Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn, phòng gia dịch xã vĩnh xuân (Trang 77)

Nợ xấu là một vấn đề mà hầu như NHTM nào cũng quan tâm phân tích, nó là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà Ngân hàng đã đầu tư. Nếu nợ xấu lớn sẽ mang lại rủi ro cho Ngân hàng và có thể đi đến phá sản. Bởi vì nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế nợ xấu là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của NH trong thời gian qua luôn tăng trưởng, góp phần mang lại lợi nhuân cho Ngân hàng. Song cùng với việc mở rộng quy mô tín dụng ít nhiều sẽ tiềm ẩn những rủi ro. Nợ xấu là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Rủi ro tín dụng là điều khó tránh đối với bất kỳ NH nào. Điều quan trọng là các NH phải có biện pháp để quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể là quản trị nợ xấu, hạn chế đến mức có thể chấp nhận được.

Để thấy được thực trạng rủi ro tín dụng của PGD Agribank Vĩnh Xuân ta tìm hiểu tình hình nợ xấu của Ngân hàng theo thời hạn tín dụng và theo ngành kinh tế. Sau đây, để tìm hiểu kỹ về tình hình nợ xấu của Ngân hàng ta tiến hành xét bảng số liệu sau:

67

Bảng 4.9: Tình hình nợ xấu của PGD Vĩnh Xuân theo thời hạn và theo ngành kinh tế năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Theo thời hạn 511 1.630 1.646 1.119 218,98 16.000 0,98 Ngắn hạn 511 1.548 1.510 1.093 240,22 (38) (2,45) Trung dài hạn 56 82 136 26 46,43 54 65,85 2. Theo ngành kinh tế 511 1.630 1.646 1.119 218,98 16 0,98 Nông nghiệp 373 1.222 1.293 849 227,61 71 5,81 - Trồng trọt 271 1.112 1.189 841 310,33 77 6,92 - Chăn nuôi 102 110 104 8 7,84 (6) (5,45) - Máy nông nghiệp 0 0 0 0 - 0 - Tiểu thủ CN và DV 138 408 353 270 195,65 (55) (13,48) Ngành khác 0 0 0 0 - 0 -

Nguồn: Phòng kế toán PGD NHNo&PTNT Vĩnh Xuân năm 2011, 2012 và 2013.

Qua bảng số liệu ta thấy năm 2013 nợ xấu cao nhất trong ba năm, nguyên nhân là do năng lực chuyên môn của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế trong khâu thẩm định và quản lý món vay cứ nhìn vào tài sản đảm bảo để đánh giá mức vay mà không thẩm định các yếu tố khác của khách hàng như nguồn tài chính của khách hàng, tư cách của người đi vay,… Mặt khác, về quản lý món vay do một số các bộ tín dụng đã quá tải về số lượng người vay nên sau khi cho vay không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc khách hàng đóng lãi, trả gốc trên 2 chu kỳ mà không có giải pháp thu hồi, thậm chí có những khách hàng từ khi cho vay đến khi quá hạn vẫn không đóng lãi. Có trường hợp, một số khách hàng trước đây đến vay mà cán bộ tín dụng không trực tiếp đến điều tra, thẩm định. Nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh xảy ra (dịch cúm gia cầm nhiễm virut cúm A/H5N1) kéo dài cùng với một số cơn bão mạnh như: Cơn bão số 14, cơn bão số 10,… cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến địa phương đã tàn phá gây ra những tổn thất nặng nề cho các doanh nghiệp, hộ gia đình vay vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của người vay khiến cho tình trạng nợ xấu tại Ngân hàng tăng lên. Có nhiều

68

nguyên nhân dẫn đến tình hình này bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan từ cả ba phía: Ngân hàng, khách hàng và Nhà nước. Một trong những nguyên nhân từ phía Nhà nước là do chính sách của Nhà nước từ năm 2009 cắt giảm đầu tư công tập trung nhiều ở các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây dựng và công nghiệp làm cho các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn về đầu ra và vốn vì Ngân hàng hạn chế cho vay hoặc cho vay với lãi suất khá cao dẫn đến các doanh nghiệp này phải phá sản và nợ quá hạn tăng. Bên cạnh đó, tư cách khách hàng và tư cách của nhân viên tín dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ làm cho nợ xấu tăng cao. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tình hình nợ xấu tại Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng qua các năm, nợ xấu vẫn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Mặc dù, NH đã có nhiều chính sách để quản lý nợ xấu nhưng kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu vẫn còn tăng nhưng không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nợ xấu của Ngân hàng ở 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu của PGD Vĩnh Xuân theo thời hạn và theo ngành kinh tế 6/2013 và 6/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng 6th2014/6th2013 Chỉ tiêu 6 th đầu năm 2013 6th đầu năm 2014 Số tiền % 1. Theo thời hạn 855 1.012 157 18,36 Ngắn hạn 771 914 143 18,55 Trung dài hạn 84 98 14 16,67 2. Theo ngành kinh tế 855 1.012 157 18,36 Nông nghiệp 697 819 122 17,50 - Trồng trọt 612 744 132 21,57 - Chăn nuôi 85 75 (10) (11,76)

- Máy nông nghiệp 0 0 0 -

Tiểu thủ CN và DV 158 193 35 22,15

Ngành khác 0 0 0 -

69

4.2.4.1 Tình hình nợ xấu theo thời hạn

Nợ xấu theo thời hạn là nợ xấu được phân theo thời hạn cấp tín dụng hay thời hạn cho vay của Ngân hàng. Tại NHNo&PTNT- PGD Vĩnh Xuân thì nợ xấu theo thời hạn được chia thành nợ xấu ngắn hạn và nợ xấu trung dài hạn.

a) Nợ xấu ngắn hạn

Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn qua các năm có sự tăng giảm không ổn định cả về số lượng và tỷ trọng. Cụ thể, nợ xấu ngắn hạn năm 2012 tăng 1.093 triệu đồng tương đương 240,22% so với năm 2011, một con số rất cao. Nguyên nhân là do đà suy giảm tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh từ cuối năm 2011 và kéo dài đến năm 2012 nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu năm 2011 nền kinh tế Việt Nam đối diện với thách thức tái cơ cấu kinh tế trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng suy giảm và các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng ngày càng yếu đi, thì sự do dự về chính sách trong cả năm 2012 đã đặt nền kinh tế vào tình trạng trì trệ chưa từng có. Giá cả vật chất leo thang nên chi phí đầu vào của các doanh nghiệp cũng tăng theo. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ như các cửa hàng vật liệu xây dựng, cửa hàng bách hóa, cửa hàng thức ăn, phân bón và thuốc trừ sâu,… dẫn đến việc các doanh nghiệp này không có khả năng trả được nợ. Đồng thời, trong năm 2012 là do PGD cho vay đa số vào ngành nông nghiệp nên phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Thiên tai, dịch bệnh xuất hiện vào cuối năm 2011 và đặc biệt lan rộng đến năm 2012 nên ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Do cho vay ngắn hạn là khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm, chính vì vậy nhiều khoản vay không hiệu quả do thời gian quá ngắn, sản xuất kinh doanh không có kế hoạch, mang tính tự phát nên khả năng thu hồi vốn là rất thấp. Những khoản vay ngắn hạn thường là những khoản vay với số vốn vay không nhiều nhưng số lượng khách hàng vay thì rất đông. Chính vì vậy làm cho số lượng công việc của cán bộ tín dụng bị quá tải, điều đó ảnh hưởng đến kết quả thẩm định, xem xét khi cho vay. Đồng thời, quá trình giám sát việc sử dụng vốn trước và sau khi vay không thật sự tốt, khiến nhiều khoản vay sử dụng không đúng mục đích dẫn đến mất khả năng trả nợ làm nợ xấu của Ngân hàng tăng. NH mở rộng cho vay trong khi số lượng cán bộ tín dụng còn thiếu nên chưa bám sát được địa bàn, mặc khác do chủ quan của khách hàng là không muốn trả nợ.

Đến năm 2013, nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng đã giảm xuống 38 triệu đồng tương đương 2,45% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân làm nợ xấu trong năm 2013 giảm xuống là do tình hình kinh tế xã hội khá ổn định, các loại dịch bệnh đã được đẩy lùi nên việc sản xuất của bà con nông dân được

70

nhiều thuận lợi hơn, từ đó sản xuất có lợi và có thêm nguồn thu để trả nợ cho NH. Bên cạnh đó, NH đã từng bước nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ vay vốn cũng như thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, NH còn khắc phục được sự yếu kém trong công tác kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình nợ xấu tại Ngân hàng tăng trở lại đạt 914 triệu đồng tăng 18,55% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này thể hiện xu hướng xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nợ ngắn hạn tăng lên qua các năm cũng sẽ làm cho rủi ro tín dụng tăng theo. Vì vậy, Ngân hàng cần phải kịp thời chấn chỉnh lại những hạn chế còn tồn tại để giảm tỷ lệ nợ xấu (ngắn hạn, trung và dài hạn) này xuống mức thấp nhất có thể. Tỷ lệ này góp phần không nhỏ vào việc phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng cũng như rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

b) Nợ xấu trung dài hạn

Nợ xấu trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ xấu của Ngân hàng và tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2012 nợ xấu này tăng 46,43% so với năm 2011, đến năm 2013 nợ xấu này tăng đáng kể 65,85% so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu này tiếp tục tăng với tốc độ 16,67% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do công tác thẩm định cho vay trung dài hạn trong những năm trước còn chủ quan, đơn giản nên phát sinh nợ xấu nhiều. Hơn nữa, những khoản vay trung dài hạn thời gian thường dài, phát sinh nhiều rủi ro tiềm ẩn nên lượng nợ xấu thấp cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế biến động phức tạp dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào tăng nên lợi nhuận giảm làm việc trả nợ chưa tốt. Ngoài ra, một phần cũng do công tác thu hồi nợ chưa tốt lắm, không kiểm tra chặt chẽ các khoảng vay để có biện pháp xử lý kịp thời cụ thể là thu hồi nợ trung dài hạn đối với khoản vay hỗ trợ vốn mua máy móc, thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất chưa thực hiện tốt do kết quả hoạt động sản xuất của nông dân và một số doanh nghiệp không hiệu quả. Vào năm 2013, những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể mang lại kết quả, bất động sản làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản thế chấp cũng như năng lực tài chính của khách hàng nhanh chóng yếu đi, từ đó phát sinh một lượng nợ xấu, dẫn tới việc cho vay đình trệ nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện.

Tóm lại, qua các năm ta thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ xấu trung dài hạn, nguyên nhân là do NH mở rộng cho vay đối với các khoản ngắn hạn. Bên cạnh đó, ngắn hạn dễ thu hồi nợ hơn vì đây là các khoản vay nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi,

71

có thời gian thu hồi nhanh. Việc cho vay trung dài hạn chủ yếu phục vụ cho các dự án có thời gian dài do đó khả năng thu hồi vốn chậm. Thêm vào đó tình hình kinh tế hiện nay đang có nhiều thay đổi và thay đổi liên tục nên tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể lường trước được nên nợ xấu trung dài hạn tăng lên là không tránh khỏi. Nhìn chung, tình hình nợ xấu tại NH có xu hướng tăng, đây là kết quả không mong đợi. Để hạn chế sự gia tăng này đòi hỏi PGD phải quản lý chặt chẽ hơn chất lượng tín dụng, từ khâu thẩm định đến khâu thu nợ, xử lý nợ.

4.2.4.2 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế

a) Nông nghiệp

Qua bảng số liệu cho ta thấy đây là ngành có tỷ trọng nợ xấu cao nhất chiếm khoảng trên 70% và tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 nợ xấu ngành này tăng 849 triệu đồng tương đương 227,61% so với năm 2011, năm 2013 nợ xấu tiếp tục tăng với tốc độ 5,81% so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu ngành này tiếp tục tăng lên 17,50% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân nợ xấu tăng cao là do vật tư nông nghiệp tăng cao làm cho giá thành sản xuất của nông dân tăng trong khi giá bán sản phẩm lại thấp, đồng thời dịch bệnh đã làm giảm năng suất cây trồng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi nên các hộ sản xuất, nuôi trồng gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ cho Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Trồng trọt

Nhìn chung, nợ xấu ngành nông nghiệp tập trung nhiều vào lĩnh vực trồng trọt chiếm khoảng trên 70% trong tổng nợ xấu ngành nông nghiệp. Nợ xấu trong lĩnh vực trồng trọt tăng liên tục qua các năm cụ thể, năm 2012 nợ xấu này tăng 310,33% so với năm 2011, đến năm 2013 tăng 6,92% so với năm 2012. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất tăng vọt, giá nông sản mất lực kéo (do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường xuất khẩu chính giảm mạnh và cơn sốt lương thực đã qua đi) khiến tồn kho tăng, sản xuất cầm chừng. Khó khăn trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm thu hẹp sản lượng và nhiều DN phải ngừng hoạt động hoặc giải thể. Trong đó, do hiện nay có khá nhiều loại dịch bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, dẫn đến doanh thu sụt giảm ảnh hưởng đến việc trả nợ cho Ngân hàng.

Vào năm 2013, Chính phủ đã có nhiều chính sách để thu nợ xấu và mua nợ xấu của Ngân hàng nên nợ xấu vào năm 2013 chỉ tăng ở mức nhẹ chứ không nhiều như năm trước. Sang 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu tiếp tục tăng lên 21,57% đạt 744 triệu đồng. Nguyên nhân là về việc nợ xấu gia tăng trở lại, người đứng đầu ngành Ngân hàng cho biết, thường thì các TCTD xử lý nợ xấu

72

vào cuối năm khi đã hạch toán thu chi biết lỗ lãi, lợi nhuận, biết được trích lập dự phòng rủi ro nên khi đó họ mới xử lý nợ xấu. Chính vì vậy, con số nợ xấu thường giảm mạnh vào 31/12 hàng năm, và do các khoản nợ đến hạn chưa trả được thì nợ tích tụ lại và tăng dần lên. PGD Agribank Vĩnh Xuân còn có gói dịch vụ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, ngoài thu mua - chế biến và xuất khẩu các mặt hàng chiến lược lương thực, nông sản, thủy sản như thời gian vừa qua. Năm 2012, NH tập trung nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

 Chăn nuôi

Lĩnh vực chăn nuôi chiếm tỷ trọng nợ xấu phần còn lại trong tổng nợ xấu ngành nông nghiệp. Nợ xấu trong lĩnh vực này có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2012, nợ xấu này là 110 triệu đồng tăng 7,84%, nguyên nhân là do trong năm lĩnh vực chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, sự gia tăng nợ xấu là do ảnh hưởng xấu từ dịch bệnh bùng phát các năm gần đây khiến người chăn nuôi phải chịu thua lỗ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Đến năm 2013, nợ xấu trong lĩnh vực này giảm xuống còn 104 triệu đồng giảm 6 triệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn, phòng gia dịch xã vĩnh xuân (Trang 77)