Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn, phòng gia dịch xã vĩnh xuân (Trang 45)

 Định hướng phát triển tại địa phương

Mở thêm các trường đào tạo nghề, nâng cao trình độ để mở ra cơ hội việc làm cho người dân.

Từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông, xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế tại địa phương.

Cân đối nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực nông – ngư nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.

35

Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, mời gọi đầu tư từ các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tăng cường nguồn vốn thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Để làm được điều này thì không thể thiếu nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này chủ yếu được cung cấp từ NH, bên cạnh đó các dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi, thu hộ, chi hộ là các hoạt động chỉ có NH mới có thể đảm nhiệm.

 Định hướng phát triển của NHNo&PTNT – PGD Vĩnh Xuân

Thực hiện có hiệu quả các phong trào do NHNo&PTNT Tỉnh đưa ra cũng như phong trào Huyện Trà Ôn.

Quyết tâm hoàn thành các chi tiêu hoạt động năm 2014:  Nguồn vốn huy động tăng 50% - 55% so với năm 2013  Tổng dư nợ đạt mức tăng trưởng 11% - 14%

 Tập trung thực hiện tốt các giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo thu hồi nợ gốc và lãi với tỷ lệ cao,…

Nâng cao năng lực tài chính, ra sức phấn đấu và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tài chính được giao. Trong nền kinh tế như hiện nay, phải luôn chủ động tìm kiếm khách hàng, tránh thái độ trông chờ khách hàng tìm đến Ngân hàng.

Chấp hành nghiêm túc các chủ trương chính sách của Nhà nước, các quy định của ngành, không để xảy ra các vụ việc vi phạm, chỉnh sửa khắc phục những sai sót do đoàn kiểm tra kiến nghị.

Nâng cao uy tín của Ngân hàng thông qua nâng cao chất lượng phục vụ nghiệp vụ của Ngân hàng. Đổi mới hệ thống quản lý khách hàng thông qua việc sử dụng công nghệ tin học.

Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò NHTM hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, NH luôn thực hiện tốt phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng”.

36

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI

NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN – PGD XÃ VĨNH XUÂN 4.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một NHTM hoạt động có hiệu quả là một NH huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng, nó là nguồn lực để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tồn tại. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong các NH, với phương châm “đi vay để cho vay”. Vì vậy, nếu NH phát huy tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang lại cho NH nhiều lợi nhuận, đồng thời tạo điều kiện tốt cho sự cạnh tranh của các NH. Một NH muốn đứng vững và hoạt động tốt thì trước tiên nguồn vốn của NH phải đủ lớn để đảm bảo hoạt động tín dụng được thuận lợi. Để có thể tạo ra được lợi nhuận, NH cần phải huy động được nguồn vốn để kinh doanh. Tuy nhiên, việc thừa vốn hay thiếu vốn đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH. Như vậy, việc cân đối nguồn vốn của NH là rất cần thiết, nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Nhận thức được điều đó, bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động tín dụng trong những năm qua, PGD Agribank Vĩnh Xuân đã chú trọng và tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ, đồng thời linh hoạt trong việc tiếp nhận vốn đều chuyển từ Hội sở, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho khách hàng.

Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên nguồn vốn hoạt động của NH trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu của 3 năm 2011 – 2013 như sau:

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của PGD Vĩnh Xuân năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 501.214 650.369 651.034 149.155 29,76 665 0,10 Vốn điều chuyển 20.891 11.711 11.559 (9.180) (43,94) (152) (1,30) Tổng 522.105 662.080 662.593 139.975 26,81 513 0,08

37

Do nằm trong hệ thống NH Quốc doanh lớn nhất cả nước nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay được dễ dàng, nếu NH huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về NH cấp trên theo quy định, ngược lại nếu NH cấp dưới huy động không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay thì NH cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho NH cấp dưới. Do đó, nguồn vốn kinh doanh của NH chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển của NH cấp trên. Trong đó, vốn huy động đóng vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Ngoài ra, còn có vốn điều chuyển mà NH nhận được nhằm giúp cho NH luôn hoạt động ổn định trong trường hợp NH thiếu vốn. Và trong 6 tháng đầu năm, nguồn vốn của NH cũng ít nhiều biến động, cụ thể ta xét bảng dưới đây để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của NH qua 6 tháng đầu năm 2013 và 2014:

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của PGD Vĩnh Xuân 6/2013 và 6/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng 6th2014/6th2013 Chỉ tiêu 6 th đầu năm 2013 6th đầu năm 2014 Số tiền % Vốn huy động 559.889 670.565 110.676 19,77 Vốn điều chuyển 11.403 643 (10.760) (94,36) Tổng 571.292 671.208 99.916 17,49

Nguồn: Phòng kế toán PGD NHNo&PTNT Vĩnh Xuân, 6/2013 và 6/2014.

Sau 13 năm, kể từ khi chính thức khai trương PGD Vĩnh Xuân, nguồn vốn tại NH có sự tăng trưởng rõ rệt. Sự tăng trưởng này được thể hiện rõ nhất ở năm 2012 với mức tăng 139.975 triệu đồng tương đương 26,81% so với năm 2011. Trong năm 2012 đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng của thị trường tài chính Ngân hàng. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động trong năm tăng lên đáng kể và vốn điều chuyển đang có chiều hướng giảm. Điều này chứng tỏ quy mô vốn hoạt động của NH ngày càng tăng cao. Trong đó, nếu xét riêng từng nguồn vốn thì nguồn vốn hình thành từ vốn huy động của NH luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng nhưng ở mức tăng trưởng nhẹ 0,08% tương đương tăng 513 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có được nhờ nhiều nguyên nhân, đó là nền kinh tế của nước ta nói chung và nền kinh tế địa phương nói riêng đã từng bước hồi phục nên người dân trên địa bàn có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi hơn để gửi vào NH. Ngoài ra, NH cũng đã có nhiều biện pháp thiết thực để mở rộng số lượng khách hàng mới và tung ra các chương trình khuyến mãi. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn lớn hơn cả năm 2013 với mức tăng là

38

17,49% tương đương 99.916 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Sở dĩ có sự tăng lên của tổng nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm 2014 là do vốn huy động tăng mạnh về cả tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn. Cho thấy NH ngày càng nâng cao uy tín, chất lượng phục vụ, đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình, có hiệu quả thu hút được lượng tiền gửi lớn từ dân cư và tổ chức kinh tế. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu phân tích cụ thể từng loại nguồn vốn:

4.1.1 Vốn huy động

Qua bảng 4.1, ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013 chiếm tỷ trọng hơn 90% trong tổng nguồn vốn và tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, nguồn vốn huy động năm 2012 tăng 149.155 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 29,76% so với năm 2011. Sang năm 2013, nguồn vốn huy động tăng nhẹ 665 triệu đồng tương đương với mức tăng là 0,10% so với cùng kỳ năm trước. Ta thấy, nguồn vốn huy động qua 3 năm chiếm tỷ trọng rất cao từ 95% - 98% trên tổng vốn huy động và điều đặc biệt là tỷ trọng này cũng tăng đều qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy, NH ngày càng có thể chủ động hơn trong cho vay vì không cần chờ xin vốn điều chuyển từ cấp trên nên sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho NH. Có thể nói, đội ngũ cán bộ công nhân viên đã rất nỗ lực, cố gắng trong việc nâng cao tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn.

Năm 2010 để lại vô vàn khó khăn, đặc biệt là những bất ổn về kinh tế vĩ mô cho năm 2011. Kinh tế Thế giới sau hơn hai năm lâm vào suy thoái đã phục hồi trở lại nhưng không vững chắc và đồng đều giữa các khu vực. Lạm phát và giá cả hàng hóa có xu hướng tăng cao, thị trường tài chính thế giới biến động phức tạp. Khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng Euro lan rộng, nợ công ở nhiều nền kinh tế chủ chốt tăng cao tới mức nguy hiểm. Đồng đô-la Mỹ biến động mạnh, giá vàng tăng cao ở mức kỷ lục.Những diễn biến kinh tế, tài chính Thế giới nêu trên tác động không nhỏ tới diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước cộng hưởng với những yếu kém nội tại làm cho bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2011 không mấy khả quan. Điều này đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát cho nên các giao dịch của các doanh nghiệp bị giảm một cách đáng kể. Đây là năm đầy khó khăn và thử thách của NH lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN cùng với cuộc đua lãi suất của các NH khác nên lãi suất biến động liên tục, khách hàng đua nhau rút tiền tại các NH ở mức lãi suất thấp để gửi vào NH có mức lãi suất cao hơn, vì thế mà lượng tiền gửi tại NH trong năm 2011 là ít nhất trong 3 năm.

39

Bước sang năm 2012, ngành NH vẫn còn nhiều biến động như: Tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ,… và lãi suất giảm gây khó khăn cho công tác huy động vốn của nhiều NH. Tuy nhiên, ngược lại với tình hình biến động đó, nguồn vốn huy động tại PGD Agribank Vĩnh Xuân tăng lên với con số khá ấn tượng trong 3 năm. Nguyên nhân là donăm 2012, NHNN đã có nhiều chính sách quản lý phù hợp với bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và quốc tế, điều này đã phần nào làm giảm bớt đi sự khó khăn trong ngành NH. Đối với NH đã có nhiều chính sách chăm sóc khách hàng nhằm thu hút nguồn vốn như: Tặng tiền, quà cho khách hàng gửi tiền vào đầu năm mới, trong năm còn nhiều chương trình khuyến mãi như gửi tiền trúng xe,… Cụ thể, để thực hiện cam kết “Agribank luôn đồng hành cùng các dự định và thành công của Quý khách hàng”, NH đã không ngừng nỗ lực đem đến những tính năng, tiện ích mới và đặc biệt là những chương trình khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn tạo niềm vui, sự thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm bằng thẻ, chương trình tưng bừng khuyến mại thẻ Agribank 2012 (23/2/2012) đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như những hộ nông dân tại địa phương. Điều này đã giúp khách hàng tìm đến với NH với mục đích là gửi tiền vào để hưởng những lợi ích tốt nhất và an toàn nhất. Và trong năm 2012, một số người dân có đất vào quy hoạch xây dựng chợ do chưa có kế hoạch đầu tư sản xuất nên họ đã gửi tiền vào NH với mục đích lấy lãi điều này đã góp phần làm vốn huy động tăng lên, thêm vào đó năm 2012 giá vàng, đô-la đầy biến động người dân sợ rủi ro nên đã gửi tiền vào NH vừa đảm bảo an toàn lại vừa có lãi thay vì mua vàng về dự trữ.

Sang năm 2013, nền kinh tế Việt Nam khả quan hơn nhiều vì thế các hoạt động sản xuất của người dân cũng thuận lợi kéo theo thu nhập của người dân tăng lên. Trong năm 2013, tình hình kinh tế tại địa phương có bước phát triển, thu nhập của người dân tại địa phương tăng lên nên có nhiều tiền hơn để gửi vào Ngân hàng. Thêm vào đó, do nhận thức của người dân đã thay đổi, họ nhận thấy được việc gửi tiền vào NH sẽ an toàn hơn giữ ở nhà và đầu tư vào lĩnh vực khác, vì vậy việc mua vàng sau khi thu hoạch nông sản của người dân đã giảm lại và họ chuyển sang gửi tiền vào NH vừa an toàn vừa nhận được lãi suất tiền gửi. Mặc khác, do nhu cầu cấp tín dụng đối với tầng lớp dân cư tăng, để đáp ứng nhu cầu đó NH đã tăng cường công tác huy động vốn bằng các sản phẩm huy động vốn khá đa dạng và phù hợp để thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều này đã cho thấy, NH đã có những chính sách hợp lý để thu hút dân cư trên địa bàn nên nguồn vốn huy động trong năm 2013 chiếm tỷ trọng khoảng 98% trong tổng cơ cấu nguồn vốn.

40

Trong 6 tháng đầu năm 2014, kinh tế Thế giới tiếp tục đang trên đà phục hồi và lĩnh vực NH cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cụ thể, vốn huy động của 6 tháng đầu năm 2014 có mức tăng 110.676 triệu đồng tương ứng 19,77% so với 6 tháng đầu năm 2013 và đặc biệt chiếm tỷ trọng gần 100% trong cơ cấu nguồn vốn, điều này cho thấy NH đã chủ động được trong công tác huy động vốn. Nguyên nhân làm cho vốn huy động của NH tăng là do nền kinh tế vừa bước qua giai đoạn khủng hoảng tiến tới giai đoạn ổn định và phát triển thì người dân làm ăn kinh doanh có hiệu quả và có thừa tiền gửi vào NH để sinh lợi nhuận nhiều hơn, NH huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ nông dân cũng như các doanh nghiệp tại địa phương. Agribank đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn, tăng cường các hoạt động tiếp thị, khuyến mãi và các hoạt động marketing khác để tăng cường vốn huy động. Bên cạnh đó, cần có sự thỏa mãn về lãi suất và một điều không kém phần quan trọng là thái độ phục vụ của nhân viên trong NH phải có trách nhiệm là làm cho khách hàng thoải mái, hài lòng khi giao dịch với NH và để một ấn tượng đẹp về NH trong lòng khách hàng, có như vậy NH mới có thể đạt được kết quả huy động như mình mong muốn.

4.1.2 Vốn điều chuyển

Hầu hết các NH, không riêng gì PGD Agribank Vĩnh Xuân nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu về vốn của khách hàng. Do vậy, khi việc huy động không đủ, thì ngay lập tức NH cấp trên sẽ điều chuyển vốn về chi nhánh cấp dưới. Vốn điều chuyển chi phí sẽ cao hơn vốn huy động, do đó các NH thường cố gắng giảm nguồn vốn này

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn, phòng gia dịch xã vĩnh xuân (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)