Các chế phẩm ngoài thị trường

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng thuốc ciprofloxacin dạng viên nén (Trang 27)

Các tên biệt dược: Cinarosip, Cinfax, Cipchem, Cipicin 500 mg. Thành phần: Ciprofloxacin hydrochloride.

Các dạng bào chế thường gặp: Dạng dịch tiêm truyền; dung dịch nhỏ mắt, nhỏ tai; thuốc viên nén, viên nén bao phim…[11]

Dung dịch tiêm truyền Dung dịch nhỏ mắt

Viên nén bao phim Dung dịch nhỏ mắt/tai

ĐỖ CAO VINH 12 2.3 Tìm hiểu dạng thuốc viên nén 2.3.1 Khái niệm

Viên nén là dược phẩm rắn, có hình dạng nhất định, mỗi viên chứa lượng chính xác của một hoặc nhiều hoạt chất, được bào chế bằng cách nén khối hạt thuốc có tá dược hoặc không trên máy dập viên. [13, 14]

Hiện nay, viên nén là dạng thuốc hàng đầu trong công nghiệp bào chế, chiếm tỷ lệ gần 2/3 trong số dược phẩm lưu hành. [14]

2.3.2 Đặc điểm 2.3.2.1 Cấu trúc 2.3.2.1 Cấu trúc

Viên nén là khối rắn định hình, ở thể xốp, hình thành do sự kết dính các tiểu phân bột hoặc dạng thuốc khi bị nén. Độ xốp phụ thuộc vào đặc tính cấu trúc của bột, hạt và lực nén khi dập viên, có ảnh hưởng quan trong đến tính chất của viên đặc biệt độ rã và độ hòa tan. [14]

2.3.2.2 Hình dạng và màu sắc

Viên nén có nhiều kiểu dạng phong phú do thay đổi hình dạng chày và cối của máy dập viên, các hình dạng thông dụng là hình trụ dẹt, hình trụ vát góc, hình trụ mặt lồi, hình trụ dài, hình oval,… Bề mặt viên đôi khi có rãnh để dễ bẻ, có chữ số chỉ hàm lượng hoạt chất, có logo đặc trưng của nhà sản xuất. Viên nén có thể được nhuộm màu để phân biệt hoặc nhằm tạo cảm quan hấp dẫn. [14]

2.3.3 Ưu và nhược điểm của viên nén2.3.3.1 Ưu điểm 2.3.3.1 Ưu điểm

Về sử dụng: [14]

− Thường dùng đường uống, rất thuận tiện với liều chính xác và an toàn. − Viên có thể tích nhỏ và dễ che dấu mùi vị khó chịu của hoạt chất. − Dễ nhận biết qua hình dạng, màu sắc, logo, chữ số trên viên. Về bảo quản, vận chuyển: [14]

− Viên nén thể chất rắn có độ ổn định và tuổi thọ cao hơn, dễ đóng gói, bảo quản.

− Khối lượng và thể tích nhỏ nên dễ vận chuyển, tồn trữ, mang theo người.

ĐỖ CAO VINH 13

Về bào chế, sản xuất: [14]

− Đa số hoạt chất có thể sản xuất được ở dạng thuốc viên và viên nén thường được sản xuất ở quy mô công nghiệp, tự động hóa, dễ kiểm soát chất lượng và giá rẻ.

2.3.3.2 Nhược điểm

Một số hoạt chất khó hoặc không thể sản xuất được dưới dạng viên nén để dùng qua đường uống: [14]

− Hoạt chất lỏng, dễ bay hơi, dễ chảy lỏng như tinh dầu, bromoform, phenol,…

− Hoạt chất dễ nổ khi nén viên, như potassium perchlorate, nitroglycerin,…

− Hoạt chất không ổn định ở đường tiêu hóa hoặc mất tác dụng do chuyển hóa lần đầu qua gan như insulin, α-interferone, penicillin G, oestradiol,…

− Hoạt chất gây tác dụng phụ trong đường tiêu hóa (kích ứng, viêm loét, chảy máu, gây nôn,…) như potassium iodide, morphine, emetine.

Khi uống viên tan rã có thể tạo ra vùng có nồng độ đậm đặc gây kích ứng, viêm loét, chảy máu niêm mạc đường tiêu hóa: aspirin, vitamin C. [14]

Khó sử dụng cho một số đối tượng như trẻ em, người hôn mê phản xạ nuốt kém, khó nuốt, người có vấn đề tại đường tiêu hóa. [14]

Sinh khả dụng của viên nén dùng nguyên vẹn thường kém hơn các loại thuốc rắn khác, đồng thời bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có thể thay đổi theo thời gian. Do vậy, nếu không nghiên cứu kỹ thuật bào chế đầy đủ thì hiệu quả điều trị của thuốc sẽ kém hoặc không ổn định. [14]

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thuốc viên nén

Dược điển quy định chung về nội dung yêu cầu chất lượng và các mức tiêu chuẩn cho thuốc viên nén. Từ căn cứ này, các nhà sản xuất sẽ xây dựng hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng cơ sở cho từng chế phẩm cụ thể và tiêu chuẩn này phải bằng hoặc cao hơn mức quy định trong Dược điển. Phương pháp kiểm nghiệm viên nén cũng được mô tả chi tiết trong Dược điển về nội dung kiểm nghiệm thành phẩm hoặc kiểm soát quá trình sản xuất. Các nội dung kiểm nghiệm chính cho viên nén gồm: độ đồng đều về khối lượng, hàm lượng, độ hòa tan, độ rã, độ cứng, độ mài mòn, định tính, định lượng,…[14, 15]

ĐỖ CAO VINH 14 2.4.1 Tính chất

Viên nén thường có dạng hình trụ dẹt, hai đáy phẳng hoặc cong, có thể khắc chữ, ký hiệu hoặc rãnh. Cạnh và thành viên lành lặn. Màu sắc đồng nhất. [15]

Cách thử: Bằng cảm quan.

2.4.2 Độ đồng đều về khối lượng

Khối lượng viên là khối lượng trung bình của mẫu viên thử nghiệm. Độ đồng đều khối lượng viên là yêu cầu khối lượng viên phải đạt độ lệch cho phép so với khối lượng trung bình. Độ lệch cho phép tùy thuộc khối lượng viên, độ lệch cho phép càng nhỏ khi khối lượng viên càng lớn và ngược lại. [14]

Bảng 2.4: Quy định độ đồng đều khối lượng

Dạng bào chế Khối lượng trung bình (KLTB) % chênh lệch so với KLTB

Viên nén Viên bao phim

Nhỏ hơn hoặc bằng 80 mg Lớn hơn 80 mg và nhỏ hơn 250 mg Bằng hoặc lớn hơn 250 mg 10,0% 7,5% 5,0%

Viên nén bao đường Tất cả các loại 10,0%

Độ đồng đều khối lượng thể hiện tính đồng nhất về hình thức trong sản xuất và có ảnh hưởng trực tiếp đến sai số về hàm lượng. [14]

Tiến hành: Cân chính xác 20 viên bất kỳ và xác định khối lượng trung bình của viên. Cân riêng khối lượng từng viên và so sánh với khối lượng trung bình, tính độ lệch theo tỷ lệ phần trăm của khối lượng trung bình từ đó tính ra khoảng giới hạn của giá trị trung bình. Lô thuốc đạt yêu cầu nếu không có quá 2 viên có độ lệch ngoài quy định nhưng không được có viên nào lệch gấp 2 lần. [13, 15]

2.4.3 Độ đồng đều hàm lượng

Hàm lượng của mỗi viên nén trong mẫu thử phải đạt độ lệch cho phép so với giá trị hàm lượng trung bình của mẫu thuốc và chỉ được thử nghiệm và chấp nhận khi mẫu thuốc đã đạt giới hạn hàm lượng hoạt chất. Độ đồng đều hàm lượng bắt buộc phải đáp ứng với những viên có hàm lượng hoạt chất nhỏ hơn hoặc bằng 2 mg/viên hoặc những viên có nồng độ hoạt chất nhỏ hơn 2%. Như vậy, tiêu chí này không bắt buộc với mọi viên nén, nếu viên nén đã áp

ĐỖ CAO VINH 15

dụng tiêu chuẩn này cho tất cả các hoạt chất thì không cần thử độ đồng đều khối lượng. [14-16]

Viên nén chứa nhiều vitamin, chất khoáng trong viên đa thành phần, chế phẩm đa liều và thuốc truyền tĩnh mạch không phân liều thì không yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn này. [13]

Tiến hành: Trừ khi có chỉ dẫn khác trong chuyên luận riêng, phép thử độ đồng đều hàm lượng được tiến hành trên 10 viên bất kỳ của một lô thuốc, xác định hàm lượng hoạt chất trong từng viên. Theo Dược điển Việt Nam IV, chế phẩm là đạt yêu cầu phép thử, nếu hàm lượng của từng đơn vị nằm trong giới hạn 85115% của hàm lượng trung bình. Chế phẩm không đạt yêu cầu nếu có quá một đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85115%, hoặc có một đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 75125% của hàm lượng trung bình.[13]

Nếu có một đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85115% của hàm lượng trung bình, thử lại trên 20 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử, nếu có không quá một trong tổng số 30 đơn vị đem thử có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85115% và không có đơn vị nào có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 75125% của hàm lượng trung bình. [13]

2.4.4 Độ hòa tan 2.4.4.1 Khái niệm

Độ hòa tan của một chế phẩm là tỷ lệ % hoạt chất được giải phóng ra khỏi dạng thuốc hòa tan vào môi trường thử so với hàm lượng ghi trên nhãn sau thời gian thử nghiệm với những điều kiện quy định của từng chuyên luận. [14, 15, 16]

Độ hòa tan của viên nén phụ thuộc vào tính chất của hoạt chất, tá dược, kỹ thuật bào chế,… Tiêu chí cho từng loại viên có thể không giống nhau. Với mỗi chế phẩm có các qui định cụ thể về thiết bị thử, môi trường hòa tan, thời gian thử nghiệm và phần trăm hoạt chất được giải phóng (Chỉ số Q). [14, 15]

2.4.4.2 Thiết bị

Tùy thiết bị có thể có một cốc hoặc 68 cốc thử.

a) Thiết bị kiểu giỏ quay

Cốc hình trụ bằng thủy tinh borosilicat hoặc bằng chất liệu trong suốt thích hợp, có đáy hình cầu và dung tích 1000 mL. [15]

ĐỖ CAO VINH 16

Một động cơ với bộ phận điều tốc có khả năng duy trì tốc độ quay của giỏ trong phạm vi ±4% tốc độ đặt. Động cơ này gắn với một bộ phận khuấy bao gồm trục quay và giỏ hình ống trụ. Trụ kim loại phải quay một cách nhẹ nhàng, không bị lắc lư nhiều trong khi quay. Bộ phận giỏ gồm có 2 phần:[15]

− Phần nắp trên có một lỗ thoát nhỏ được gắn với trục. Nắp này được lắp 3 cái nhíp đàn hồi, hoặc bằng cách thích hợp để có thể giữ chắc chắn phần dưới của giỏ đồng trục với trục của bình trong khi quay và có thể tháo phần dưới ra dễ dàng khi cần cho chế phẩm vào giỏ.

− Phần dưới tháo lắp được là một giỏ hình ống trụ được làm bằng vải rây kim loại, mép khâu được hàn liền, đường kính sợi dây là 0,254 mm, có cạnh hình vuông của lỗ rây là 0,381 mm; giỏ hình ống trụ này có vành kim loại bao quanh đáy trên và đáy dưới. Giỏ có thể được mạ một lớp vàng kim loại dày 2,5 µm để không bị hỏng khi thử trong môi trường acid. Khoảng cách từ giỏ đến đáy trong bình luôn được giữ trong khoảng 2327 mm trong quá trình thử.

Một chậu cách thủy để duy trì môi trường hòa tan ở nhiệt độ 37±0,5C.

b) Thiết bị kiểu cánh khuấy

Thiết bị này giống như thiết bị giỏ quay mô tả ở trên, chỉ khác là giỏ được thay thế bằng cánh khuấy. Cánh khuấy được lắp đặt sao cho đi qua tâm của trục và cạnh dưới của nó ngang bằng với mặt đáy của trục. Trục cánh khuấy được lắp đặt ở vị trí sao cho không lệch quá 2 mm so với trục của bình và cạnh đáy của cánh khuấy cách mặt đáy trong của bình từ 2327 mm. Thiết bị được vận hành sao cho cánh khuấy quay tròn một cách nhẹ nhàng và không có rung động rõ rệt. [15]

ĐỖ CAO VINH 17 2.4.4.3 Cách thử

a) Chuẩn bị môi trường hòa tan

Môi trường hòa tan được chỉ dẫn trong từng chuyên luận riêng. Nếu là dung dịch đệm thì pH phải điều chỉnh để sai khác không quá 0,05 đơn vị. Môi trường hòa tan phải loại khí trước khi dùng. [13-15]

Cho một thể tích quy định môi trường hòa tan đã đuổi khí vào cốc (thể tích quy định ±1%). Làm ấm môi trường hòa tan đến nhiệt độ 37±0,5C.[13- 15]

b) Cho thuốc vào thiết bị thử

Nếu không có chỉ dẫn nào khác thì thử đồng thời trên 6 viên, cho mỗi viên vào một cốc chứa môi trường hòa tan. Tùy theo yêu cầu của chuyên luận sử dụng thiết bị giỏ quay hay cánh khuấy. [14-16]

Khi dùng thiết bị giỏ quay: cho thuốc vào trong giỏ khô. Hạ thấp giỏ đúng vị trí rồi cho giỏ quay. [14-16]

Khi dùng thiết bị cánh khuấy: Cho thuốc chìm xuống đáy bình trước khi cho cánh khuấy quay; có thể dùng một dây xoắn bằng kim loại hay thủy tinh để giữ cho viên thuốc nằm ngang dưới đáy bình. Cần loại trừ bọt không khí khỏi bề mặt viên. [14-16]

c) Vận hành thiết bị

Vận hành thiết bị ngay ở tốc độ quay được chỉ dẫn trong chuyên luận riêng.

2.4.4.4 Lấy mẫu

Thời gian lấy mẫu tiến hành theo chỉ dẫn của từng chuyên luận, cho phép chênh lệch so với thời gian quy định là ±2%. Vị trí hút mẫu ở khoảng giữa bề mặt môi trường hòa tan và mặt trên của giỏ quay hay cạnh trên của cánh khuấy; điểm này phải cách thành bình ít nhất 10 mm. Trừ trường hợp phân tích mẫu liên tục, đo mẫu tự động khi đó mẫu lấy ra sau khi phân tích lại trở về bình hòa tan, cũng như trong trường hợp lấy mẫu phân tích một lần; còn các trường hợp khác phải thêm một thể tích môi trường hòa tan bằng thể tích mẫu thử đã lấy ở nhiệt độ 37±0,5C; hoặc có thể dùng phép tính hiệu chỉnh. [13- 15]

ĐỖ CAO VINH 18 2.4.4.5 Xác định lượng hoạt chất

Mẫu thử lấy ra có thể được lọc bằng giấy lọc, màng lọc hoặc thiết bị thích hợp. Dung dịch thu được có thể được dùng riêng biệt hoặc gộp lại để xác định phần trăm hoạt chất giải phóng. [14, 15]

Xác định lượng hoạt chất chứa trong dịch lọc bằng phương pháp được chỉ dẫn trong chuyên luận riêng.

2.4.4.6 Đánh giá kết quả

Lượng hoạt chất được giải phóng của cả 6 viên thử phải không dưới 70% lượng hoạt chất qui định, trừ khi có chỉ dẫn trong chuyên luận riêng. Nếu có một viên không đạt thì thử với 6 viên khác, lần này cả 6 viên đều phải đạt yêu cầu. [13]

2.4.5 Độ rã

Độ rã là điều kiện ban đầu cho sự phóng thích hoạt chất.[14]

Độ rã là thời gian viên rã thành các hạt nhỏ khi đặt viên trong nước ở 37C hay dung dịch giống như dịch dạ dày, dịch ruột (môi trường đặc biệt) tùy theo yêu cầu của chuyên luận riêng. [13, 14]

Bảng 2.5: Yêu cầu thời gian rã của thuốc viên

STT Dạng viên Yêu cầu

1 Viên nén không bao 15 phút

2 Viên nén bao phim 30 phút

3 Viên bao đường 60 phút

2 Viên nén hòa tan hoặc phân tán

nhanh 3 phút

3 Viên sủi bọt: rã và tan hoàn toàn

trong nước, ở 15−25C 5 phút

4 Viên ngậm 4 giờ

5

Viên bao tan trong ruột:

− Trong dung dịch HCl 0,1M (pH 1,2)

− Trong dung dịch đệm phosphate pH 6,8

− Không được có dấu hiệu rã hay nứt viên trong 2 giờ − Viên rã trong 60 phút 6

Viên đặt dưới lưỡi, viên phóng thích kéo dài, để tiêm, viên cấy dưới da…

ĐỖ CAO VINH 19

Đánh giá kết quả: Việc thử được tiến hành với 6 viên. Nếu có 1 hay 2 viên không đạt yêu cầu, phải thử tiếp với 12 viên nữa. Yêu cầu 16/18 viên đem thử phải đạt độ rã theo thời gian quy định. [13]

Thuốc được xem là rã khi: [13]

− Không còn cắn trên mặt lưới.

− Nếu còn cắn, đấy là khối mềm không có màng nhận thấy rõ, không có nhân khô.

− Chỉ còn những mảnh vở bao của viên nén hoặc vỏ nang trên mặt lưới. − Nếu sử dụng đĩa (trong trường hợp viên nang), các mảnh vỏ nang có thể dính vào mặt dưới của đĩa.

2.4.6 Độ cứng

Độ cứng là lực tối thiểu làm vỡ viên theo hướng chịu lực kém nhất tức theo đường kính của viên. [14]

Thiết bị đo độ cứng của viên nén có nhiều loại, nhưng với cùng cách đo là đặt viên thẳng đứng hoặc nằm ngang trên đế cố định, phía trên viên tiếp xúc mũi đe. Cho máy nén mũi đè vào viên với lực lớn dần, đến khi viên vỡ. Máy dừng và tự ghi lại giá trị của lực làm vỡ viên. Tùy theo máy, đơn vị đo có thể là Kilogram lực (k.f), Kilopon (kp) hoặc Pound lực. [14]

Độ cứng của viên tùy thuộc nhiều yếu tố, Dược điển không quy định thông số cụ thể, mà do nhà sản xuất ấn định cho mỗi loại viên, có thể coi độ cứng 4 kf/cm2

là giá trị trung bình để tham khảo. [14]

Dụng cụ thiết bị: Có nhiều kiểu từ đơn giản đến loại hiện đại như kiểu vít lò xo, kiểu kìm bấm, kiểu quả cân di động. [14]

2.4.7 Độ mài mòn

Độ mài mòn của viên nén là tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng bị mất đi do bị vỡ, bị bào mòn sau quá trình thử nghiệm. Thông số này nhằm đánh giá độ bền chịu va đập, đặc biệt độ bền bề mặt của viên, chống lại sự bào mòn của máy. Thử nghiệm trên máy mô phỏng những điều kiện mà viên có thể trải qua trong vận chuyển, bảo quản, trong quá trình bao,… [14, 15]

Cân 20 viên nén, cho vào máy, quay với tốc độ 25 vòng/phút trong 4

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng thuốc ciprofloxacin dạng viên nén (Trang 27)