CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
3.2.6. Kiến nghị với Cơ Quan chức năng trong việc sử dụng vốn vay từ TPCP, vốn ODA
ODA
3.2.61. Đối với các Bộ, ngành trung ương và địa phương
Cần tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và giám sát hoạt động phát hành TPCP từ việc xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược, kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm, đến việc tổ chức thực hiện phát hành TPCP hàng năm, từng đợt, đảm bảo huy động vốn TPCP với hình thức phù hợp, quy mô hợp lý, với chi phí thấp nhất. Kế hoạch huy động vốn TPCP phải gắn với kế hoạch phân phối, sử dụng vốn TPCP, đảm bảo vốn đã huy động được sử dụng kịp thời, hiệu quả...Đồng thời có biện pháp kiên quyết khắc phục những thiếu sót trong quản lý, sử dụng vốn TPCP ngay từ việc đăng ký kế hoạch vốn, phân bổ và giao kế hoạch vốn TPCP, tránh dàn trải, bảo đảm kịp thời, đúng quy định; chấm dứt việc phân bổ vượt kế hoạch vốn được trung ương giao, phân bổ cho dự án ngoài danh mục được sử dụng vốn TPCP, phân bổ sai đối tượng...Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, địa phương được thụ hưởng nguồn vốn TPCP phải bố trí đủ vốn đối ứng theo quy định, nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, khắc phục tình trạng khi thực hiện dự án phải điều chỉnh bổ sung nội dung, quy mô của dự án, tăng tổng mức đầu tư...; khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác lập, thẩm tra, phê duyệt dự toán, công tác nghiệm thu thanh toán và nghiêm cấm nghiệm thu thanh toán khi chưa có khối lượng hoàn thành; chấm dứt việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu tư vấn không đúng quy định... Khi xác định danh mục dự án và giao kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn vốn TPCP cho các Bộ, ngành và địa phương phải kiểm tra, rà soát lại việc quản lý và sử dụng số vốn đã bố trí, các trường hợp sử dụng sai mục đích, sai nội dung yêu cầu bố trí hoàn trả nguồn vốn TPCP, đồng thời cắt giảm kế hoạch vốn tương ứng với số vốn sử dụng sai
3.2.62. Đối với Bộ Tài chính
Lập kế hoạch phát hành TPCP hàng năm phải trên cơ sở mức huy động TPCP của giai đoạn 5 năm và cân đối nhu cầu, khả năng huy động vốn NSNN và tình hình thị trường; xây dựng kế hoạch phát hành quý, chi tiết theo tháng với dự kiến khối lượng và kỳ hạn phát hành của từng đợt phát hành, trong đó lựa chọn hình thức phát hành với cơ cấu và chi phí phát hành hợp lý để có hiệu quả cao, chú trọng hình thức phát hành qua đấu thầu. Kịp thời bổ sung, hoàn thiện, ban hành các văn bản chế độ, chính sách điều hành, quy trình thủ tục phát hành, thanh toán và quyết toán vốn TPCP.
Bộ Tài chính nên phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh công tác giải ngân, thanh quyết toán vốn hàng năm, đôn đốc các bộ, địa phương thực hiện chế độ báo cáo quyết toán theo quy định; Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 29/2004/TT-BTC ngày 6/4/2004 hướng dẫn việc bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu địa phưong, bảo đảm việc lựa chọn đối tượng bảo lãnh và chi trả bảo lãnh chặt chẽ, đúng quy định.
3.2.63. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cần chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xác định rõ tiêu chí làm căn cứ xác định dự án, công trình sử dụng vốn TPCP theo từng lĩnh vực; xử lý dứt điểm số vốn giải ngân vượt kế hoạch vốn trong năm 2008 đến nay vẫn chưa được rà soát, tổng hợp để cân đối nguồn vốn hoàn trả. Chấn chỉnh công tác thông báo kế hoạch vốn hàng năm, tránh tình trạng thông báo quá chậm và một số dự án có trong danh mục theo Quyết định 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 nhưng không được thông báo vốn.