4.2.1 Phân tích doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH cho khách hàng vay, không nói đến các khoản vay đó đã thu được hay chưa trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng hoạt động tín dụng của NH. Trong những năm qua PGD Agribank Vĩnh Xuân đã không ngừng củng cố và mở rộng đầu tư cho vay trên địa bàn, cụ thể là tình hình doanh số cho vay của NH giai đoạn từ năm 2011 đến quý II năm 2014 được thể hiện qua bảng 4.3 và 4.4 dưới đây: Bảng 4.3: Doanh số cho vay của PGD Vĩnh Xuân theo thời hạn và theo ngành
kinh tế năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Theo thời hạn 603.727 651.201 669.469 47.474 7,86 18.268 2,81 Ngắn hạn 547.534 586.865 596.527 39.331 7,18 9.662 1,65 Trung dài hạn 56.193 64.336 72.942 8.143 14,49 8.606 13,38 2. Theo ngành kinh tế 603.727 651.201 669.469 47.474 7,86 18.268 2,81 Nông nghiệp 482.982 516.645 533.949 33.663 6,97 17.304 3,35 - Trồng trọt 270.470 299.495 283.038 29.025 10,73 (16.457) (5,49) - Chăn nuôi 188.363 184.403 210.117 (3.960) (2,10) 25.714 13,94 - Máy nông nghiệp 24.149 32.747 40.794 8.598 35,60 8.047 24,57 Tiểu thủ CN và DV 78.484 99.478 102.547 20.994 26,75 3.069 3,09 Ngành khác 42.261 35.078 32.973 (7.183) (17,00) (2.105) (6,00)
Nguồn: Phòng kế toán PGD NHNo&PTNT Vĩnh Xuân năm 2011, 2012 và 2013.
Nhìn chung, doanh số cho vay của NHNo&PTNT – PGD Vĩnh Xuân tăng liên tục qua 3 năm 2011 – 2013, chiếm tỷ trọng lớn là các khoản cho vay ngắn hạn và có xu hướng tăng dần tỷ trọng theo thời gian, còn các khoản cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Việc DSCV tăng lên cho thấy rằng nguồn vốn của NH đã dần đảm bảo được nhu cầu cho nhân dân. Cụ thể, DSCV của NH năm 2012 tăng 47.474 triệu đồng tương ứng 7,86% so với năm
43
2011 và không ngừng ở đó, sang năm 2013 DSCV của NH tăng 18.268 triệu đồng tương ứng 2,81% so với năm 2012.
Đây là kết quả của quá trình nỗ lực của chính nhân viên Ngân hàng trong công tác thực hiện theo mục tiêu mở rộng tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm 2011 – 2013 thông qua việc cải thiện từng bước đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến vay vốn. Trong quá trình cho khách hàng vay vốn, NH luôn công khai các thủ tục vay vốn đối với khách hàng; chủ động và ưu tiên về nguồn vốn để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn vay của NH; thực hiện và triển khai tốt chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, việc thực hiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ sản xuất ngành nghề, chủ trang trại hợp tác xã lên tới 50 triệu đồng, 200 triệu đồng và 500 triệu đồng. Điều này đã làm đơn giản hóa thủ tục cho vay, tiết kiệm thời gian cho khách hàng và Ngân hàng, tăng hiệu quả cho vay.
Bên cạnh đó, NH đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của cán bộ tín dụng bằng cách thực hiện tư vấn trong việc sử dụng vốn vay bảo đảm an toàn, hiệu quả cho cả khách hàng và Ngân hàng. Mặc khác, do PGD nằm ở vùng nông thôn, vùng mà người dân có nhịp sống tương đối chậm hơn so với các vùng khác thì việc thao tác nghiệp vụ nhanh gọn, chính xác là yêu cầu thiết yếu đối với nhân viên Ngân hàng khi làm việc. Đồng thời, cán bộ nhân viên phải luôn hoàn thiện và đặc biệt, NH ra đời vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đồng hành phát triển cùng mục tiêu hoạt động "Tam nông", NH gắn bó và nỗ lực hết mình vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam nói chung và tại địa phương nói riêng vì vậy thân thiện trong giao tiếp, chân thành trong mỗi cử chỉ, lời nói, hành động là sự cần thiết ở mỗi nhân viên trong NH. Cộng thêm mặt bằng lãi suất cho vay của NH cũng thấp hơn so với mặt bằng lãi suất chung của các NHTMCP trên địa bàn. Ngoài ra, sự tăng trưởng của DSCV còn có sự ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế - xã hội đang ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của các cá nhân, doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long nói chung và trên địa bàn xã nói riêng để bổ sung nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đang ngày càng gia tăng.
Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số này giảm xuống 11,80% so với 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong năm 2014 đã có nhiều dấu hiệu khả quan hơn so với những năm trước đây, nguồn thu nhập được nâng cao vì vậy mà người dân đã tự cấp cho mình một nguồn vốn từ chính sức lao động của mình làm ra.
44
Sau đây là bảng số liệu về DSCV của NH qua 6th/2013 và 6th/2014: Bảng 4.4: Doanh số cho vay của PGD Vĩnh Xuân theo thời hạn và theo ngành
kinh tế qua 6/2013 và 6/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng 6th2014/6th2013 Chỉ tiêu 6 th đầu năm 2013 6th đầu năm 2014 Số tiền % 1. Theo thời hạn 292.200 257.720 (34.480) (11,80) Ngắn hạn 261.405 235.556 (25.849) (9,89) Trung dài hạn 30.795 22.164 (8.631) (28,03) 2. Theo ngành kinh tế 292.200 257.720 (34.480) (11,80) Nông nghiệp 232.883 203.599 (29.284) (12,57) - Trồng trọt 130.962 105.871 (25.091) (19,16) - Chăn nuôi 86.988 87.343 355 0,41
- Máy nông nghiệp 14.933 10.385 (4.548) (30,46)
Tiểu thủ CN và DV 44.707 46.389 1.682 3,76
Ngành khác 14.610 7.732 (6.878) (47,08)
Nguồn: Phòng kế toán PGD NHNo&PTNT Vĩnh Xuân, 6/2013 và 6/2014.
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Doanh số cho vay theo thời hạn phản ánh tỷ lệ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn so với tổng doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm. Để tìm hiểu rõ hơn về DSCV theo thời hạn ta tiến hành phân tích DSCV ngắn hạn và trung dài hạn:
a) Doanh số cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn có thời hạn đến 12 tháng với mục đích nhằm tài trợ vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. NH cho vay ngắn hạn để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt của các hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho từng vụ trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, phục vụ đời sống của người dân trên địa bàn. Phần lớn khách hàng của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản rất cần nguồn vốn để mua nguyên liệu, con giống, cây trồng, trả tiền hàng,... phục vụ cho quá trình sản xuất. Đây là những khách hàng truyền thống của NH. Cùng với sự phát triển của cả huyện, đời sống của nhân dân cũng dần được cải thiện, nhu cầu vốn cho sản xuất cũng được nâng cao. Vì vậy, khi nói
45
đến hoạt động tín dụng của NH thì tín dụng ngắn hạn luôn được các NH quan tâm hàng đầu. Phần lớn các NH tập trung cho vay ngắn hạn để bảo đảm vấn đề thanh khoản và PGD Agribank Vĩnh Xuân cũng vậy. Ngoài ra, cho vay ngắn hạn thì vòng quay vốn tín dụng nhanh hơn, hạn chế rủi ro lãi suất.
DSCV ngắn hạn của NH nhìn chung qua 3 năm tăng không đồng đều, tăng mạnh nhất trong năm 2012 và ít nhất vào năm 2013. Cụ thể, DSCV ngắn hạn của NH năm 2012 tăng 7,18% so với năm 2011 tương ứng với số tiền 39.331 triệu đồng. Nguyên nhân của tình hình trên là do tỷ lệ lạm phát năm 2012 đạt mức thấp 6,81% được các chuyên gia đánh giá như “tấm huy chương” với cả niềm vui và nỗi lo âu. Tuy tỷ lệ lạm phát ở mức thấp nhưng trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn, tổng cầu suy giảm quá mức sẽ gây những khó khăn cho kinh tế vĩ mô. Điều này đã làm cho chi phí đầu vào đối với sản xuất và giá tiêu dùng tăng làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng như: chi phí con giống, cây trồng, xăng dầu,... Để xoay sở thì các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chọn cách vay vốn tạm thời của NH để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, tại địa phương có khoảng trên 80% là nông dân làm sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn nên cho vay ngắn hạn sẽ tạo cho NH thu nợ được dễ dàng. Đồng thời, các hộ vay vốn đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, số hộ vay ngày càng tăng qua các năm. Đối với NH, đã thực hiện các chương trình hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi, thủ tục vay được đơn giản hóa, đội ngũ cán bộ tín dụng nhiệt tình giúp đỡ người dân khi đến vay vốn. NH có đủ vốn để kịp thời cung cấp cho khách hàng vì nguồn vốn của NH cũng huy động bằng hình thức ngắn hạn và vòng quay cũng nhanh hơn.
Sang năm 2013, nhu cầu vốn ngắn hạn tăng nhưng tốc độ tăng không cao so với cùng kỳ năm trước, cụ thể DSCV ngắn hạn năm này đạt 596.527 triệu đồng, tăng 1,65% so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do kinh tế trong năm đã có bước khôi phục kéo theo đó là tình hình sản xuất của người dân tại địa phương cũng dần ổn định, tạo được nguồn thu nhập đáng kể từ chính sức lao động của mình, vì vậy nhu cầu thiếu vốn của người dân trong năm cũng giảm đi.
Về sáu 6 đầu năm 2014 DSCV ngắn hạn có xu hướng giảm so với 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân là do tình hình trong nước nền kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát đó là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, đồng bào cả nước và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực. Vì vậy, trong hai quý đầu năm 2014 của NH đã giảm xuống 9,89% tương đương 25.849 triệu đồng so với hai quý đầu năm 2013.
46
b) Doanh số cho vay trung và dài hạn
Tuy chiếm tỷ trọng không lớn (dưới 11% tổng DSCV) nhưng cũng góp phần làm tăng DSCV qua các năm. Sở dĩ như vậy là vì hoạt động kinh doanh NH tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, những món vay mà NH cho khách hàng vay thường là những món vay tương đối lớn và nếu cho vay với thời gian dài thì khả năng phát sinh rủi ro càng cao. Nắm bắt được tình hình đó, NH đã hết sức thận trọng trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn. Cán bộ tín dụng chỉ xét duyệt cho vay đối với những khách hàng vay trung và dài hạn khi họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vay vốn, có phương án đầu tư khả thi, có kế hoạch trả nợ hữu hiệu để đảm bảo cho việc thu hồi nợ đúng hạn, nâng cao tính hiệu quả trong công tác cho vay của NH. Trong 3 năm qua, DSCV trung và dài hạn có sự tăng trưởng ổn định qua các năm, cụ thể năm 2012 doanh số này tăng 14,49% tương ứng 8.143 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số này tiếp tục tăng với tốc độ 13,38% tương đương 8.606 triệu đồng.
Điều này cho thấy NH đã tăng cường vốn cho hoạt động cấp tín dụng trung dài hạn. NH đã khuyến khích nông dân mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn hơn, điều này làm cho tỷ trọng cho vay trung dài hạn tăng lên. Bên cạnh đó, NH mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế như cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay các doanh nghiệp, thương mại dịch vụ, các ngành công nghiệp xây xát,... góp phần làm tăng doanh số cho vay trung dài hạn qua các năm. Đồng thời, năm 2012 NHNo&PTNT cũng đã giảm lãi suất cho vay xuống đối với mọi đối tượng khách hàng vay vốn phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng cao. Với sự ra đời hàng loạt các máy móc hiện đại như máy cày, máy xới, máy phun thuốc, đặc biệt là máy gặt đập liên hợp phục vụ cho thu hoạch lúa hiện nay. Với loại máy này thì chi phí đầu tư rất cao vì thế không thể nào trong một năm mà người dân có thể thu hồi vốn được. Và đây là những dự án khả thi góp phần phát triển kinh tế cho khu vực nên NH không ngần ngại đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, NH còn cho vay trung dài hạn với đối tượng là cán bộ công nhân viên thế chấp bằng tiền lương để cải thiện đời sống như mua nhà, sửa nhà, mua sắm xe và tiện nghi sinh hoạt gia đình. Song song đó, những mức tăng này chủ yếu trong thời kỳ hoạt động NH xúc tiến các khoản vay khi mà lượng vốn ứ động từ NH là khá cao, nhằm giảm được áp lực trả lãi từ nguồn huy động vốn.
Sang 6 tháng đầu năm 2014, doanh số này giảm 28,03% tương đương 8.631 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do các chương trình giảm lãi suất, hỗ trợ lãi suất cho vay trung dài hạn của NH kết thúc dẫn
47
đến lãi suất có sự biến động nên NH giảm khoản cho vay này để hạn chế rủi ro tín dụng.
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Ngoài việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng, ta sẽ xem xét chỉ tiêu này theo các ngành kinh tế ở địa phương như thế nào để có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động cấp tín dụng NH. Tùy thuộc vào địa bàn hoạt động mà cơ cấu cho vay đối với từng chủ thể trong nền kinh tế của từng NH cũng khác nhau. Qua bảng số liệu ta thấy, DSCV theo ngành kinh tế ở lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm, còn đối với ngành khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DSCV chỉ khoảng dưới 7%.
a) Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành chiếm đại đa số được người dân áp dụng để cải thiện đời sống. Trong các năm qua, DSCV theo ngành kinh tế nông nghiệp luôn tăng nhưng tăng không đều qua các năm. Cụ thể, vào năm 2012 doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng 33.663 triệu đồng tương ứng 6,97% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng 17.304 triệu đồng tương ứng 3,35% so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014 DSCV trong lĩnh vực này giảm 12,57% so với 6 tháng đầu năm trước.
Nguyên nhân do đây là mô hình kết hợp nhiều hình thức chăn nuôi, trồng trọt, mua đi bán lại với nhau để đạt hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp cao hơn, để các đối tượng này có thể tương trợ cho nhau trong quá trình cùng phát triển như các mô hình VAC,… Ngoài ra, DSCV thay đổi không ổn định là do tình hình giá cả vật tư nông nghiệp biến động làm cho lợi nhuận người dân giảm dẫn đến phải đi vay Ngân hàng để có đủ vốn tiếp tục sản xuất. Trong những năm qua, NH luôn khuyến khích đầu tư và thu hút được đa số bà con nông dân, tuy chỉ được áp dụng trong những năm gần đây nhưng mô hình này lại chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng DSCV.
Quá trình phân tích cho vay theo ngành giúp cho NH có thể xác định rõ hiệu quả tín dụng ở đối tượng nào để từ đó có thể phát huy tốt trong hoạt động cho vay đầu tư vốn trong tương lai ở đối tượng đó nhằm thực hiện tốt hoạt động tín dụng của NH, cụ thể được thể hiện như sau:
Trồng trọt
Vĩnh Xuân, Tích Thiện, Trà Côn là các xã thuộc huyện Trà Ôn với diện tích rộng lớn, nơi đây hoạt động nông nghiệp có từ lâu đời và là hoạt động chủ yếu của người dân. Đặc biệt, do có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nên những