Nghĩa dự án

Một phần của tài liệu tiểu luận đề tài dự án yanartas (Trang 108)

Vậy là sau nhiều ngày mất ăn mất ngủ, tôi đã hoàn thành dự án Yanartas (dự án ấp ủ gần 20 năm trời). Mặc dù đã cố gắng trình bày dự án một cách đầy đủ nhất, nhưng chắc chắn những gì viết ra đây chỉ mới lột tả được đôi phần những gì tôi đang suy nghĩ trong đầu và còn nhiều thiếu sót. Tôi không cho rằng dự án này hay nhất, nhưng tôi tin tưởng rằng việc áp dụng dự án này vào thực tiễn sẽ đem lại những thay đổi diệu kì cho đất nước, con người Việt Nam. Với mong muốn ngày nào đó sẽ có một người hoặc một nhóm người tài giỏi có thể thực hiện dự án này cho nên tôi đã chia sẻ những hiểu biết của mình với mọi người.

Thay cho lời kết, tôi dẫn một bài báo phản ánh về thực trạng xã hội nước ta: “Nỗi đau của một quốc gia không sản xuất nổi con ốc vít”.

Thật đáng mừng bởi vì có được một đơn hàng từ Samsung, các doanh nghiệp Việt nam có cơ hội làm ra sản phẩm cung cấp cho một thị trường rất màu mở. Chỉ tính riêng sạc pin các loại, mỗi năm Samsung cần 400 triệu chiếc. Tính lãi sơ sơ mỗi cái sạc pin là 0,5 USD, mỗi năm doanh nghiệp Việt Nam đút túi 200 triệu USD. Ông Hoài tính toán nghe sướng tai như vậy, nhưng thực lực của doanh nghiệp Việt Nam có làm được cái sạc pin không lại là chuyện khác. Và chính ông Trương Thanh Hoài đã có được câu trả lời: “Tuy nhiên khi hỏi các hiệp hội, doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp điện tử đã có 40 - 50 năm truyền thống, câu trả lời là: Chưa làm được (không đáp ứng được công nghệ và giá thành). Mà trong đó có những linh kiện nghe rất đơn giản như cái sạc pin, cáp USB, vỏ nhựa, tai nghe…”. Những sản phẩm đơn giản như vậy nhưng không doanh nghiệp Việt Nam nào làm được. Đau!

Nhưng chuyện này không mới, cách đây mấy năm, công ty Canon – Nhật Bản đã lùng khắp nước Việt, làm việc với 20 doanh nghiệp để đặt mua ốc vít, nhưng không doanh nghiệp nào sản xuất được. Họ đem cơm tới dâng tận miệng, nhưng dành phải từ chối. Đau!

Đau hơn, khi các nước sản xuất được những sản phẩm này, đọ số lượng giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ thì thua xa Việt Nam.

Việt Nam sản xuất được nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng không sản xuất được sản phảm dù chỉ là con ốc vít.

Vì sao ra nông nổi này? Câu trả lời không dành riêng cho doanh nghiệp, cho giáo sư tiến sĩ mà còn cho những người làm chính sách. Một quốc gia không có nền sản xuất mạnh, chỉ có bán tài nguyên và mồ hôi lao động thì không thể giàu mạnh.

Nhìn lại nền sản xuất trong nước, sẽ thấy rất đáng lo vì hàng Việt Nam không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc và nhiều nước khác.

Vào các siêu thị mà xem, từ chiếc máy quạt cho đến cái ổ khóa, cái kềm, cái búa phần lớn là hàng Trung Quốc và các nước xung quanh. Hàng Việt Nam có đấy, nhưng chưa xài đã hỏng. Nếu như vận động lòng yêu nước để người Việt Nam xài hàng Việt Nam thì ít nhất cũng cho người tiêu dùng thứ xài được. Đừng trách dân mình sính hàng ngoại.

Với trình độ sản xuất như vậy, cho nên ngành ô tô Việt Nam dù hăng hái tuyên bố rầm trời, nhưng bao nhiêu năm rồi, tỉ lệ nội địa hóa vẫn rất thấp. Cũng chỉ dừng lại ở trình độ bán mồ hôi gia công để lấy đô la mà thôi.

Hãy thử bắt đầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa bằng sản xuất thành công cái sạc pin và con ốc vít trước khi nói đến những thứ to tát khác.

Việt Nam chúng ta luôn tự hào mình là người tài giỏi, nhưng sự thật chúng ta giỏi nói hơn giỏi làm. Hi vọng dự án Yanartas sẽ lấp được khoảng trống, điều mà doanh nghiệp và người khởi nghiệp Việt Nam đang thiếu hụt.

Một phần của tài liệu tiểu luận đề tài dự án yanartas (Trang 108)