Về lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn, phòng gia dịch xã vĩnh xuân (Trang 41)

Mọi lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp hay tại các NH trong một thời gian nhất định đều được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu. Trong đó, lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh vào cuối một thời kỳ nhất định. Đã kinh doanh thì ai cũng mong có được lợi nhuận, nhưng lợi nhuận ít hay nhiều còn tùy thuộc vào khả năng, tầm nhìn của các nhà quản trị. Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản chi phí. Ta thấy NH luôn tạo được khoảng chênh lệch trong thu chi, đó là do hoạt động kinh doanh của NH có hiệu quả. Tuy nhiên, lợi nhuận trong 3 năm 2011 – 2013 của NH có phần sụt giảm nhưng vẫn đảm bảo có lợi nhuận để chi trả cho các khoản phí hoạt động của NH. Tuy năm 2011 tiếp tục là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, mức lợi nhuận của NH là 23.185 triệu đồng cao nhất trong 3 năm. Dưới sự điều hành, quản lý đúng đắng và những nổ lực sáng tạo không ngừng của toàn hệ thống nói chung và PDG Agribank Vĩnh Xuân nói riêng, năm 2011 tiếp tục là một năm thành công của NH. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính suy thoái toàn cầu diễn ra phức tạp và ít nhiều ảnh hưởng đến kinh tế nước ta. Tình hình lạm phát trong nước tăng cao, chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tăng, giá thành sản phẩm tăng, cuộc sống khó khăn người dân thắt chặt chi tiêu dẫn đến hàng tồn kho của các doanh nghiệp mỗi ngày một nhiều. Kéo dài đến năm 2012, điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với các NH làm lợi nhuận trước thuế của NH không được cao chỉ đạt 18.249 triệu đồng, giảm 4.936 triệu đồng tương đương 21,29% so với năm 2011. Năm 2012, tình hình kinh tế trong nước vẫn chưa lạc quan hơn nhiều so với năm 2011, NH đang trở thành một trong những khu vực có sự xáo trộn về nhân sự khi một số lãnh đạo trong bộ máy cũ bị bắt vì những sai

31

phạm trong việc quản lý, việc sa thải, thuyên chuyển, giảm biên chế diễn ra với tần suất dày đặc. Mặc dù thu nhập từ lãi của PGD Agribank Vĩnh Xuân tăng nhưng ở mức thấp hơn mức tăng của chi phí và lãi suất cho vay của các NH để ở mức rất cao nên nguồn vốn giải ngân được không nhiều vì thế lợi nhuận của NH giảm so với năm 2011. Năm 2013, ta thấy lợi nhuận của NH tiếp tục giảm mạnh cụ thể là giảm 5.509 triệu đồng ứng với mức 30,19% so với năm 2012, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chi phí và thu nhập của Ngân hàng giảm mạnh và thu nhập giảm nhiều hơn mức giảm của chi phí nên lợi nhuận trong năm của Ngân hàng giảm so với năm 2012. Trong năm 2013, chứng kiến sự chênh lệch khá lớn và sụt giảm mạnh của vốn huy động và cả vốn cho vay của NH (lãi suất huy động là 6,5%/năm và lãi suất cho vay là 12,5%/năm chênh lệch khoảng 6%); chi phí vẫn tăng cao do NH phải tăng trích lập dự phòng rủi ro chủ yếu là rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tăng mạnh, trong khi chất lượng dự phòng lại giảm sút; cộng với chi phí lãi suất đầu vào của nguồn vốn huy động vẫn cao của nhiều khoản tiền gửi trước đây; chi phí quản lý và chi phí hoạt động lớn trong khi đó phải giảm lãi suất tiền vay cho khách hàng, mặc khác thu nhập từ lãi cho vay lại giảm vì vậy lợi nhuận trong năm này có phần sụt giảm.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, ta thấy tình hình này có chút khởi sắc hơn khi lợi nhuận chỉ giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013. Đồng thời, tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp cũng như NH đang trong tình trạng thiếu hụt nên việc tốn một ít chi phí để bù đắp là không thể tránh khỏi. Và hiện nay, Agribank vẫn tiếp tục kiên trì và nỗ lực để đạt được những kết quả tăng trưởng khả quan trong thời gian tới. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận của NH chỉ giảm nhẹ 122 triệu đồng tương đương 23,10% so với 6 tháng đầu năm 2013, đây cũng là sự cố gắng trong các chính sách của Ngân hàng để làm lợi nhuận tăng trở lại, bằng nhiều cách khác nhau như hạ lãi suất cho vay, có nhiều chương trình ưu đãi cho vay nông nghiệp hay cho các doanh nghiệp sản xuất,… nên tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2014 cũng khả quan hơn.

Nhìn chung, trước tình hình thị trường biến động kinh tế phát triển khó khăn, đặc biệt là thị trường tài chính cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các NH. Mặc khác, NHNN cũng đã có những thành công lớn trong việc ổn định tỷ giá của thị trường vàng và ngoại tệ. Về phía NH, cần có những biện pháp tích cực để tăng thu nhập bằng cách mở rộng tín dụng, đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ của NH. Bên cạnh đó, cần phải giảm thiểu những chi phí không cần thiết, tập trung quản lý và tiết kiệm chi phí khác để giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất. Trong những năm tới thì NH cần phát huy tích cực những thế mạnh để

32

đứng vững trên thị trường và phục vụ ngày càng tốt hơn cho phát triển kinh tế của huyện nhà cũng như tỉnh Vĩnh Long và cả nước. Những nguyên nhân đó đã góp phần nào tác động nhất định đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH nói chung và PGD nói riêng. Qua hình dưới đây, ta sẽ thấy rõ hơn về sự biến động của thu nhập, chi phí và lợi nhuận qua năm 2011, 2012, 2013, 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014:

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 100.000 Triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th đầu năm 2013 6th đầu năm 2014 Năm Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn, phòng gia dịch xã vĩnh xuân (Trang 41)