Thời kỳ 2005 2009 (sau 4 năm thực hiện tiêu chí mới)

Một phần của tài liệu Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở huyện mường khương tỉnh lào cai hiện nay (Trang 53)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Thời kỳ 2005 2009 (sau 4 năm thực hiện tiêu chí mới)

Quyết định 170/2005/Đ-TTg ngày 08/07/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ chuẩn hóa về hộ nghèo đƣợc nâng lên, tỷ lệ nghèo theo tiêu chí mới năm 2005: 63,37% [6]. Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện thực hiện đạt kết quả nhƣ sau:

48

Bố trí sắp xếp 369 hộ dân cƣ biên giới và nội địa ra khỏi vùng thiên tai. Hỗ trợ: 782 nhà ở cho nhân dân theo chƣơng trình 134, chƣơng trình 167; 23 công trình kênh mƣơng và nƣớc sinh hoạt, 924 máy tẽ ngô, 239 máy xay vắt đậu tƣơng, 6 máy xay sát quy mô hộ, 01 hệ thống dây chuyền xay sát và đánh bóng gạo Séng Cù công suất 500kg/ngày. Hỗ trợ trâu, bò nái sinh sản 140 con. Xây dựng mô hình tăng vụ hàng năm từ 70 - 100 ha các loại giống lúa xuân, đậu tƣơng xuân, ngô đông, khoai lang đông, rau màu vụ đông các loại. Hỗ trợ vật tƣ phân bón, giống kỹ thuật áp dụng vào sản xuất cho các hộ nghèo. Tổng giá trị đầu tƣ các chƣơng trình hạ tầng trong 4 năm 422,863 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 84,572 tỷ đồng; trong đó 66 công trình giao thông, 88 công trình thủy lợi, 59 công trình nƣớc sinh hoạt, 112 công trình trƣờng học, 11 trạm y tế, 11 công trình cấp điện, 13 trụ sở UBND các xã, 3 trụ sở cơ quan huyện, mở mới 3 chợ và 5 công trình văn hóa. [19].

Song song với những nội dung trên Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXI xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Từng bƣớc xây dựng nông thôn mới” [14]. Huyện đã đề ra 5 chƣơng trình trọng tâm và 18 đề án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện phù hợp với lòng dân, trong đó có các đề án trực tiếp hỗ trợ cho công tác xóa đói giảm nghèo đó là:

Dự án phát triển vùng trồng nguyên liệu lá thuốc lá đến 2010 đạt 800 - 1000 ha/2 vụ/năm.

Dự án mở rộng vùng sản xuất 700 ha và chế biến gạo đặc sản Séng Cù. Dự án quy hoạch phát triển trồng 300 ha nguyên liệu và chế biến tƣơng ớt. Mở rộng và nâng cao chất lƣợng vùng trồng chè tập trung 1000 ha. Phát triển trồng rừng kinh tế gắn với cảnh quan du lịch.

49

Nâng cao năng lực và hỗ trợ pháp lý cho hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.

Dự án sắp xếp dân cƣ ra vùng biên giới và di dân ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm.

Dự án xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững năm 2009 - 2020 theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Các đề án, dự án đi vào hoạt động đã phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, một số dự án đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Kết quả công tác xóa đói giảm nghèo trong 4 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo còn 37,34% giảm 26,01% trong 4 năm.

2.2.4. Từ năm 2009 đến nay

Thực hiện kế hoạch giảm nghèo, ngay từ đầu năm 2010 Ủy ban nhân dân huyện kiện toàn Ban giảm nghèo gồm 8 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm trƣởng ban; ngành lao động làm phó ban, các thành viên gồm các ngành: Tài chính-Kế hoạch, Giáo dục-Đào tạo; Y tế; Nông nghiệp & phát triển nông thôn; Khuyến nông; Ngân hàng chính sách xã hội.

Ban hành quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2010 (trong đó có chỉ tiêu giảm nghèo).

Thực hiện đề án giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; Quyết định số 71/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo xuất khẩu lao động góp phần xóa đói giảm nghèo đến năm 2020; các dự án về nông, lâm, ngƣ nghiệp nhƣ: dự án trồng cây ăn quả tại xã Bản Lầu, Nậm Chảy, cây chè tại xã Thanh Bình, Lùng Vai, Cao Sơn, Tả Thàng, La Pan Tẩn, trồng thâm canh cỏ VA 06; mô hình gieo mạ phôi áp dụng luân canh tăng vụ…

50

Kiện toàn lại Ban xóa đói giảm nghèo 16 xã, phối hợp với các ngành chức năng của huyện triển khai thực hiện các nội dung chƣơng trình giảm nghèo.

Phòng Lao động Thƣơng binh và xã hội đã chủ động tham mƣu cho Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch: công tác Lao động - việc làm, công tác dạy nghề, công tác xóa đói giảm nghèo - Bảo trợ xã hội, công tác chính sách ngƣời có công…

Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện thực hiện đạt đƣợc kết quả nhƣ sau:

Chính sách hỗ trợ y tế cho ngƣời nghèo: Đã cấp 47.461 thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tƣợng, trong đó: Bảo hiểm y tế ngƣời nghèo: 2.711 thẻ, Bảo hiểm y tế ngƣời dân tộc thiểu số: 38.489 thẻ; trẻ em từ 0 đến dƣới 72 tháng tuổi: 6.261 thẻ. Khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo, dân tộc thiểu số, ngƣời có công, trẻ em dƣới 72 tháng tuổi: 152.765 lƣợt ngƣời [17]. Chính sách hỗ trợ y tế đã giúp cho ngƣời nghèo, dân tộc thiểu số tiếp cận đƣợc với dịch vụ và hƣởng các chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí, nâng cao sức khỏe nhân dân. Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Hoạt động khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, dân tộc thiểu số, ngƣời có công, trẻ em tiếp tục có chuyển biến tích cực về chất lƣợng điều trị và tinh thần phục vụ, qua đó giúp các đối tƣợng hƣởng thụ vƣợt qua phần nào những khó khăn trƣớc mắt từ đó yên tâm sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình.

Chính sách tín dụng cho ngƣời nghèo: Tổng doanh số cho vay: 143.152 triệu đồng. Trong đó: cho vay hộ nghèo, chƣơng trình 30a 121.471 triệu đồng; chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 2.639 triệu đồng; cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn:

51

14.576 triệu đồng 400 hộ; cho ngƣời lao động vay làm thủ tục đi xuất khẩu lao động: 2.134 triệu đồng 94 lao động; cho vay theo chƣơng trình nƣớc sạch nông thôn và thƣơng nhân buôn bán: 1.663 triệu đồng. [17].

Chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo: Thực hiện Quyết đinh số 62/2005/QĐ-TTg ngày 23/04/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho học sinh nghèo, dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí cho các đối tƣợng học sinh con em hộ nghèo, dân tộc thiểu số, xã đặc biệt khó khăn theo nội dung Quyết định số 15/2004/QĐ-UB ngày 12/01/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về điều chỉnh mức thu học phí, lệ phí đối với các sở giáo dục – đào tạo. Năm 2010 cấp 27.843 đầu sách giáo khoa, văn phòng phẩm trị giá 2.110, 118 triệu đồng, trong đó: sách giáo khoa cho học sinh 23.402 quyển, trị giá 154, 230 triệu đồng; sách giáo viên 720 cuốn, trị giá 6,737 triệu đồng; cấp đầu sách cho 7 thƣ viện 4.061 cuốn, trị giá 74, 064 triệu đồng; cấp văn phòng phẩm cho học sinh 1.875,087 triệu đồng. [17].

Chính sách khuyến nông - lâm - ngƣ và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề: thực hiện nội dung nâng cao hiệu quả khuyến nông cơ sở, hỗ trợ các hộ nghèo về điều kiện vật chất, kiến thức, phƣơng pháp làm ăn, xây dựng khuyến nông cơ sở thành những mô hình sản xuất tiên tiến trong xã, nâng cao vai trò của các câu lạc bộ khuyến nông. Đã tổ chức 110 lớp tập huấn tuyên truyền cho 2.938 lƣợt ngƣời tham gia trong đó: tập huấn cho khuyến nông cơ sở về triển khai quy chế quản lý khuyến nông 30 lớp 913 ngƣời; kỹ thuật làm đất trồng chanh trái vụ 2 lớp 49 ngƣời, phòng chống rét cho đàn gia súc trong mùa đông 1 lớp 14 ngƣời, tập huấn kỹ thuật trồng thuốc lá 69 lớp/1.758 ngƣời; kỹ thuật gieo mạ, chăm sóc phòng trừ dịch bệnh cho cây lúa và cá rô phi, cá chép, kỹ thuật trồng và chăm sóc chè 8 lớp/249 ngƣời tham gia. Xây dựng mô hình nuôi lợn nái trong nông hộ sản xuất lợn con nuôi thịt

52

F1, quy mô 102 con, trong đó: xã Bản Lầu 50 con lợn nái Mƣờng Khƣơng/34 hộ tham gia; xã Lùng Vai 50 con lợn nái Mƣờng Khƣơng/28 hộ tham gia và xây dựng mô hình thụ tinh nhân tạo với 02 con lợn đực Đại Bạch. Hiện tại đàn lợn khỏe mạnh, phát triển ổn định. Mô hình trồng thâm canh cỏ VA06 tại thôn Tảo Giàng xã Lùng Vai, quy mô 5ha/80 hộ tham gia. Hiện tại cỏ sinh trƣởng và phát triển tốt, thời gian cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, chất lƣợng tốt. Mô hình đã tạo vùng giống tại chỗ để nhân rộng ra các xã lân cận (2ha tại Bản Lầu, Bản Xen). [17].

Công tác sắp xếp dân cƣ: tổ chức hỗ trợ kinh phí 570 triệu đồng/36 hộ thực hiện định canh định cƣ tại thôn mới Đậu Lùng xã Bản Xen, trong đó hỗ trợ trực tiếp cho các họ 540 triệu, hỗ trợ sản xuất 30 triệu. Tổ chức rà soát thống nhất số liệu về công tác quy hoạch tổng thể sắp xếp dân cƣ giai đoạn 2010-2015; tổng số cần di dời 1.612 hộ/16 xã. Khảo sát xây dựng dự án sắp xếp dân cƣ tập trung tại các thôn Choán Ván, Sả Hồ của xã Mƣờng Khƣơng. Di dân thiên tai 15 hộ/2 xã (Nấm Lƣ 12 hộ, Pha Long 3 hộ) với mức kinh phí hỗ trợ 10 triệu/hộ. [17].

Công tác trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo: Đài truyền thanh - truyền hình phối hợp với phòng Tƣ pháp biên tập, phát các chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh tại trung tâm huyện và các xã. Tổ chức tuyên truyền, trợ giúp pháp luật cho 285 ngƣời nghèo tại 9 xã (Bản Lầu, Lùng Vai, Tung Chung Phố, Tả Ngài Chồ, Dìn Chin, Nấm Lƣ, Cao Sơn, Tả Gia Khâu). Cấp phát trên 45 tờ rơi, tờ gấp (cả tiếng Việt và tiếng Mông) 121 đĩa hình do sở Tƣ pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Lào Cai biên soạn. Nội dung tuyên truyền pháp luật năm 2010, tập trung vào việc phổ biến các văn bản pháp luật đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua bao gồm: Luật quốc tịch Việt Nam; Luật Bảo hiểm y tế; Luật giao thông

53

đƣờng bộ; Pháp lệnh sửa đổi điều 10 pháp lệnh dân số, luật dân sự; Luật hôn nhân gia đình; Luật biên giới Quốc gia; Luật bảo vệ phát triển rừng… [17].

Công tác tập huấn, dạy nghề, xuất khẩu lao động:

Công tác tập huấn, dạy nghề: Thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao

động nông thôn, ngƣời nghèo, tập huấn chƣơng trình 135 giai đoạn II, trong năm 2010, huyện phối hợp với trung tâm dạy nghề tƣ thục Phú Minh mở 32 lớp với 1.077 học viên, đạt 91% kế hoạch, trong đó: dạy nghề theo chƣơng trình 135: 16 lớp 519 học viên, kinh phí thực hiện 487, 24 triệu đồng; Dạy nghề theo quyết định 1956, lao động nông thôn: 7 lớp 274 học viên, kinh phí thực hiện 338, 34 triệu đồng; Dạy nghề cho ngƣời nghèo: 9 lớp 248 học viên, kinh phí thực hiện 346,28 triệu đồng; Tập huấn cho cán bộ xã, thôn: 9 lớp 736 ngƣời, kinh phí thực hiện 180,9 triệu đồng đạt 100% kế hoạch. [17].

Năm 2011 ban hành các văn bản triển khai công tác tuyển sinh học nghề phục vụ các dự án trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, ký hợp đồng với các cơ sở dạy nghề (công ty TNHH một thành viên Long Hƣơng, Trung tâm dạy nghề huyện), triển khai thực hiện các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg. Phối hợp với trƣờng cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm-VINACOMIN tuyển sinh nghề khai thác mỏ, hầm lò (28 học viên). Thực hiện dạy nghề (sơ cấp nghề và dạy nghề thƣờng xuyên) cho lao động nông thôn theo quyết định số 1956: 10 lớp nghề (320 học viên), kinh phí thực hiện là 540 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. [18].

Công tác xuất khẩu lao động: phối hợp với cụ quản lý lao động ngoài

nƣớc, Sở Lao Động - Thƣơng binh xã hội, các đơn vị xuất khẩu lao động tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định 71, trong năm sau 3 đợt sơ tuyển và giáo dục định hƣớng có 94 lao động đã vay vốn, trong đó 86 lao

54

động đã xuất cảnh (đi Nhật Bản 5 ngƣời, Malayxia 47 ngƣời, Libya 34 ngƣời) năm 2010. [17].

Đến năm 2011, huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác xuất khẩu lao động; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, triển khai công tác xuất khẩu lao động tại 9 cụm xã (396 lƣợt ngƣời tham dự); phối hợp với các đơn vị xuất khẩu lao động tổ chức sơ tuyển, hỗ trợ làm hồ sơ giấy tờ đi xuất khẩu lao động; Phối hợp với sở Lao động - Thƣơng binh xã hội tỉnh, công ty cổ phần nhân lực và thƣơng mại VINACONEX thanh lý hợp đồng, giải quyết các chế độ cho 47/47 lao động trở về từ Libya; phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tổ chức khám sức khỏe sơ tuyển đi xuất khẩu lao động tại các thị trƣờng Ả rập xê út, Đubai, Malayxia cho 141 ngƣời; sơ tuyển đi học lớp tiếng Hàn Quốc tại Lào Cai: 21 ngƣời. Số học viên hoàn thành khóa đào tạo tiếng Hàn Quốc 18 ngƣời. Cũng trong năm này, số lao động đã xuất cảnh là 61 ngƣời (Nhật Bản 1 ngƣời, Malayxia 23 ngƣời; libya 4 ngƣời, Ả rập xê út 33 ngƣời) đạt 61% kế hoạch. Giải quyết việc làm mới cho 1.120 ngƣời, đạt 100% kế hoạch huyện. [18].

Công tác kiểm tra, giám sát: cùng với việc triển khai thực các chính sách giảm nghèo, công tác theo dõi, kiểm tra giám sát chƣơng trình giảm nghèo tại các xã đƣợc quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc ở trên, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện còn gặp phải những khó khăn cần đƣợc giải quyết: đội ngũ làm công tác xóa đói giảm nghèo tại cơ sở trình độ chuyên môn còn hạn chế; trình độ nhận thức của nhân dân nhất là vùng cao, vùng sâu còn thấp, một số hộ nghèo chƣa có ý thức vƣơn lên còn trông chờ ỷ lại vào Nhà nƣớc. Dịch bệnh, thời tiết phức tạp, giao thông đi lại khó khăn gây ảnh hƣởng không nhỏ tới sản xuất của nhân dân.

55

Để thực hiện đƣợc mục tiêu xóa đói giảm nghèo và hạn chế đƣợc khó khăn trên, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm 2012 của huyện đề ra là:

- có chính sách đối với cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở xã. - Đề nghị tỉnh tăng định mức chi phí cho đào tạo nghề ngắn hạn.

- Triển khai công tác tuyển sinh học nghề, tuyển lao động khi có thông báo tuyển sinh của các trƣờng, các trung tâm dạy nghề, các đơn vị có nhu cầu tuyển lao động đến các đối tƣợng có nhu cầu tìm việc.

- Có cơ chế đầu tƣ cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác đào tạo, bồi dƣỡng.

- Phối hợp triển khai thực hiện công tác xuất khẩu lao động.

- Phối hợp với các ngành, các trung tâm dạy nghề xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956; tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra chất lƣợng dạy nghề trên địa bàn huyện.

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các cuộc điều tra khảo sát hộ nghèo năm 2012, rà soát lập danh sách mau thẻ Bảo hiểm y tế ngƣời nghèo năm 2013.

- Phối hợp với các ngành triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo năm 2012; thực hiện tiếp nhận các nguồn hỗ trợ cho hộ nghèo.

- Trao học bổng cho các cháu học sịnh nghèo, con gia đình chính sách,

Một phần của tài liệu Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở huyện mường khương tỉnh lào cai hiện nay (Trang 53)