Công tác chuẩn bị

Một phần của tài liệu tiểu luận đề tài dự án yanartas (Trang 79)

VII.1. Điều tra, nghiên cu th trường:

Trước khi bước vào khởi nghiệp, việc nên làm đầu tiên là điều tra, nghiên cứu thị trường. Điều này vô cùng quan trọng. Muốn thành công gần như chắc chắn, hạn chế sai lầm ở mức nhỏ nhất thì thời gian điều tra, nghiên cứu thị trường phải đủ lớn để nắm rõ tất cả các thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Người làm giàu khôn ngoan không bao giờ đưa ra quyết định khi vẫn còn mơ hồ về điều gì đó.

Ở dự án này chúng ta cần điều tra, nghiên cứu những gì?

+ Các mô hình hỗ trợ người khởi nghiệp hoặc tương tự như vậy đang có ở Việt Nam: Đó là những mô hình nào, chúng hoạt động ra sao, chúng có ưu & khuyết điểm gì …?

Việc tìm hiểu về các mô hình hỗ trợ người khởi nghiệp hoặc tương tự như vậy đang có ở Việt Nam rất quan trọng, vì qua việc tìm hiểu này ta hiểu thêm về những đối thủ của mình (để ra những sách lược đối đầu với họ) và điều chỉnh dự án của mình theo hướng tối ưu nhất nhằm giành thắng lợi tuyệt đối trên thương trường.

+ Những hoạt động hỗ trợ người khởi nghiệp nào đang diễn ra, diễn ra như thế nào, với mức độ ra sao …? Biết được những điều này để chúng ta sửa đổi những hoạt động mà mình dự tính sẽ triển khai theo hướng & phương pháp tốt nhất.

+ Các hình thức tiếp cận người khởi nghiệp của các mô hình kinh doanh khác hiện nay ra sao? Bao lâu thì thu hồi vốn, bao lâu thì sinh lãi? Hầu hết các mô hình kinh doanh hỗ trợ người khởi nghiệp kho thu hồi vốn trong thời gian ngắn,

bằng cách triển khai những hoạt động chính, tạo ra lợi nhuận nhanh sẽ giúp chúng ta hạn chế bớt điều này.

+ Đối tượng khách hàng của dự án là những ai, họ từ đâu tới, họ có đặc điểm gì …? Việc hiểu rõ đối tượng khách hàng là điều vô cùng quan trọng để chúng ta có thể đưa ra những sách lược tiếp cận khách hàng khác nhau. Kinh doanh mà không xác định được nhóm đối tượng khách hàng cụ thể rất dễ mắc phải nhiều sai lầm.

VII.2. Tuyn dụng, đào tạo nhân tài:

Tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo nhân tài là một việc vô cùng quan trọng trước khi khởi nghiệp. Nhiều dự án rất hay, nhiều người rất giỏi, nhưng đành chờ thời khi chưa tìm được người phù hợp hợp tác thực hiện. Có thể nói trong các khâu chuẩn bị để thực hiện dự án thì khâu tìm kiếm nguồn nhân lực là khâu khó vượt qua nhất. Mỗi chúng ta sinh ra trên đời dường như chỉ thích hợp với một hoặc một số vai trò nào đó mà thôi. Bạn phải tìm ra những người hợp tác thực hiện hiệu quả. Nếu không tìm ra những người hợp tác thực hiện, bạn sẽ không thể khởi nghiệp suôn sẻ. Trong quá trình tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo nhân tài, bạn cần phân chia nhân tài ra làm hai loại: 1. Loại giữ vai trò chủ chốt, phải mất nhiều công sức tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo mới có; 2. Loại giữ vai trò thứ yếu, không mất nhiều công sức tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo cũng có.

Trong quá trình sử dụng nhân tài, “độ trung thành” là một trong những yếu tố cần xem xét trước khi giao trọng trách cho họ. Để hạn chế sự phản bội nên chia bí mật thành nhiều phần nhỏ, giao cho nhiều người cùng phụ trách. Chủ đầu tư nên nắm giữ những gì xem là tối mật.

VII.3. To dng nn tảng thương hiệu:

Hôm qua đi chơi ngoài đường gặp một nhóm sinh viên làm những chiếc bánh bông lan (cup cake) bán mời tôi mua. Tôi bèn hỏi: Bánh này do ai chế biến? Có gì đảm bảo nguyên liệu bạn dùng chế biến cái bánh này an toàn? Và tôi đã không mua những chiếc bánh ấy.

Trên đây là câu chuyện chúng ta thường gặp hàng ngày về thương hiệu. Không chú trọng tạo dựng nền tảng thương hiệu ngay từ đầu bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối về sau này khi doanh nghiệp phát triển đến một mức nào đó. Nghiêm trọng hơn sự sơ suất này có thể đẩy bạn vào bế tắc, làm sụp đổ toàn bộ sự nghiệp mà bạn xây dựng bấy lâu nay.

Khi tạo dựng nền tảng thương hiệu bạn phải chú ý đến những lưu ý sau đây: + Nghiên cứu thị trường: Đây là hoạt động cơ bản nhằm nắm thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hệ thống phân phối, nội bộ doanh nghiệp làm cơ sở cho các bước tiếp theo.

+ Thấu hiểu khách hàng: Xây dựng thương hiệu không chỉ cần hiểu nhu cầu mà còn phải hiểu sâu sắc về tính cách, tâm lí (nhận thức, cảm xúc), những yếu tố mang tính trừu tượng, vô hình của khách hàng.

+ Xác định tầm nhìn thương hiệu: Đây là bước định hướng mang tính chiến lược dài hạn. Dựa trên việc nghiên cứu thị trường và thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiệu quả, thực hiện định vị, xây dựng hệ thống nhận diện và quảng bá thương hiệu phù hợp.

+ Định vị thương hiệu: Thông qua bước này, doanh nghiệp xác định vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Do khách hàng luôn thay đổi về nhu cầu tiêu dùng nên việc định vị và tái định vị thương hiệu phải dựa trên biến động thị trường và tình hình doanh nghiệp.

+ Thiết kế kiến trúc thương hiệu: Kiến trúc thương hiệu tốt sẽ hỗ trợ qua lại thương hiệu mẹ, thương hiệu con và dãy sản phẩm, giúp tiêu thụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí marketing.

+ Xâu dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: Để khách hàng nhận biết thương hiệu tốt, doanh nghiệp phải tạo ra hệ thống nhận diện thương hiệu (hay còn gọi là nhận dạng/đặc tính/bản sắc thương hiệu).

+ Thực hiện truyền thông thương hiệu: Thực hiện giao tiếp marketing bằng các hình thức quảng cáo, xúc tiến thương mại, qua đó giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu đến với khách hàng.

+ Đánh giá thương hiệu: Hoạt động này cũng là một nguồn thu thập thông tin thường xuyên nhằm biết được việc xây dựng thương hiệu thành công hay không, và điều chỉnh lại các bước xây dựng thương hiệu cho phù hợp hơn.

+ Quản lí thương hiệu: Việc quản lí thương hiệu thông qua phối hợp các hoạt động này có mối liên hệ, hỗ trợ qua lại lẫn nhau, trong đó, nguồn thông tin quan trọng cần phải thu thập thường xuyên, giúp thực hiện và điều chỉnh các hoạt động.

Mô hình xây dựng thương hiệu.

Việc nghiên cứu thị trường, khách hàng và đánh giá thương hiệu là những công việc doanh nghiệp phải thực hiện thường xuyên. Khi thu thập thông tin và thấu hiểu khách hàng rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh tầm nhìn thương hiệu và các hoạt động xây dựng thương hiệu.

VII.4. Tiến hành qung bá dch v:

Quảng bá dịch vụ Yanartas là phổ biến rộng rãi các loại hình dịch vụ Yanartas bằng các phương tiện thông tin cho mọi người được biết. Cho dù chất lượng những dịch vụ mà Yanartas có tốt đi chăng nữa mà khách hàng không biết đến Yanartas thì họ cũng không sử dụng những dịch vụ của Yanartas. Chính vì vậy, công việc quảng bá những dịch vụ mà Yanartas cung cấp là công việc vô cùng quan trọng. Bạn cần áp dụng mọi biện pháp, phương tiện để đạt được mục đích này.

VII.5. Thiết lp mạng lưới bán hàng:

Sơ đồ mạng lưới bán hàng của dự án Yanartas.

Nhìn vào sơ đồ mạng lưới bán hàng của dự án Yanartas ở trên chúng ta thấy: Dự án Yanartas sẽ triển khai hai kênh bán hàng chính, đó là bán hàng qua website và bán hàng qua văn phòng/điểm giao dịch. Cả hai kênh bán hàng này sẽ được tiến hành song song. Phía dưới hình tam giác ta thấy nở rộng ra, điều này cho thấy qui mô bán hàng của dự án ngày càng lớn. Với cách thiết lập mạng lưới bán hàng hình tháp như vậy dự án sẽ có độ lan tỏa cực kì mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu tiểu luận đề tài dự án yanartas (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)