Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn, phòng gia dịch xã vĩnh xuân (Trang 70)

Dư nợ gồm nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Nó phản ánh quy mô hoạt động tín dụng, cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Dư nợ phụ thuộc vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời điểm thanh toán mà không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan.

Dư nợ cho vay là phần tài sản “có” sinh lời lớn, là yếu tố quan trọng của tất cả các NHTM. Trên thực tế, một Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh giá đúng đắn năng lực của khách hàng để giảm rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, NH đã làm tốt công tác sàng lọc khách hàng, chủ động tiếp cận và thẩm định nhu cầu vay của khách hàng chiến lược, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng làm ăn có hiệu quả; xác định đối tượng khách hàng, ngành hàng để tập trung đẩy mạnh dư nợ. Vì vậy, dư nợ tín dụng phản ánh một cách thực tế và chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng, về tình hình cho vay, thu nợ đạt kết quả như thế nào trong một năm hoạt động. Sau đây là bảng số liệu phân tích tình hình dư nợ tại Ngân hàng theo thời hạn và theo ngành kinh tế qua 3 năm 2011 – 2013:

60

Bảng 4.7: Tình hình dư nợ của PGD Vĩnh Xuân theo thời hạn và theo ngành kinh tế năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Theo thời hạn 519.435 567.435 624.789 48.000 9,24 57.354 10,11 Ngắn hạn 432.685 479.256 543.751 46.571 10,76 64.495 13,46 Trung dài hạn 86.750 88.179 81.038 1.429 1,65 (7.141) (8,10) 2. Theo ngành kinh tế 519.435 567.435 624.789 48.000 9,24 57.354 10,11 Nông nghiệp 415.549 461.697 499.832 46.148 11,11 38.135 8,26 - Trồng trọt 228.552 264.568 274.908 36.016 15,76 10.340 3,91 - Chăn nuôi 157.909 168.228 189.936 10.319 6,53 21.708 12,90 - Máy nông nghiệp 29.088 28.901 34.988 (187) (0,64) 6.087 21,06 Tiểu thủ CN và DV 67.526 70.492 81.222 2.966 4,39 10.730 15,22 Ngành khác 36.360 35.246 43.735 (1.114) (3,06) 8.489 24,09

Nguồn: Phòng kế toán PGD NHNo&PTNT Vĩnh Xuân năm 2011, 2012 và 2013.

Nhìn chung, tổng dư nợ tăng qua các năm cụ thể, năm 2012 doanh số này tăng 48.000 triệu đồng tương ứng 9,24% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng 57.354 triệu đồng tương ứng 10,11% so với năm 2012. Sự gia tăng này là do Ngân hàng thu hút được nguồn vốn huy động tăng dẫn đến tăng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, dư nợ của Ngân hàng tăng lên còn phụ thuộc vào cung cách phục vụ, thương hiệu, sự cạnh tranh lành mạnh và lãi suất của Ngân hàng không ngừng được cải thiện trong những năm qua. Mặc khác, do tình hình kinh tế của xã hội ngày càng phát triển đi lên, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào trong sản xuất của các hộ nông dân trên địa bàn cũng tăng lên rất nhiều chính vì vậy họ đã đến NH vay vốn nên góp phần làm cho dư nợ cho vay của Ngân hàng không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó thì các chính sách thu hút khách hàng của Ngân hàng cũng đã phát huy được hiệu quả, các CBTD cũng tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng nên đã góp phần làm cho dư nợ của NH tăng lên. Vì vậy, doanh số cho vay của Ngân hàng trong 3 năm tăng nhanh hơn doanh số thu nợ của Ngân hàng dẫn đến dư nợ tăng theo. Sang 6 tháng đầu năm 2014, tình hình dư nợ giảm

61

nhưng với tốc độ nhẹ 1,16% còn 558.998 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của thu nợ nhanh hơn của doanh số cho vay nên dư nợ giảm, chứng tỏ rằng công tác thu hồi nợ được thực hiện khá tốt. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.8: Tình hình dư nợ của PDG Vĩnh Xuân theo thời hạn và theo ngành kinh tế 6/2013 và 6/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng 6th2014/6th2013 Chỉ tiêu 6 th đầu năm 2013 6th đầu năm 2014 Số tiền % 1. Theo thời hạn 565.534 558.998 (6.536) (1,16) Ngắn hạn 482.823 494.617 11.794 2,44 Trung dài hạn 82.711 64.381 (18.330) (22,16) 2. Theo ngành kinh tế 565.534 558.998 (6.536) (1,16) Nông nghiệp 457.535 442.358 (15.177) (3,32) - Trồng trọt 259.190 225.352 (33.838) (13,06) - Chăn nuôi 167.139 185.554 18.415 11,02

- Máy nông nghiệp 31.206 31.452 246 0,79

Tiểu thủ CN và DV 69.790 84.584 14.794 21,20

Ngành khác 38.209 32.056 (6.153) (16,10)

Nguồn: Phòng kế toán PGD NHNo&PTNT Vĩnh Xuân, 6/2013 và 6/2014.

4.2.3.1 Tình hình dư nợ theo thời hạn

Trước tiên sẽ phân tích dư nợ theo thời hạn để thấy được xu hướng đầu tư tín dụng của NH trong thời gian qua. Nhìn chung, dư nợ phân theo thời hạn tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng khác nhau do chính sách đầu tư thay đổi khác nhau của NH trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo phù hợp với diễn biến kinh tế - xã hội trên địa bàn.

a) Dư nợ ngắn hạn

Luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn vì đây là loại hình cho vay đa số khách hàng lựa chọn, đa số các hộ vay vốn là để trồng trọt và chăn nuôi nên thời gian thu hồi vốn ngắn với lại lãi suất cho vay ngắn hạn thường ổn định và thấp hơn so với lãi suất cho vay trung dài hạn.

Dư nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 46.571 triệu đồng tương đương 10,76% so với năm 2011, đến năm 2013 doanh số này tiếp tục tăng với tốc độ nhanh

62

hơn 13,46% tương đương với số tiền 64.495 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Yếu tố góp phần tạo nên mức tăng này là do lãnh đạo Ngân hàng nắm được những chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vận dụng thế mạnh của địa phương là sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, Ngân hàng đã xây dựng kế hoạch dư nợ cho từng xã, chỉ đạo CBTD phụ trách địa bàn điều tra, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng để thẩm định kịp thời, lập kế hoạch cho vay, thông báo công khai lịch cho vay cho khách hàng biết. Ngoài ra, cùng với sự tăng trưởng không ngừng của kinh tế địa phương trong những năm vừa qua thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân cũng không ngừng mở rộng quy mô, đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất phù hợp, cải tiến quy trình thẩm định và xét duyệt để đáp ứng được nhu cầu nhanh nhất, tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ trên 80%. Việc cho vay ngắn hạn giúp cho vòng quay vốn của NH sẽ nhanh hơn để NH đầu tư vào các lĩnh vực khác và rủi ro thấp hơn cho vay trung dài hạn. Kéo theo đó là tình hình dư nợ của 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng theo 11.794 triệu đồng tương đương 2,44% so với cùng kỳ năm trước, chủ trương mở rộng cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình với mục đích cho vay kinh doanh, làm kinh tế phụ gia đình, hoặc cho vay tiêu dùng, cán bộ công nhân viên của NH đã làm sáu tháng này có tốc độ tăng là 2,44%.

b) Dư nợ trung dài hạn

Nhìn chung, dư nợ trung dài hạn tăng giảm không đồng đều qua từng năm cụ thể, năm 2012 dư nợ này tăng 1.429 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng 1,65% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân dư nợ trung dài hạn luôn ít hơn dư nợ ngắn hạn là do thông thường lượng khách hàng đến vay trung dài hạn là rất ít, chủ yếu các khoản vay phục vụ tiêu dùng như chuyển tải điện về nhà và nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất nhưng chủ yếu vẫn là máy nông nghiệp như máy cày, máy bơm nước. Ngoài ra, nền kinh tế cũng đã có bước phục hồi nên có nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất muốn vay vốn dài hạn để đầu tư, mở rộng dây chuyền sản xuất nên làm cho dư nợ trung dài hạn tăng lên. Mặc dù doanh số cho vay trung dài hạn có nhiều sự thay đổi tăng giảm nhưng do bản chất của món vay này là tiền vay được trả trong nhiều năm nên làm cho dư nợ trung dài hạn tăng lên. Sang năm 2013, dư nợ này giảm xuống 8,10% so với năm 2012, đến 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ này tiếp tục giảm với tốc độc 22,16% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do cho vay dài hạn không nhiều trong các năm, thêm vào đó các món vay dài hạn các năm trước đến hạn phải trả nên dư nợ trung dài hạn giảm xuống.

63

Tóm lại, qua việc dư nợ của Ngân hàng luôn tăng qua các năm ta có thể thấy rằng hoạt động tín dụng của NH rất có hiệu quả mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn của ban Giám đốc và sự nhiệt huyết trong công việc của các nhân viên trong NH đã giúp NH vượt qua khó khăn mang lại hiệu quả tốt nhất.

4.2.3.2 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu của NH cấp trên đề ra về tốc độ tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng luôn tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng, cung cấp vốn cho các ngành nghề kinh tế trong huyện làm cho tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước.

a) Nông nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng chú trọng đầu tư vào phát triển các ngành chủ lực như ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,… bên cạnh đó NH cũng bám sát tình hình kinh tế tại địa phương để kịp thời đưa đồng vốn của mình vào đầu tư những ngành có hiệu quả kinh tế cao. Những năm qua, NH đã đầu tư vào việc mở rộng và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ vì hiện nay người dân đã mạnh dạn đầu tư và do đó nhu cầu vốn tăng lên. Đồng thời, Ngân hàng còn mở rộng thêm các dịch vụ mới như cho vay tiêu dùng, cán bộ công nhân viên,… và tích cực tìm kiếm thêm khách hàng mới đáp ứng nhu cầu vay vốn cho khách hàng.

Dư nợ ngành này tăng qua các năm cụ thể, năm 2012 doanh số này tăng 46.148 triệu đồng tương ứng 11,11% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng với mức 38.135 triệu đồng tương ứng 8,26% so với năm 2012. Nguyên nhân là do được sự khuyến khích của Đảng và nhà nước nên mô hình kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh làm cho nhu cầu vốn tương đối nhiều so với ngành khác, chính vì vậy mà dư nợ cũng tăng qua các năm. Sang 6 tháng đầu năm 2014 tình hình dư nợ này giảm 3,32% so với cùng kỳ năm 2013, nguyên nhân là do doanh số cho vay ngành này giảm xuống còn doanh số thu nợ thì tăng lên, Ngân hàng cần tăng cường mở rộng cho vay hơn nữa với loại ngành nghề được địa bàn ưu tiên tập trung phát triển với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi. Cụ thể qua các lĩnh vực sau:

 Trồng trọt

Dư nợ trong lĩnh vực trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngành nông nghiệp trên 50% và luôn tăng qua các năm nhưng giảm ở 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2012 dư nợ trồng trọt tăng 15,76% so với năm

64

2011 và đến năm 2013 dư nợ này tiếp tục tăng 3,91% so với năm 2012. Nguyên nhân dư nợ của lĩnh vực trồng trọt tăng là do tại địa phương luôn chú trọng đến ngành trồng trọt, đặc biệt là lúa và các loại cây ăn trái. Địa phương có chủ trương thực hiện một nền nông nghiệp phát triển bền vững, xây dựng các vườn cây ăn trái chất lượng gắn liền với du lịch sinh thái. Bên cạnh đó huyện luôn qua tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật thâm canh, thực hiện “ba giảm, ba tăng”, từng bước đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu bơm nước, làm đất, tuốt lúa và sấy thóc sau thu hoạch,… nên NH luôn ưu tiên cho vay trong lĩnh vực này. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, tình hình dư nợ giảm xuống chỉ còn 225.352 triệu đồng giảm 13,06% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do DSCV trong lĩnh vực trồng trọt giảm mà DSTN thì lại tăng lên, cho thấy công tác thu nợ đối với lĩnh vực này vào năm trước đó thu nợ khá hiệu quả làm cho dư nợ đầu kỳ trong năm này giảm. Đông thời, do quá trình đô thị hóa diễn ra diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, giá sản phẩm nông nghiệp thấp trong khi giá thành sản phẩm tăng: Tăng chi phí lao động, giá phân bón, nông sản tăng,… nên bà con thu hẹp quy mô sản xuất.

 Chăn nuôi

Dư nợ trong lĩnh vưc chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá cao trên 30% trong dư nợ ngành nông nghiệp. Dư nợ lĩnh vực này cũng tăng qua các năm cụ thể, năm 2012 dư nợ này tăng 10.319 triệu đồng tương ứng 6,53% so với năm 2011, năm 2013 tăng 12,90% so với năm 2012. Nguyên nhân là do dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm cơ bản được khắc phục và người dân chủ động đến cơ quan kiểm dịch kiểm tra con giống, tiêm thuốc phòng ngừa nên dịch bệnh không ảnh hưởng nhiều đến đàn vật nuôi, việc giá cả tăng lên giúp người dân phấn khởi mở rộng quy mô chăn nuôi làm cho lợi nhuận của người dân tăng lên, vì vậy làm cho dư nợ Ngân hàng tăng lên. Đồng thời, sang 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ chăn nuôi cũng tăng đáng kể 11,02% so với cùng kỳ năm 2013. Nữa năm qua, PGD Agribank Vĩnh Xuân luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân vay vốn nên việc sản xuất kinh doanh của nông dân có kết quả rất tốt, công tác thu nợ cũng tăng nhưng không ảnh hưởng đến đời sống của nông dân.

 Máy nông nghiệp

Dư nợ lĩnh vực này tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2012 dư nợ trong lĩnh vực này giảm 187 triệu đồng tương ứng 0,64% so với năm 2011, trong thời điểm hiện tại thì việc áp dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp chưa được phổ biến, bà con nông dân e ngại đầu tư

65

nên dẫn đến dư nợ lĩnh vực này có phần sụt giảm. Bước sang năm 2013, dư nợ này tăng 6.087 triệu đồng tương ứng 21,06% so với năm 2012, kéo theo đó là dư nợ trong hai quý đầu năm 2014 cũng tăng theo nhưng với mức tăng nhẹ 0,79% so với cùng kỳ năm trước. Do nhu cầu mua sắm, sửa chữa máy móc thiết bị nông nghiệp tăng lên, bên cạnh đó việc kinh doanh từ máy móc nông nghiệp đạt hiệu quả nên việc tìm đến Ngân hàng để bổ sung nguồn vốn để mở rộng quy mô dẫn đến dư nợ Ngân hàng tăng lên.

c) Tiểu thủ CN và DV

Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp qua các năm đã tiếp tục mở rộng cho vay phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương, mở rộng quy mô sản xuất. Doanh số trong lĩnh vực này tăng qua các năm cụ thể, năm 2012 dư nợ này tăng 4,39% so với năm 2011, năm 2013 tăng với tốc độ 15,22% so với năm 2012. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ này tiếp tục tăng lên với mức tăng 21,20%. Nguyên nhân làm cho dư nợ lĩnh vực tiểu thủ CN và DV tăng là do chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, bên cạnh đó các gói lãi suất ưu đãi trong ngành này

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn, phòng gia dịch xã vĩnh xuân (Trang 70)