Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn, phòng gia dịch xã vĩnh xuân (Trang 62)

Thu nợ là một trong những vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi NH. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của NH. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được NH đặt lên hàng đầu. Không chỉ nâng cao DSCV nhiều là tốt, mà NH muốn hoạt động hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ,… làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Nhìn chung, doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì tổng doanh số thu nợ cũng tăng qua các năm.

Để tìm hiểu kỹ hơn về doanh số thu nợ của NH ta tiến hành phân tích bảng số liệu sau:

52

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ của PGD Vĩnh Xuân theo thời hạn và theo ngành kinh tế năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Theo thời hạn 538.931 603.201 612.115 64.270 11,93 8.914 1,48 Ngắn hạn 443.685 540.294 532.032 96.609 21,77 (8.262) (1,53) Trung dài hạn 95.246 62.907 80.083 (32.339) (33,95) 17.176 27,30 2. Theo ngành kinh tế 538.931 603.201 612.115 64.270 11,93 8.914 1,48 Nông nghiệp 431.145 470.497 495.814 39.352 9,13 25.317 5,38 - Trồng trọt 237.130 263.479 272.698 26.349 11,11 9.219 3,50 - Chăn nuôi 163.835 174.084 188.409 10.249 6,26 14.325 8,23 - Máy nông nghiệp 30.180 32.934 34.707 2.754 9,13 1.773 5,38 Tiểu thủ CN và DV 70.061 96.512 91.817 26.451 37,75 (4.695) (4,86) Ngành khác 37.725 36.192 24.484 (1.533) (4,06) (11.708) (32,35)

Nguồn: Phòng kế toán PGD NHNo&PTNT Vĩnh Xuân năm 2011, 2012 và 2013.

Cụ thể, năm 2012 doanh số thu nợ tăng mạnh 11,93% tương đương 64.270 triệu đồng so với năm 2011 và năm 2013 doanh số thu nợ chỉ tăng 1,48% tương đương với số tiền 8.914 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân là do cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Chính điều đó đã góp phần tạo cho khách hàng vay vốn của NH một môi trường làm ăn có hiệu quả hơn, tạo nên lợi nhuận trả nợ cho NH đúng theo câu “lợi nhuận của khách hàng cũng là lợi nhuận của Ngân hàng”. Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự nỗ lực trong công tác tìm kiếm khách hàng tiềm năng được đánh giá xếp loại tốt để cho vay theo mô hình xếp hạng khách hàng, làm tốt công tác lượng hóa rủi ro tín dụng của khách hàng qua việc thực hiện tốt quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, liên hệ với khách hàng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng đến hạn trả nợ,… Đồng thời, do đặc thù kinh tế của địa bàn là nền kinh tế nông nghiệp vì vậy trong những năm qua do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên năng suất tăng cao, người dân vừa trúng mùa, vừa trúng giá thêm vào đó tỉnh ta có chính sách chuyển cơ cấu trồng trọt, vật nuôi và áp dụng mô hình 50 triệu/ha mang lại hiệu quả kinh tế cao nên họ tranh thủ trả nợ

53

cho NH. Kéo theo đó là tình hình thu nợ của 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng theo đạt 323.511 triệu đồng tăng 29.410 triệu đồng tương đương 10% so với 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ của PGD Vĩnh Xuân theo thời hạn và theo ngành kinh tế 6/2013 và 6/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng 6th2014/6th2013 Chỉ tiêu 6 th đầu năm 2013 6th đầu năm 2014 Số tiền % 1. Theo thời hạn 294.101 323.511 29.410 10,00 Ngắn hạn 257.838 284.690 26.852 10,41 Trung dài hạn 36.263 38.821 2.558 7,05 2. Theo ngành kinh tế 294.101 323.511 29.410 10,00 Nông nghiệp 237.045 261.073 24.028 10,14 - Trồng trọt 136.340 155.427 19.087 14,00 - Chăn nuôi 88.077 91.725 3.648 4,14

- Máy nông nghiệp 12.628 13.921 1.293 10,24

Tiểu thủ CN và DV 45.409 43.027 (2.382) (5,25)

Ngành khác 11.647 19.411 7.764 66,66

Nguồn: Phòng kế toán PGD NHNo&PTNT Vĩnh Xuân, 6/2013 và 6/2014.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Phân tích thu nợ theo thời hạn tín dụng để thấy được tình hình thu nợ nhằm đánh giá được phần nào hiệu quả tín dụng của NH. Ta thấy, cùng với sự gia tăng ổn định của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng liên tục trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ qua các năm và đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự gia tăng thu nợ.

a) Doanh số thu nợ ngắn hạn

Doanh số thu nợ ngắn hạn có sự tăng giảm không đồng đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 doanh số này tăng cao 96.609 triệu đồng tương đương 21,77% so với cùng kỳ năm trước, sang năm 2013 doanh số này giảm 1,53% so với năm 2012. Các khoản nợ này có đặc điểm là thời gian sử dụng ngắn, mau đến hạn, vì vậy Ngân hàng cũng thu hồi vốn và lãi nhanh chóng, qua đó doanh số thu nợ cũng tăng lên. Mặt khác, Chính phủ đã hỗ trợ vào việc đẩy

54

mạnh sản xuất kinh doanh cho nền kinh tế nên đã góp phần đẩy mạnh vào công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được nhanh hơn. Đồng thời, do việc sản xuất của các hộ vay vốn đạt được hiệu quả cao do gặp những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng có nhiều thuận lợi, giá cả thị trường ổn định nên người nông dân có được nguồn thu nhập đảm bảo trả nợ gốc và lãi cho NH. Bên cạnh đó, do chu kỳ sản xuất của nông dân là ngắn hạn, nhu cầu về vốn sản xuất ngày càng tăng nên đa số nông dân thu hoạch xong là trả nợ cho NH rồi tiến hành làm thủ tục vay trở lại để kịp chu kỳ sản xuất mới nên làm cho DSTN ngắn hạn được đảm bảo tương đối ổn định. Sang năm 2013, doanh số này giảm nguyên nhân là do khó khăn chung của nền kinh tế còn tồn đọng, hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp kém hiệu quả, khả năng trả nợ giảm, việc thu nợ của Ngân hàng cũng khó hơn. Song song đó, DSTN của 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng lên 10,41% tăng 26.852 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Ngoài những nguyên nhân trên về phía NH, cán bộ NH làm công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Các khoản cho vay cán bộ, công nhân viên vay được trả góp hàng tháng nên việc thu hồi nợ không bị tồn đọng vì nguồn thu nhập của họ tương đối ổn định.

Nhìn chung, công tác thu hồi nợ ngắn hạn của NH qua các năm là khả quan, bằng chứng là DSTN ngắn hạn đến 6 tháng đầu năm 2014 vẫn còn tăng. Mặc dù trong những năm qua NH gặp không ít khó khăn đã ảnh hưởng không ít đến sản xuất của người dân và việc mở rộng đầu tư của NH cũng bị hạn chế, tuy nhiên để đảm bảo uy tính của mình và thuận lợi trong những lần vay tiếp theo nên người nông dân đã tranh thủ mọi nguồn vốn để trả nợ cho NH.

b) Doanh số thu nợ trung dài hạn

Qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, DSTN trung dài hạn tại Ngân hàng có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2012 doanh số này giảm với tốc độ 33,95% tương đương 32.339 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do các khoản vay mang tính chất dài hạn, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp bị thua lỗ, chi phí tăng cao nên việc trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng trong năm không đảm bảo làm cho doanh số thu nợ Ngân hàng giảm. Bước sang năm 2013, doanh số này tăng trở lại với mức tăng 17.176 triệu đồng so với năm 2012 tương đương 27,30%. DSTN trung dài hạn tăng lên nguyên nhân chính là do các món vay trung dài hạn nhờ có sự lựa chọn đối với một số khách hàng truyền thống có nguồn thu nhập ổn định và có mối quan hệ tốt với NH, khả năng trả nợ gốc và lãi cao; kết hợp đầu tư, giải ngân bằng hình thức nhận nợ nhiều lần theo tiến độ sử dụng vốn của người vay, nếu khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối

55

với Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ không tiếp tục phát vay. Cho nên, vừa đảm bảo món vay đúng mục đích, tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn vay, đạt hiệu quả mà còn thu hồi được nợ và lãi đúng hạn. Thêm vào đó, người vay muốn tạo uy tín đối với NH nên thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để NH xem xét cho vay các khoản tiếp theo. Xét thấy 6 tháng đầu năm 2014 doanh số này cũng có chiều hướng tăng 2.558 triệu đồng tăng 7,05% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân cụ thể là do người dân vay vốn để cải tạo vườn và họ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, biết được nhu cầu của thị trường nên trồng cây có giá trị kinh tế cao như: Cam sành, bưởi Năm Roi, chôm chôm, sầu riêng,… Bên cạnh đó, xu hướng mua máy nông nghiệp ngày càng nhiều với quy mô lớn của nhiều hộ nông dân và trung bình nguồn vốn này cho nông dân vay đang thu được kết quả rất tốt giúp cho nhiều hộ nông dân thoát khỏi cảnh đói nghèo, trong đó nguồn vốn của NH đóng vai trò rất quan trọng trong công tác này cho nên DSTN tăng lên trong năm.

Doanh số thu nợ trung dài hạn tăng cho thấy các khoản vay đã được người vay sử dụng một cách hợp lý, tạo ra được lợi nhuận cho chính người vay và có khả năng trả nợ cho NH. Đây là lĩnh vực có thể mở rộng trong tương lai, một mặt đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển kinh tế trên địa bàn, mặc khác đem lại lợi nhuận cho NH. Tuy nhiên, cùng với mục tiêu mở rộng quy mô tín dụng trung dài hạn thì đòi hỏi chất lượng tín dụng phải được tăng cường và cải thiện tốt hơn nữa, NH phải đảm bảo đúng quy trình tín dụng, đặc biệt là quy trình phân tích tín dụng, thẩm định khách hàng.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Dựa vào kết quả hoạt động thu nợ của NH ta thấy. Doanh số thu nợ tăng rất nhanh nguyên nhân là do trong những năm gần đây công tác cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng. Trong đó, mô hình kinh tế nông nghiệp tăng cao trong những năm qua nguyên nhân là do hoạt động của mô hình này làm ăn có hiệu quả phát huy thế mạnh của từng lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao thu hồi vốn nhanh đã thu hút được nhiều người tham gia.

a) Nông nghiệp

Doanh số thu nợ nông nghiệp tăng qua các năm, tốc độ tăng cao nhất vào năm 2012. Trong năm 2012, DSTN này tăng 9,13% so với năm 2011, đến năm 2013, doanh số này tăng 5,38% so với năm 2012 tương đương với số tiền 25.317 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh ngày càng ổn định và tăng trưởng. Đại đa số khách hàng hoạt

56

động có hiệu quả nên đã tạo lợi nhuận cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng và cùng với sự kiên quyết thu hồi nợ của cán bộ tín dụng nhắc nhở từng khách hàng khi nợ đã đến hạn. Đồng thời, với chính sách thu nợ nhiều lần làm cho người vay có ý thức hơn trong việc hoàn trả nợ vay đúng hạn nên doanh số này tăng qua các năm. Hơn nữa, nông dân trên địa bàn đã trở thành khách hàng thân thiện với NH trong hoạt động vay trả thường xuyên. Song, cũng chính những nguyên nhân trên đã kéo theo DSTN ngành nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 10,14% đạt 261.073 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Doanh số thu nợ ngành này tăng là do sự biến động của nhiều lĩnh vực như: Trồng trọt, chăn nuôi và máy nông nghiệp, trong đó lĩnh vực trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành nông nghiệp trên 55%.

 Trồng trọt

Doanh số thu nợ lĩnh vực trồng trọt tăng qua các năm, tốc độ tăng mạnh nhất vào năm 2012 tăng 11,11% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2014 tăng với tốc độ 14% so với 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2013 doanh số này chỉ tăng ở mức nhẹ 3,50% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do trong năm 2013 tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch đối với cây lúa hiện từ 10 – 13%. Năm 2013, tổng sản lượng lúa của Việt Nam đạt 43,7 triệu tấn thì lượng lúa thất thoát trước, trong và sau khi thu hoạch vào khoảng 4 triệu tấn. Và số tiền bị mất của nông dân khi thu hoạch lúa do bị thất thoát là một con số không nhỏ. Ngoài việc sản phẩm trồng trọt tăng nhanh về số lượng, trong khi chất lượng lại tăng chậm khiến sản phẩm khó tiêu thụ cạnh tranh trên thị trường thì tình trạng sử dụng lãng phí, không đúng quy trình các loại vật tư nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, nước tưới là nguyên nhân khiến chi phí sản xuất từ ngành trồng trọt tăng, lợi nhuận sụt giảm, ít có khả năng trả nợ điều này đã dẫn đến doanh số thu nợ trong lĩnh vực trồng trọt trong năm 2013 chỉ tăng ở mức nhẹ.

Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 doanh số này tăng mạnh là vì giá cả nông sản tăng lên, nông dân được mùa nên thu nhập của họ cao, có khả năng trả nợ. Mặc khác, việc trồng các loại cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái miệt vườn góp phần cải thiện cuộc sống cho nông dân. Cụ thể, các hộ sản xuất xã đã cải tạo đất để trồng cây ăn trái như: Cam, bưởi, nhãn, chôm chôm,… bên cạnh đó còn trồng xen các loại cây ngắn hạn như: Hoa màu, ớt, đậu, bắp,… nhằm lấy ngắn nuôi dài đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp, đưa các loại hoa màu trồng trên đất ruộng phá thế độc canh cây lúa ở các xã Vĩnh Xuân, Trà Côn, Tích Thiện đã tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích là chủ trương đúng đắn trong

57

phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện, được bà con đồng tình hưởng ứng nên sản xuất rau màu của huyện không ngừng phát triển. Từ đó góp phần giúp cán bộ tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong công tác thu nợ.

Nhìn chung, nguyên nhân là do việc sản xuất của người nông dân đạt kết quả tốt, năng suất tăng do thời tiết thuận lợi, sử dụng các giống cây trồng có phẩm chất tốt, nâng suất cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, bên cạnh đó thì thị trường tiêu thụ trong những năm qua cũng tương đối ổn định, hàng hóa nông sản bán được giá nên người nông dân có thu nhập để trả nợ vay Ngân hàng.

 Chăn nuôi

Cũng theo xu hướng chung, doanh số này tăng liên tục qua các năm. Năm 2012 doanh số thu nợ này tăng 6,26% so với năm 2011 tương đương 10.249 triệu đồng, sang năm 2013 doanh số này tiếp tục tăng với tốc độ là 8,23% so với năm 2012. Lĩnh vực chăn nuôi cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của NH vì trồng trọt và chăn nuôi là 2 lĩnh vực sản xuất chủ yếu của người nông dân. Chăn nuôi đạt năng suất cao và trúng giá vào năm 2012, đồng thời việc tăng doanh số thu nợ với mục đích chăn nuôi là do việc Cán bộ Ngân hàng đã xét duyệt kỹ hơn đối với các hộ vay vốn với mục đích chăn nuôi, giúp giảm thiểu được rủi ro các khoản cho vay,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn, phòng gia dịch xã vĩnh xuân (Trang 62)