0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Khó khăn, thuận lợi

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI DỰ ÁN YANARTAS (Trang 71 -71 )

VI.1. Khó khăn:

Kĩ thuật kinh doanh: Nhiều bạn mới đọc qua dự án Yanartas đã tưởng mình

có thể thành công với dự án này. Nếu trên đời này có chuyện dễ dàng như thế thì đâu có người giàu, kẻ nghèo. Tạo hóa sinh ra chúng ta, ban cho mỗi người một khả năng đặc biệt nên bạn chỉ có thể làm tốt một hoặc một số việc mà thôi!

Giá trị của dự án không nằm ở tên gọi mà nằm ở mô hình, phương pháp và khả năng quyền biến của người thực hiện. Mặc dù tôi đã cố gắng trình bày những điều cần thiết để giúp chủ đầu tư thực hiện thành công dự án, nhưng đó không phải là tất cả. Mỗi người thực hiện dự án sẽ có hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, rồi trong quá trình thực hiện dự án mỗi người sẽ gặp những tình huống khác nhau, nếu như bạn không am hiểu về dự án một cách tường tận thì bạn sẽ ra quyết định sai. Việc ra quyết định sai sẽ ảnh hưởng đến mức độ thành công của dự án, thậm chí làm sụp đổ toàn bộ sự nghiệp của bạn. Nói như vậy không có nghĩa không có ngoại lệ. Nếu bạn đủ tự tin bạn có thể hành động một mình.

Đủ nguồn nhân lực: Để thành công ở bất kì lĩnh vực, công việc nào cũng cần có đủ nguồn nhân lực cần thiết. Hay nói cách khác, sự nghiệp của bạn đi lên hay đi xuống phụ thuộc phần lớn vào những người giúp đỡ/trợ giúp bạn. Chính vì vậy, nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng, không nói giữ vai trò quyết định sự thành bại. Trước khi bắt tay vào thực hiện dự án bạn cần tìm hiểu xem nguồn nhân lực phục vụ cho dự án có đủ chưa, nếu chưa đủ thì phải chuẩn bị cho đủ mới làm để tránh thất bại không đáng có. Công việc đó cần người như thế nào? Người có tài dư cũng không được mà người có tài thiếu cũng không xong. Công việc đó cần bao nhiêu người? Có những việc máy móc không thể làm thay con người, nhưng có những việc sử dụng con người sẽ tốt hơn. Trong quá trình sử dụng còn phải đào tạo người khác, làm cho tài năng và ảnh hưởng của họ lan truyền ra cộng đồng giúp cho sự nghiệp của mình ngày càng tăng tiến. Xin mở ngoặc nói thêm là trong quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án, bạn cần phải lường trước những thay đổi của chủ thể do tác động của ngoại cảnh, để từ đó đưa ra những chính sách phòng ngừa. Để sử dụng con người đạt hiệu quả cao trong công việc là vô cùng khó. Bạn phải không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm để ngày càng tiến bộ.

Rào cản tâm lí: Nếu dự án Yanartas áp dụng ở Việt Nam, bạn phải chú ý điều sau: Xã hội Việt Nam vẫn còn coi nhẹ người tài/chất xám. Họ cứ cho rằng những kiến thức mà bạn truyền đạt cho họ có thể học lỏm ở đâu đó. Họ không chịu trả phí cho chất xám, công sức mà bạn bỏ ra cho họ. Tâm lí “xài chùa” chất xám của người khác rất dễ nhận ra khi “bản quyền” của bạn không hề được tôn trọng. Chính vì vậy, có thể chỉ một số cá nhân/tổ chức chịu trả tiền cho dự án. Để khắc phục tình trạng này, bạn phải tìm mọi cách giữ bí mật bản quyền và mở rộng thị trường. Phổ biến hoạt động của mình bằng nhiều ngôn ngữ là một cách hay để vươn mình ra biển lớn.

Kiểm soát chất lượng: Là người thực hiện dự án bạn cần phải coi trọng chất

lượng sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Thực tế chứng minh chất lượng sản phẩm/dịch vụ có thể giúp sự nghiệp của doanh nghiệp phát triển vững chắc. Hãy đầu tư nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm/dịch vụ đạt chất lượng cao và đồng nhất.

Quản lí thu chi: Làm giàu suy cho cùng là làm sao giảm chi ở mức thấp nhất

và tăng thu ở mức cao nhất. Những câu hỏi: Cần chi gì? Chi ra sao? Thu thế nào? … luôn đeo bám khiến người thực hiện dự án phải đau đầu. Có thể nói tất cả những gì bạn tiếp thu đôi khi không giải quyết được một vấn đề tưởng rất đơn giản. Thu chi chính xác sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được giấc mơ giàu có.

Phương diện giao tiếp: Ở vào thời đại công nghệ thông tin (CNTT) con người như sống trong thế giới ảo, vì vậy, việc nắm bắt các kĩ thuật thương mại điện tử để làm tăng doanh số, nắm bắt cơ hội … là điều vô cùng cần thiết. Khách hàng bây giờ nhạy cảm, cẩn trọng và khôn ngoan hơn … Thị hiếu, nhu cầu của họ cũng thay đổi thất thường. Đôi khi doanh số biến động vì những lí do không đâu. Do đó cần kịp thời xử lí thông tin thu thập được để ra quyết định cho chính xác.

VI.2. Thun li:

Thị trường tiềm năng: Như đã trình bày ở phần trước, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng dành cho những người khởi nghiệp, và con người Việt Nam

rất năng động đảm bảo trong tương lai không xa sẽ có nhiều người khởi nghiệp. Đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho dự án Yanartas.

Mô hình sáng tạo: Nhiều người mới đọc qua dự án Yanartas tưởng rằng đây

là dự án kinh doanh kiểu chia sẻ không gian làm việc chung, điều này là hoàn toàn sai lầm. Tôi xin nhắc lại: Đây là mô hình kinh doanh hỗ trợ, đầu tư, hợp tác với những người khởi nghiệp, chứ không phải mô hình kinh doanh chia sẻ không gian làm việc chung. Có thể trong dự án có hoạt động chia sẻ không gian làm việc chung, nhưng đó chỉ là một hoạt động trong hàng ngàn hoạt động của dự án.

Mô hình dự án Yanartas cũng không đi theo hướng các diễn đàn khởi nghiệp đang đi. Các diễn đàn khởi nghiệp không theo sát người khởi nghiệp giống như dự án Yanartas và phần lớn hỗ trợ người khởi nghiệp trên lí thuyết, còn dự án Yanartas sẽ phát hiện ra người khởi nghiệp từ khi họ manh nha ý định khởi nghiệp, định hướng, giáo dục, huấn luyện …, đầu tư, hợp tác với họ nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Nếu xem dự án Yanartas là dự án hỗ trợ, đầu tư, hợp tác với những người khởi nghiệp thì mô hình kinh doanh mà dự án đề cập là một mô hình sáng tạo. Hiện nay chưa có cá nhân/tổ chức nào làm tốt mô hình kinh doanh này.

Ưu điểm dịch vụ: Ở phần Dịch vụ, tôi đã trình bày rất nhiều loại hình dịch vụ mà dự án sẽ triển khai. Ưu điểm dịch vụ của dự án là chúng rất phong phú và chuyên sâu (một loại hình dịch vụ chung/lớn có thể triển khai thành rất nhiều loại hình dịch vụ chi tiết/nhỏ). Chính sự phong phú và chuyên sâu này đã làm nên sự khác biệt của dự án Yanartas. Ví dụ, dịch vụ Tổ chức các tour học hỏi, chúng ta có thể tổ chức nhiều loại tour khác nhau.

Nhu cầu rất lớn: Không bị rào cản suy nghĩ cản trở, không bị những lối mòn

níu bước, nhiều người trẻ Việt đã ghi dấu ngoạn mục với ý tưởng, khát vọng khởi động sự nghiệp bằng sự đam mê, tận tâm, tận lực. Học cấp 3, thi vào đại học, học rồi ra trường đi xin việc, tìm một chỗ làm “ấm êm” … dường như là con đường định sẵn của rất nhiều người trẻ trước tương lai. Nhưng cũng có những bạn trẻ, không chấp nhận đi theo lối mòn ấy.

Hiện là sinh viên năm thứ nhất ngành CNTT, nhưng Trần Nguyễn Huệ đã được chọn vào nhóm sinh viên hỗ trợ cho Google (Google Student Group) tại TP.HCM. Huệ và các bạn trong nhóm sẽ tham gia các chương trình, sự kiện của Google ngay tại Việt Nam giúp đưa công nghệ đến gần hơn với người Việt. Để có được vị trí này, Huệ đã phải vượt qua ba vòng thi và nhiều ứng viên nặng kí. Cậu là thành viên nhỏ tuổi nhất được lựa chọn vào nhóm. Huệ cho biết, hiện tại nhóm bạn đã tham gia hỗ trợ các nhóm DEV cũng như Business của Google ở Việt Nam và đang thực hiện một sự kiện online – cuộc thi viết CV cho tất cả các bạn sinh viên Việt Nam.

“Tham gia nhóm thực sự mình cũng khá lo lắng, vì mình nhỏ tuổi nhất mà công việc mình đảm nhiệm là thiết kế và nhiếp ảnh thì chỉ một mình mình làm. Bên cạnh đó, áp lực từ việc học tại trường ĐH của mình cũng khá nặng vì bài tập, thuyết trình khá dồn dập” – Huệ chia sẻ.

Nói về “bí quyết” để có thể được vào hỗ trợ, làm việc cho một công ty lớn như Google, Huệ giản dị cho rằng, bản thân không có nhiều kinh nghiệm sống,

cũng như tài năng đặc biệt, chỉ có một tinh thần: Theo đuổi đam mê, bắt lấy cơ hội, đừng lo sợ mình còn quá trẻ hay mình chưa đủ khả năng … Trong tương lai gần, Huệ còn muốn ứng tuyển vào Google Student Ambassador (GSA) Việt Nam. Đây là chương trình giới thiệu công nghệ dành cho sinh viên trên toàn cầu. Tham gia chương trình, ứng viên có nhiệm vụ tìm hiểu sản phẩm và các chương trình mới nhất của Google; lên kế hoạch và tổ chức sự kiện trong khuôn viên trường; hoạt động như một liên lạc viên của Google; trợ giúp Google hiểu rõ hơn về văn hóa của từng trường. Còn xa hơn, cậu mong muốn tìm học bổng du học để mở rộng kiến thức, tầm hiểu biết và nắm bắt được nhiều cơ hội hơn nữa.

Trần Nguyễn Huệ.

Hiện vẫn đang dồn sức làm đồ án và học tiếng Anh cho đợt bảo vệ đồ án tốt nghiệp sắp diễn ra vào tháng 4 ở trường, nhưng Đặng Thái Vinh – SV khoa Quản trị kinh doanh ĐH FPT đã có hai năm kinh nghiệm làm quản lí. Trong trường Vinh từng nổi đình đám với ý tưởng kinh doanh đoạt giải nhì cuộc thi khởi nghiệp quốc gia năm 2012, giải nhì cuộc thi Ý tưởng kinh doanh sáng tạo năm 2010 của ĐH FPT; top 10 cuộc thi Ý tưởng Kinh tế xanh năm 2010 – 2011. Từ ý tưởng kinh doanh đạt giải, với hậu thuẫn của nhiều bạn bè, trong đó có rất nhiều những doanh nhân có tâm, có tài, Vinh đã chính thức thành lập công ty riêng – công ty cổ phần Eco Plus hoạt động trong lĩnh vực du lịch sinh thái. Thời điểm ấy Vinh đang là sinh viên năm thứ 3.

Chia sẻ về những cơ duyên đưa Vinh đến với vị trí CEO từ sớm như thế, cậu chỉ cười bảo: “Cũng đều là từ những lần tham gia tổ chức các sự kiện, các hoạt động trong và ngoài trường mà mình có ý tưởng, có kinh nghiệm để lập dự án khởi nghiệp tự tin lèo lái con thuyền của riêng mình”. Hiện Vinh đang chuyển hướng sang làm truyền thông về mạng xã hội, một chặng đường mới nhiều thách thức, nhưng phù hợp hơn với ngành học, cũng như thế mạnh của cậu. Quan trọng là dù gian nan đến đâu Vinh cũng không chịu từ bỏ con đường mà mình đã chọn.

Chia sẻ về mình Vinh cho rằng, cũng như bao sinh viên khác cậu phải hết sức cân đối thời gian để vừa đi học, vừa đi làm; phải ngụp lặn giữa kiến thức lí thuyết và thực tế; phải đấu tranh giữa theo đuổi và bỏ cuộc khi gặp khó khăn, thất bại. Bí quyết để Vinh vẫn hăng say làm được nhiều việc quan trọng một lúc là: Lựa chọn những điều phù hợp, thực tế, cần thiết cho mình để học tập; thông minh lựa chọn đối tác, tìm kiếm nhà đầu tư; và luôn chân thành, chính trực, trung thực khi bước vào kinh doanh.

Đặng Thái Vinh (thứ 2 từ trái sang).

“Mình có một lợi thế rất lớn, đó là sự tự tin, năng động, công nghệ và ngoại ngữ – những yếu tố rất quan trọng khi đi làm mà mình may mắn được rèn từ trường đại học, hoặc có thể nói đơn giản là mình đã may mắn chọn được đúng ngôi trường tốt. Theo mình, đây cũng là những nhân tố cực kì cần thiết cho sinh viên trước khi ra trường, dù con đường các bạn chọn là gì đi chăng nữa” – Vinh đưa ra lời khuyên.

Mới đây câu chuyện về chàng trai bỏ việc làm ở một hãng ô tô, một mình đạp xe qua 63 tỉnh thành để sống với người nghèo và làm từ thiện đã khiến cộng đồng xôn xao. Nhưng hành động của anh, cũng như chuyện về Trần Nguyễn Huệ, Đặng Thái Vinh đã không còn quá lạ lẫm, hay gây sốc nữa. Những câu chuyện của họ tiếp tục trở thành nguồn cảm hứng, cho giới trẻ và cũng là minh chứng để khẳng định rằng cuộc sống là không giới hạn. Giới trẻ Việt Nam luôn khát khao khởi nghiệp và thành công để góp sức nhiều hơn cho dân tộc, tổ quốc.

Nhiều người ủng hộ: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định chính phủ luôn đồng hành, nghiên cứu, ủng hộ cộng đồng startup từ vấn đề thuế, thủ tục đầu tư kinh doanh, qũi đầu tư … Dù rằng đó không phải là những vấn đề dễ dàng nhưng không thể chỉ vì chính sách thuế mà nhiều startup người ngồi ở Việt Nam, ăn cơm Việt … nhưng lại mở công ty ở nước ngoài và đóng thuế cho nước ngoài.

Chiều ngày 12/8 tại văn phòng chính phủ đã diễn ra buổi gặp mặt giữa phó thủ tướng Vũ Đức Đam và cộng đồng các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup).

Sự kiện có sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho cộng đồng startup Việt Nam như VNG, VCCorp, DTT, Topica, BabyMe … cho tới

các cá nhân, doanh nghiệp, qũi hỗ trợ startup, đại diện Bộ KH&ĐT, Bộ TT&TT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ …

\

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi gặp mặt.

Theo đánh giá, tại Việt Nam hiện đang hình thành hệ sinh thái startup. Cộng đồng này rất đa dạng ngành nghề, từ nông nghiệp, y tế … cho tới các lĩnh vực liên quan đến CNTT, truyền thông như thương mại điện tử, game, công cụ search, mạng xã hội … Nếu nhìn nhận thẳng thắn, hiện nay hầu hết các mảng này đều do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh, các startup còn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề kêu gọi nhà đầu tư, hạn chế về nhân lực … Tuy nhiên, thách thức chồng chất thách thức, bên cạnh những khó khăn nói trên thì hiện nay các startup còn gặp rất nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề giải quyết thủ tục hành chính từ phía cơ quan quản lí.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc khối Thương mại điện tử của VCCorp đưa ra một ví dụ mà doanh nghiệp này từng vướng mắc, đó là khi thay đổi giấy phép kinh doanh hoặc có yếu tố liên quan đến đầu tư nước ngoài, thời gian hoàn tất thủ tục rất lâu, có khi phải mất từ 6 – 12 tháng mới xong. Trong khi đó việc hoàn tất dự án của doanh nghiệp có khi chỉ mất một tháng. Kết quả là dự án đầu tư bị đình trệ.

Từ kinh nghiệm tại Singapore, đại diện một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ startup nhấn mạnh: Tại Việt Nam đang có sự bất cập đó là các thông tin hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp được hướng dẫn trực tuyến nhưng khi nộp vẫn phải sử dụng văn bản giấy, thời gian đăng kí thành lập doanh nghiệp rất lâu. Trong khi đó như tại Singapore, việc đăng kí thành lập doanh nghiệp mới tại quốc gia này chỉ mất khoảng ba ngày và các khoản phí đều cho phép được thanh toán trực tuyến.

Từ thực tế có ba năm hỗ trợ startup trong mảng nông nghiệp, y tế, giáo dục, đô thị … ông Nguyễn Hồng Hải, đại diện Becamex lấy ví dụ, một công ty khởi nghiệp mà doanh nghiệp này từng hỗ trợ mất tới ba tháng vẫn chưa làm xong các thủ tục giấy tờ.

Ông Trần Anh Dũng, tổng Giám đốc MOG thẳng thắn nêu quan điểm: Vấn đề gọi vốn cho một nhà đầu tư vào rất khó khăn, tuy nhiên khi đã gọi được vốn lại gặp nhiều vấn đề rắc rối liên quan đến giấy chứng nhận đầu tư, thời gian có khi lên

tới 6 tháng. Đây được xem là bất cập lớn, cần được chính phủ xem xét, có cơ chế

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI DỰ ÁN YANARTAS (Trang 71 -71 )

×