Vài nét về huyện Mƣờng Khƣơng

Một phần của tài liệu Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở huyện mường khương tỉnh lào cai hiện nay (Trang 34)

6. Kết cấu của đề tài

2.1. Vài nét về huyện Mƣờng Khƣơng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Mƣờng khƣơng nằm trong lƣu vực của hai sông lớn: Sông Hồng, Sông Chảy, có hàng trăm khe suối lớn nhỏ, phân bổ tƣơng đối đồng đều đổ về 2 sông là sông Hồng và sông Chảy, có nhiều dãy núi cao nên địa hình bị chia cắt mạnh theo hƣớng bắc nam, tạo nên nhiều thung lũng lớn, nhỏ. Địa hình đặc trƣng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp nên bị chia cắt mạnh. Độ cao so với mặt nƣớc biển thấp nhất 380m, cao nhất 1.683m tại đỉnh Cao Sơn. Đồi núi có độ dốc trên 25 độ chiếm tới 85%. Đặc điểm này gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp do sự xói mòn rửa trôi đất mạnh.

Chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm 20-24◦c (cao nhất 36◦c, thấp nhất 8◦c, có nơi tới 2◦c nhƣ Cao Sơn, La Pan Tẩn). Lƣợng mƣa trung bình năm trên 1.700mm. Do địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn đã tạo nên cho Mƣờng Khƣơng một môi trƣờng thiên nhiên đa dạng với các tiểu vùng khí hậu ôn đới, cận ôn đới rất phù hợp để phát triển trồng trọt, chăn nuôi và tiềm năng du lịch.

Toàn huyện có 55.376 ha đất tự nhiên trong đó có: 8.873,97 ha đất nông nghiệp (chiếm 16,20%), đất lâm nghiệp: 18.478,6 ha (chiếm 33,37%), đất chƣa sử dụng: 25.889,14 ha (chiếm 46,75). Đất có độ phì tƣơng đối cao, bao gồm 10 nhóm với 30 loại đất chính phù hợp với nhiều loại cây trồng. Những đặc trƣng đó đã tạo cho Mƣờng Khƣơng một môi trƣờng thiên nhiên

29

rất đa dang, nhiều hệ thảm thực vật phong phú với những nguồn gen quý hiếm và có 4 tiểu vùng khí hậu rõ rệt đó là:

- Tiểu vùng Cao Sơn; - Tiểu vùng Pha Long;

- Tiểu vùng trung tâm huyện;

- Tiểu vùng các xã vùng thấp của huyện.

Về tài nguyên khoáng sản, Mƣờng Khƣơng giàu tiềm năng, ƣu thế hơn các tỉnh miền núi phía bắc, có khoảng 3 đến 5 loại khoáng sản và các điểm quặng đã đƣợc phát hiện, các mỏ khoáng sản có trữ lƣợng lớn tập trung ở vùng Cao Sơn, Bản Xen thuận lợi cho khai thác và vận chuyển. Nguồn thủy năng dồi dào với 1 sông chính, hai suối lớn và hàng trăm khe lạch có trữ lƣợng nƣớc mặt 1,5 tỷ m3

.

Mƣờng khƣơng là huyện vùng cao biên giới có cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu tiểu ngạch. Toàn huyện có 16 xã, có 1 thị trấn huyện lỵ, trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn, 9 xã biên giới.

Dân số trung bình năm 2011 là 54.207 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,3%. Ngƣời dân tộc thiểu số chiếm 88% dân số toàn huyện.

Từ những đặc điểm trên tạo cho Mƣờng Khƣơng có các lợi thế cơ bản sau:

Một là: Khí hậu rất đa dạng gồm nhiều tiểu vùng khí hậu nhiệt đới, cận ôn đới và ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm, ngƣ ngiệp toàn diện.

Hai là: Mƣờng khƣơng có cửa khẩu quốc gia và cửa khẩu tiểu ngạch tạo điều kiện rất thuận lợi cho hội nhập, giao lƣu phát triển kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nƣớc trong khối ASEAN.

Ba là: Huyện có cảnh quan thiên nhiên và văn hóa rất phong phú, đa dạng tạo nên nguồn lực lớn cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch.

30

Bốn là: Huyện giàu tiềm năng để phát triển công nghiệp, đó là: Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nƣớc, tài nguyên rừng…

Năm là: Toàn huyện có 14 dân tộc với những bản sắc văn hóa truyền thống riêng, tạo nên bản sắc văn hóa Mƣờng Khƣơng đa dạng và phong phú. Các dân tộc anh em luôn chung sống đoàn kết, lao động cần cù, chịu khó, sáng tạo.

2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội

Bƣớc vào thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XXI và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2006 - 2010 của huyện, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thử thách to lớn, nhƣng nhờ thực hiện tốt các chính sách của nhà nƣớc và vận dụng hệ thống chính sách giải pháp một cách sáng tạo phù hợp với đặc điểm của huyện, đặc biệt là với việc triển khai thực hiện 29 đề án trong 7 chƣơng trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và 7 chƣơng trình trọng tâm hƣớng về cơ sở của tỉnh, đƣợc các thành phần kinh tế và nhân dân ủng hộ, đồng thời kết hợp với sự hỗ trợ có hiệu quả của nhà nƣớc đã phát huy khai thác có hiệu quả những lợi thế cơ bản và nguồn lực của địa phƣơng; đƣa kinh tế, xã hội của huyện phát triển với tốc độ cao, ổn định có tính đột phá ở một số lĩnh vực:

Về kinh tế: Khai thác có hiệu quả các lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, kinh tế tăng trƣởng cao và ổn định, có tính chất đột phá trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt từ năm 2010 đến nay.

Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo hƣớng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nƣớc, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế dân doanh. Sản xuất nông lâm nghiệp phát triển toàn diện, từng bƣớc hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch rõ nét: Trong trồng trọt từng bƣớc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa gắn với thị trƣờng, năng suất và sản lƣợng tăng đáng kể do tỷ lệ

31

giống mới đƣợc sử dụng phổ biến, đặc biệt là vùng lúa thâm canh, lúa đặc sản Séng Cù, mở rộng diện tích trồng cây thuốc lá, ngô và đậu tƣơng hàng hóa. Khâu chăn nuôi từng bƣớc chuyển hƣớng tập trung phát triển mạnh đàn gia súc hàng hóa, chƣơng trình phát triển thủy sản với các mô hình nuôi cá giống mới đã từng bƣớc đƣợc hình thành và nhân rộng. Giá trị trồng trọt và chăn nuôi năm 2011 đạt 200.685 triệu đồng, độ che phủ rừng năm 2011 đạt trên 44,3%.

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự chuyển biến tích cực. Các tiềm năng thế mạnh của huyện bƣớc đầu đƣợc khai thác, đặc biệt là tiềm năng về thủy điện, khoáng sản, chế biến lâm sản. Đã hình thành đƣợc nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống, đặt nền móng cho phát triển trong những năm tới, thủy điện, sản xuất gạch, chế biến lâm sản. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đƣợc tập trung đầu tƣ, có bƣớc phát triển vƣợt bậc, tạo nền tảng quan trọng cho giai đoạn tới.

Lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ có bƣớc phát triển tƣơng đối mạnh. Các ngành dịch vụ có bƣớc chuyển dịch tích cực theo hƣớng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cƣ. Kinh tế cửa khẩu du lịch tiếp tục đƣợc xác định trong tƣơng lai là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn của huyện năm 2011 đạt 13.000 tỷ đồng.

Tăng trƣởng kinh tế bình quân năm 2011 là 11,6%. Cơ cấu các ngành kinh tế và trong nội bộ ngành kinh tế đã có bƣớc chuyển dịch đúng hƣớng rất tích cực và có hiệu quả. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 6 triệu/ngƣời/năm. Tỷ trọng ngành nông, lâm, nghiệp trong GDP liên tục giảm từ 58,5% năm 2009 xuống còn 56% năm 2011; Ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 7,3% năm

32

2009 lên 9% năm 2011; ngành thƣơng mại – dịch vụ tăng từ 34,2% năm 2009 lên 35% năm 2011.

Năm 2011 đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 16/16 xã, phổ cập trung học cơ sở 16 xã đạt 100%, mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố và nâng cấp, tỷ lệ hộ dân đƣợc nghe đài trên 97%, xem tuyền hình 95%, quốc phòng, an ninh chính trị đƣợc củng cố giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, hoạt động đối ngoại đƣợc mở rộng. Kết cấu hạ tầng cơ sở nhất là ở nông thôn đƣợc cải thiện, điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, hƣởng thụ văn hóa và hệ thống dịch vụ xã hội đƣợc nâng lên đều khắp các vùng trong huyện.

Với những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng đã tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi cho công tác xóa đói giảm nghèo đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng.

Tuy vậy Mƣờng khƣơng cũng nhƣ một số huyện miền núi biên giới khác, có những khó khăn cơ bản là: Địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn, diện tích đất canh tác nông nghiệp thấp, là trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, trình độ dân trí thấp và không đồng đều, trong nhân dân còn nhiều tập quán sản xuất, sinh hoạt lạc hậu. Khi bƣớc vào thời kỳ đổi mới, Mƣờng Khƣơng còn là một trong những huyện bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Do đó bên cạnh những mặt đạt đƣợc trong phát triển kinh tế, xã hội còn một số hạn chế và yếu kém nhƣ: kinh tế tăng trƣởng chƣa vững chắc, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, chất lƣợng thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện và của từng ngành còn chậm so với tiềm năng của địa phƣơng. Văn hóa, xã hội còn một số vấn đề bức xúc chƣa đƣợc giải quyết có hiệu quả, tỷ lệ đói nghèo còn cao.

2.2. Thực trạng đói nghèo ở huyện Mƣờng Khƣơng

33

Từ năm 1990, huyện lỵ đƣợc chuyển từ nơi sơ tán về trung tâm huyện trƣớc chiến tranh với nhiều khó khăn mang tính đặc thù do lịch sử để lại, nhƣng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Mƣờng Khƣơng đã cố gắng vƣợt qua và phấn đấu vƣơn lên. Trên các lĩnh vực đều thu đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần giữ vững và ổn định chính trị. Về phát triển kinh tế, xã hội: từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng yếu kém song đã phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng về kinh tế khá cao. Sản lƣợng lƣơng thực quy thóc tăng từ 12.458 tấn năm 1991 lên 13.514 tấn năm 1995. Giá trị thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 930 nghìn đồng lên 1.104 nghìn đồng năm 1995 [19]. Cùng với phát triển kinh tế, việc phát triển y tế, giáo dục và giải quyết các vấn đề xã hội đƣợc quan tâm nhƣ: xóa mù chữ, xóa xã trắng về y tế, thực hiện các chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo.

Đến cuối năm 1995 tình hình kinh tế xã hội của huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế có phát triển nhƣng chƣa vững chắc và đang ở điểm xuất phát thấp, nông nghiệp còn lạc hậu, phân tán và phụ thuộc vào thiên nhiên. Nhìn chung cơ sở hạ tầng thiếu thốn, lạc hậu, sản xuất còn mang nặng tính thủ công, tự cấp, tự túc. Trình độ dân trí thấp, số ngƣời tốt nghiệp phổ thông cơ sở chỉ đạt 16%, tốt nghiệp phổ thông trung học đạt 5,6%, đại học, cao đẳng đạt 2,6% so với dân số; tình trạng mù chữ, không biết nói tiếng phổ thông còn lớn. Tình trạng không có hoặc thiếu việc làm, nhất là thanh niên đến tuổi lao động vẫn là vấn đề bức xúc. Diện đói đã thu hẹp nhƣng còn ở mức cao, tỷ lệ hộ đói nghèo còn 65% (khu vực vùng cao 73,35%), trong đó tỷ lệ hộ đói chiếm 22,3% trong số toàn huyện [19]. Số hộ đói nghèo chủ yếu ở vùng nông thôn, các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa. Những hộ nghèo ở nông thôn thƣờng là nông dân, ít đƣợc học hành, tay nghề thấp hoặc không có nghề nghiệp, chƣa qua đào tạo, ít khả năng tiếp cận các nguồn lực trong

34

sản xuất, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện xa xôi cách biệt và chất lƣợng sản phẩm thấp.

Nguyên nhân nghèo đói ở Mƣờng Khƣơng do nhiều nguyên nhân, trên thực tế các nguyên nhân thƣờng kết hợp đan xen, mỗi hộ đói nghèo có thể do nhiều nguyên nhân tác động, nhất là ở những hộ đồng bào dân tộc ít ngƣời, vùng sâu, vùng xa. Qua điều tra khảo sát và kết quả nghiên cứu thực tế, các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo chủ yếu là do:

Thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn: Phần lớn là đối với đồng bào

dân tộc thiểu số, có trình độ văn hóa thấp, ít tiếp xúc với bên ngoài nên việc sản xuất còn lạc hậu, năng suất, chất lƣợng thấp, hiệu quả không cao thậm chí thu không đủ chi.

Thiếu vốn: Ở đây là thiếu vốn tự có đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh. Các hộ thƣờng đã khó khăn, thu nhập thấp và không ổn định lại phải chi nhiều khoản chi tiêu khác, rất khó để giành tiền đầu tƣ cho thâm canh phát triển sản xuất. Việc cho vay vốn của nhà nƣớc ở thời kỳ này còn nhiều khó khăn; một số hộ không có nhu cầu vay vốn, ngoài ra một số hộ không dám vay vì sợ rủi ro không có tiền trả lãi ngân hàng; một số diện đói mắc tệ nạn xã hội hoặc không biết cách làm ăn thì không thuộc diện đƣợc vay do không có ngƣời bảo lãnh.

Đông con, thiếu lao động, đông người ăn theo là hiện tượng khá phổ biến: Bình quân nhân khẩu hộ nghèo là 5,9 khẩu/hộ, cao hơn bình quân chung

toàn huyện 0,49 khẩu/hộ, trong đó ở các xã vùng 3 bình quân là 6,1 khẩu/hộ. Tập quán đẻ nhiều, muốn đông con cháu vẫn là hiện tƣợng khá phổ biến ở vùng nông thôn.

Thiếu đất sản xuất: Một số do nhiều đời để lại, địa bàn sinh sống thuộc

35

bán, cầm cố khi gặp khó khăn hoạn nạn, bên cạnh đó là những hộ mới tách hộ hoặc mới di cƣ đến sau, đa số nghèo vì thiếu đất sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất có thu nhập thấp và ít hoạt động tạo thu nhập: Do năng suất

sản lƣợng, chất lƣợng thấp. Ngành nghề phi nông nghiệp chƣa phát triển để giải quyết lao động nông nhàn, việc đi làm thuê còn hạn chế.

Tai nạn rủi ro, thường xuyên ốm đau bệnh tật, gia đình có người mắc tệ nạn xã hội và các nguyên nhân bất khả kháng như: Không có nghề nghiệp

hoặc không tìm đƣợc việc làm.

Ngoài các nguyên nhân đã nêu trên còn có nhiều các nguyên nhân khác nhƣ: do phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí thấp, lƣời lao động, do địa bàn xa sôi cách biệt, đi lại khó khăn…

Những yếu tố khách quan ảnh hƣởng và dẫn đến các nguyên nhân đói nghèo trên là do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp và chậm phát triển, cơ cấu kinh tế chƣa phù hợp; điều kiện tự nhiên ở một số vùng không thuận lợi, thiếu đất sản xuất, thiếu nƣớc, thƣờng xuyên bị thiên tai ảnh hƣởng, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật còn khó khăn.

2.2.2. Thời kỳ 1995 – 2005

Với đặc thù là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế chƣa phát triển, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 15 – 20% nhu cầu chi thƣờng xuyên, do vậy chủ trƣơng, quan điểm chung và quá trình chỉ đạo của huyện trong thời kỳ này là lồng ghép các chƣơng trình dự án, các nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn hƣớng về mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong đoàn thể chính trị xã hội và mọi tầng lớp nhân dân.

Trong 5 năm (1995 - 2000), công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện đã đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ: đã đầu tƣ 22,3 tỷ đồng xây dựng 66 công trình cơ sở hạ tầng trong đó 13 công trình giao thông, 15 công trình thủy

36

lợi, 16 công trình cấp nƣớc sinh hoạt, 8 công trình cấp điện, 14 công trình trƣờng học; dầu tƣ 1.640 triệu đồng hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó chủ yếu là hỗ trợ giống cây, con, trợ cƣớc, trợ giá vật tƣ

Một phần của tài liệu Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở huyện mường khương tỉnh lào cai hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)