối lượng xây lắp.

Dự án nhà cho CNCNV thông tấn xã Việt Nam, KĐT Kim văn – Kim lũ, Đại Kim, Hà Nội:dự án trên quy mô 1.2 ha, tổng mức đầu tư khoảng 969.76 tỷ đồng gồm 3 tòa nhà chung cư 21 tầng và 1 tầng dịch vụ; hoàn thành toàn bộ kết cấu bê tông phần thân.

Dự án nhà ở CBCNV của Công ty tại Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội: dự án với quy mô diện tích khoảng 8700m2 và mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng; dự kiến khởi công vào quý IV năm 2015.

4.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7trong các năm tiếp theo

Dựa trên một số mặt còn hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư tạiCông ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án tại công ty như sau:

4.2.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý và quá trình quản lý thực hiện các dự án đầu tư

4.2.1.1. Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Hiện nay, các cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng nhà ở và khu đô thị còn nhiều hạn chế, nhiều khi còn chồng chéo gây khó khăn cho chủ đầu tư và chưa bắt kịp với tốc độ phát triển các dự án. Các văn bản quy định về thiết kế kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng, định mức xây dựng công trình nhiều khi còn chưa phù hợp.

Một khi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở và khu đô thị còn chưa được hoàn thiện thì chủ đầu tư sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, quản lý dự án. Chính vì vậy, yêu cầu đầu tiên cần đưa ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước là cần từng bước hoàn thiện, ổn định pháp luật quy định về đầu tư xây dựng và khu đô thị để chủ đầu tư thực hiện tốt dự án:

Thứ nhất: Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách ngày càng phù hợp hơn, tạo điều kiện phát triển đồng bộ thị trường ở Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Đổi mới chế độ vay vốn tín dựng do Nhà nước bảo lãnh hoặc vốn tín dụng đầu tư phát triển, giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng thiếu vốn, phải vay vốn của ngân hàng để đầu tư dài hạn. Với chế độ vay vốn như thế, lãi suất mà doanh nghiệp phải trả sẽ thấp hơn sơ với lãi suất của ngân hàng thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Mở rộng kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp, trong đó Nhà nước cần có biện pháp cụ thể để hoàn thiện và xây dựng thị trường chứng khoán ởViệt Nam để nó có thể thực sự trở thành một kênh huy động vốn hiện đại và hiệu quả đối với doanh nghiệp bằng cách: Cho phép các doanh nghiệp được phát hành chứng khoán rộng rãi trên thị trường giao dịch tập trung, hoàn thiện khung pháp lý về công tác hoạt động quản lý vốn qua thị trường chứng khoán nhằm tạo ra cơ chế công khai, minh bạch tạo ra hiệu quả cao trong việc tận dụng kênh huy động vốn này.

Thứ ba, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách Nhà nước về lĩnh vực đầu tư, xây dựng một hệ thống các văn bản pháp lý hoàn chỉnh đối với việc quản lý và thực hiện hoạt động dự án đầu tư. Chỉ có hệ thống văn bản hoàn chỉnh và phù hợp, công tác quản lý dự án mới có thể được thực hiện một cách thuận lợi và đạt được hiệu quả cao.

4.2.1.2. Về phía Công ty

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phải phục vụ, đáp ứng cho các mục tiêu chính trị và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và cho các mục tiêu kinh tế, chất lượng và tiến độ của dự án:

- Kết hợp chặt chẽ quản lý theo phòng ban chức năng, và có sự thống nhất quản lý từ cấp lãnh đạo đến các bộ phận và cán bộ;

- Đảm bảo sự quản lý thống nhất với các cơ chế chính sách, luật pháp và tiêu chuẩn trong mọi hoạt động đầu tư xây dựng của Nhà nước trong đầu tư xây dựng cho đến khi đưa kết quả đầu tư vào vận hành;

- Đảm bảo phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các cấp quản lý và phân bổ nguồn nhân lực hợp lý;

- Đảm bảo quản lý sử dụng vốn chặt chẽ theo trình tự đầu tư xây dựng, và phân bổ nguồn lực tài chính tự có và huy động một cách hợp lý;

- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị tư vấn, nhà thầu có liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng dự án;

- Đảm bảo giảm thiểu tối đa các rủi ro gây ra do nguyên nhân chủ quan; 4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các Dự án đầu tư

Để nâng cao chất lượng thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, Nhà nước cần giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ quản lý ngành xây dựng và ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức một cách khoa học sát với thực tế. Nên tận dụng và tham khảo các tiêu chuẩn và định mức của các nước tiên tiến trên thế giới, áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật hiện nay của chúng ta vẫn còn thiếu và nhiều định mức lạc hậu, bất hợp lý và không phù hợp với thực tế do vậy cần thiết đầu tư kinh phí, phân giao nhiệm vụ rõ ràng, cần đặt ra kế hoạch và tiến độ thực hiện… để nghiên cứu, ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn định mức phù hợp với thực tế hiện nay. Trong thời gian qua, Nhà nước và Bộ xây dựng đã ban hành một số tiêu chuẩn định mức mới làm cơ sở cho các chủ thể tham gia áp dụng, tuy nhiên việc thống nhất áp dụng vẫn chưa cao, nhiều định mức chưa phù hợp với việc áp dụng trong thực tế và hiệu quả mang lại chưa đạt được mục tiêu mong muốn.

4.2.3.Hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án đầu tư

Một dự án hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch sẽ hiệu quả hơn nếu tổng chi phí thực hiện dự án cũng đúng bằng chi phí dự toán.

đã nêu ở trên, thời gian hoàn thành dự án có thể được rút ngắn song song với việc đẩy chi phí lên cao. Chi phí bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Nếu thời gian thực hiện dự án được rút ngắn thì chi phí gián tiếp càng ít.

Để quản lý chi phí có hiệu quả, cần cân nhắc mối quan hệ giữa chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và thời gian thực hiện công việc. Với việc lợi dụng mối quan hệ mật thiết giữa 3 nhân tố trên, ta có thể đưa ra một kế hoạch điều chỉnh chi phí sao cho tổng chi phí thực hiện dự án là thấp nhất như sau:

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc dự án bằng cách tăng cường thêm giờ, tăng thêm số lượng lao động và máy móc thiết bị. Khi đó chi phí trực tiếp sẽ tăng lên. Tuy nhiên với thời gian rút ngắn, những khoản chi phí gián tiếp giảm đi thậm chí giảm được cả khoản tiền phạt nếu không hoàn thành đúng thời hạn. Ban quản lý dự án cần lựa chọn mức độ rút ngắn thời gian thực hiện các công việc một cách hợp lý sao cho chi phí trực tiếp tăng thêm không vượt quá khoản thu được do việc giảm chi phí gián tiếp cộng với số tiền thưởng do hoàn thành tiến độ trước thời hạn.

Bởi thế, để có thể quản lý chi phí một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí thi công, Công ty cần lập kế hoạch điều chỉnh chi phí một cách hợp lí, từng bước từng bước để đảm bảo cả về mặt thời gian, chi phí cũng như chất lượng dự án.

Ngoài ra, trong quá trình đầu tư xây dựng công trình, việc thất thoát lãng phí vốn đầu tư cũng thường xảy ra. Vì vậy, cần phải có những biện pháp nhằm ngăn chặn vấn đề lãng phí như sau:

- Phối hợp chặt chẽ giữa Công ty với đơn vị tư vấn để đưa ra phương án đầu tư hợp lý và tổng dự toán chính xác.

- Thực hiện thi công theo đúng bản vẽ kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng công trình, tránh việc thi công ẩu nhằm đạt tiến độ mà chất lượng công trình không đảm bảo, đến lúc đó lại mất công phá đi làm lại gây lãng phí.

- Phân bổ nguồn vốn hợp lí cho từng giai đoạn thực hiện dự án, đồng thời phải thường xuyên tổng hợp số liệu về chi phí nhằm quản lý sát sao, đưa ra biện pháp đối phó kịp thời khi xảy ra sự cố( ví dụ như thiếu vốn tạm thời…).

4.2.4. Giải pháp cho quản lý chất lượng dự án

Giữa quản lý thời gian, quản lý chi phí và quản lý chất lượng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thời gian có thể rút ngắn, chi phí có thể giảm nhưng phải luôn luôn đảm bảo được chất lượng của dự án. Quản lý chất lượng là một công việc phức tạp, xuyên suốt quá trình quản lý dự án.

Quản lý chất lượng dự án phải được chú ý ngay từ giai đoạn khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật cơ sở vì chất lượng của giai đoạn này là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của toàn dự án. Phòng quản lý dựán cần kết hợp với Công ty tư vấn thiết kế và giám sát chặt chẽ công tác lập báo cáo đầu tư, hồ sơ thiết kế cơ sở và hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.

Quản lí chặt chẽ giai đoạn thi công Công ty cùng cơ quan tư vấn giám sát kiểm soát gắt gao việc thực hiện công trình để đảm bảo các đơn vị thi công làm đúng theo thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng dự án.

Tuân thủ chặt chẽ những quy định về quản lý chất lượng công trình theo các quy chế, thông tư, nghị định của chính phủ trong công tác quản lý dự án.

4.2.5. Đổi mới khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư

- Chỉ được nghiệm thu các công việc xây lắp, kết cấu, thiết bị, máy móc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục, công trình hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm thi công và nghiệm thu kĩ thuật chuyên môn liên quan do pháp luật ban hành .

- Đối với các công trình hoàn thành nhưng vẫn còn các tồn tại về chất lượng mà những tồn tại đó không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều

kiệnsử dụng bình thường của công trình thì có thể chấp nhận nghiệm thu với các điện như sau:

Lập bảng thống kê các tồn tại về chất lượng và quy định thời hạn sửa chữa, khắc phục để nhà thầu thực hiện.

Các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục tồn tại đó.

Tiến hành nghiệm thu lại khi toàn bộ các sai lầm được sửa chữa.

- Các biên bản, giấy tờ có liên quan đến nghiệm thu là căn cứ để thanh toán bởi vậy cần bảo quản cẩn thận.

- Các công việc xây lắp, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình trước khi bị che lấp cần nghiệm thu, kiểm tra, thực hiện thanh toán.

- Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình chưa được nghiệm thu đã đưa và sửa chữa thì phải tiến hành nghiệm thu lại phương án xử lý kĩ thuật.

- Không nghiệm thu và thực hiện thanh toán đối với các hạng mục công trình sau khi sửa chữa, xử lý vẫn không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng.

4.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn của các cán bộ làm các dự án làm các dự án

Ở mọi lĩnh vực nào, nhân lực cũng là một lực lượng quan trọng quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Trong công tác quản lý dự án cũng vậy, nhất là ở điều kiện hiện nay có rất nhiều các kỹ thuật được áp dụng như công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý phát triển, cùng với đó là sự thay đổi liên tục về các quy định của Nhà nước đối với công tác đầu tư xây dựng công trình. Do đó, việc nâng cao trình độ các cán bộ quản lý là một yêu cầu cấp thiết của Ban, Ban quản lý dự án cần tiến hành rà soát và đào tạo nâng cao trình độ cán bộ hiện có để đảm bảo phục vụ công tác tại chỗ:

+ Cử cán bộ tham gia các lớp học về quản lý dự án, quản lý đấu thầu, giám sát công trình, quản lý tài chính và đo bốc khối lượng – lập dự toán;

+ Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Ban phải thường xuyên giám sát và tạo điều kiện nâng cao trình độ cán bộ của mình. Nhiều cán bộ đã qua các lớp chuyên môn, nhưng trên thực tế có những xử lý kỹ thuật cần có kinh nghiệm về chỉ đạo thi công mới đảm đương được, chính vì vậy đội ngũ cán bộ của Ban phải là đội ngũ có kinh nghiệm, cần phải thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn để tự đào tạo cán bộ của mình trong các vấn đề quản lý như: Quản lý kiểm soát thiết kế lập dự án, kiểm soát thiết kế kỹ thuật thi công, quản lý công tác đối thầu – lựa chọn nhà thầu, quản lý công tác GPMB, quản lý kỹ thuật thi công, quản lý chi phí, xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện quản lý dự án theo các chuyên đề;

+ Cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm về quản lý dự án cũng như tiếp thu kỹ thuật mới từ các nước bạn, các tỉnh bạn, và các ban quản lý dự án khác;

+ Ban cần có chính sách thích hợp về tiền lương, đãi ngộ cũng như tạo điều kiện thăng tiến trong công việc để thu hút các nhân lực có tài, kinh nghiệm.

4.2.7. Hoàn thiện bộ máy quản lý đồng bộ thống nhất trong việc lập, tổ chức thực hiện và điều hành dự án chức thực hiện và điều hành dự án

Vấn đề hoàn thiện bộ máy quản lý là một yêu cầu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển. Để quản lý có hiệu quả thì vấn đề chuyên môn hoá bộ máy quản lý là cần thiết, tránh những chồng chéo về nhiệm vụ và trách nhiệm trong quản lý. Phải xây dựng chế độ đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề quản lý. Phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, am hiểu pháp luật để tham gia vào các Ban quản lý dự án.

nhất trong hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị, không để xảy ra tình trạng chồng chéo gây khó khăn cho đơn vị. Kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7 (Trang 89)