Ưu và nhược điểm của viên nén

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng thuốc ciprofloxacin dạng viên nén (Trang 28)

2.3.3.1 Ưu điểm

Về sử dụng: [14]

− Thường dùng đường uống, rất thuận tiện với liều chính xác và an toàn. − Viên có thể tích nhỏ và dễ che dấu mùi vị khó chịu của hoạt chất. − Dễ nhận biết qua hình dạng, màu sắc, logo, chữ số trên viên. Về bảo quản, vận chuyển: [14]

− Viên nén thể chất rắn có độ ổn định và tuổi thọ cao hơn, dễ đóng gói, bảo quản.

− Khối lượng và thể tích nhỏ nên dễ vận chuyển, tồn trữ, mang theo người.

ĐỖ CAO VINH 13

Về bào chế, sản xuất: [14]

− Đa số hoạt chất có thể sản xuất được ở dạng thuốc viên và viên nén thường được sản xuất ở quy mô công nghiệp, tự động hóa, dễ kiểm soát chất lượng và giá rẻ.

2.3.3.2 Nhược điểm

Một số hoạt chất khó hoặc không thể sản xuất được dưới dạng viên nén để dùng qua đường uống: [14]

− Hoạt chất lỏng, dễ bay hơi, dễ chảy lỏng như tinh dầu, bromoform, phenol,…

− Hoạt chất dễ nổ khi nén viên, như potassium perchlorate, nitroglycerin,…

− Hoạt chất không ổn định ở đường tiêu hóa hoặc mất tác dụng do chuyển hóa lần đầu qua gan như insulin, α-interferone, penicillin G, oestradiol,…

− Hoạt chất gây tác dụng phụ trong đường tiêu hóa (kích ứng, viêm loét, chảy máu, gây nôn,…) như potassium iodide, morphine, emetine.

Khi uống viên tan rã có thể tạo ra vùng có nồng độ đậm đặc gây kích ứng, viêm loét, chảy máu niêm mạc đường tiêu hóa: aspirin, vitamin C. [14]

Khó sử dụng cho một số đối tượng như trẻ em, người hôn mê phản xạ nuốt kém, khó nuốt, người có vấn đề tại đường tiêu hóa. [14]

Sinh khả dụng của viên nén dùng nguyên vẹn thường kém hơn các loại thuốc rắn khác, đồng thời bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có thể thay đổi theo thời gian. Do vậy, nếu không nghiên cứu kỹ thuật bào chế đầy đủ thì hiệu quả điều trị của thuốc sẽ kém hoặc không ổn định. [14]

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng thuốc ciprofloxacin dạng viên nén (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)