CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Mặc dù chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan tuy nhiên xem xét kĩ thì hậu quả của công tác quản lý nợ công thời gian cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan : + Năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chưa thực sự đáp ứng nhu
cầu của quản lý.
Sự thiếu hụt về đội ngũ cán bộ chuyên môn có thể coi là một trong những nguyên nhân đáng kể dẫn tới những hạn chế của hệ thống quản lý nợ công.Trước đến nay ngành đào tạo Việt Nam mới chỉ có đào tạo cử nhân chuyên ngành quản lý tài chính công chứ chưa có đào tạo chuyên ngành đào tạo chuyên ngành quản lý nợ công , nợ nước ngoài và các ngành đào tạo tài chính quốc tế tuy đã tổ chức đào tạo nhưng kiến thức chưa cập nhật và chuyên sâu để đảm bảo các kỹ năng quản lý cần thiết.Cán bộ được đào tạo nước ngoài thì ít và cần có thời gian để điều chỉnh kiến thức phù hợp với nền tài chính Việt Nam.Đội ngũ cán bộ của các cơ quan quản lý nợ nhà nước chủ yếu vừa học vừa làm do vậy không thể tạo lập một lực lượng chuyên gia đông đảo đảm bảo các khâu thu thập thông tin, phân tích dự báo nợ.Do vậy nếu chính phủ
hướng giải quyết cơ bản.
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Không chỉ trong công tác quản lý nợ công nói riêng mà trong khu vực hành chính công của Việt Nam bộ máy tổ chức còn công kềnh, đồ sộ với nhiều tầng trung gian.Bộ máy chính phủ hiện nay với 26 bộ, cơ quan ngang bộ chưa kể đến 13 cơ quan trực thuộc chính phủ .Như vậy là quá nhiều so với các nước trên thế giới .Đa số các bộ ngành vẫn tổ chức theo mô hình Bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực.Cơ cấu tổ chức bên trong các bộ, số lượng các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh huyện lại có xu hướng tăng thêm đầu mối.Cơ chế quản lý ngân sách tài sản công kém hiệu quả , chưa khuyến khích được tính chủ động sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các cá nhân đơn vị tạo nhiều cơ hội cho tình trạng tham nhũng lãng phí diễn ra phổ biến, chậm khắc phục .Chính do vậy nên công tác quản lý nói chung ở Việt Nam luôn sảy ra chồng chéo về chức năng, sự trì trệ quan liêu, sức ỳ lớn là khó tránh khỏi.
+ Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin còn kém :
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đóng vai trò chủ yếu, làm giảm đáng kể chi phí thời gian và tiền của trong công tác quản lý. Nắm bắt được vai trò quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đặc biệt là trong công tác quản lý nợ Công, nợ nước ngoài.Hiện có hai phần mềm được sử dụng trong quản lý là DMFAS tại cục quản lý nợ vay nước ngoài của Bộ tài chính và phần mềm BMS tại kho bạc nhà nước để quản lý vay và trả nợ vay trong nước.Do chưa có một phần mềm tích hợp chung dữ liệu của hai đầy mối thông tin này nên việc tổng hợp số liệu rất khó khăn.Mặt khác DMFAS là phần mềm được UNCTAD tài trợ , sử dụng hoàn toàn bằng tiếng anh, các dữ liệu đưa vào theo chuẩn mực thông lệ quốc tế điều này Việt Nam chưa làm được, phần mềm BMS việc tổng hợp số liệu còn chậm . Hơn nưa mặc dù đã qua đào tạo nhưng không phải cán bộ viên chức nào của bộ máy hành chính cũng sử dụng được máy và khai thác thông tin trên Internet.Cho nên đây là khó khăn
lớn của Việt Nam trong tiến trình đổi mới hệ thống quản lý hành chính nói chung và quản lý nợ Công nói riêng .
+ Chuẩn mực kế toán chưa thông nhất gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả nợ công
Những chuẩn mực kế toán công chưa được quan tâm đúng mức và do vậy, dẫn đến tình trạng không thể thống nhất và so sánh đánh giá sự phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước. Hiện tại, ít nhất có 3 hệ thống kế toán đang tồn tại bên trong Chính phủ, đó là: kế toán ngân sách nhà nước, kế toán kho bạc nhà nước, kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Cơ quan tài chính hạch toán chi NSNN theo chế độ hạch toán riêng dựa trên nguyên tắc ghi sổ đơn và mang đậm tính chất thống kê với tiêu thức lũy kế theo mục lục NSNN. Kho bạc nhà nước hạch toán kế toán chi NSNN theo nguyên tắc ghi sổ kép, có theo dõi chi tiết theo mục lục NSNN do Bộ tài chính ban hành. Các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện kế toán theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp và cũng theo dõi các khoản chi tiêu của mình theo mục lục NSNN. Ba chế độ hạch toán kế toán do ba đầu mối thực hiện, đương nhiên khó mà có sự tương đồng, đặc biệt trong điều kiện các chuẩn mực về kế toán chi tiêu công chưa được nghiên cứu thấu đáo và áp dụng. Đây là một trong những tồn tại gây cản trở cho công tác quản lý và điều hành chi NSNN và áp dụng công nghệ thông tin.
• Kết luận
Chương 2 đã phản ánh bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2010.Tình hình kinh tế diễn ra phức tạp đòi hỏi chính phủ phải có những chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp trong đó chính sách về nợ công là một trong số đó.Đánh giá tình hình nợ công của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nợ nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong đó chủ yếu là các khoản nợ ODA, các khoản nợ trung và dài hạn.Các chỉ số đánh giá tình hình nợ công cho thấy nợ công hiện nay đang trong mức an toàn tuy nhiên cần chú ý đến mức nợ hiện tại đang có xu hướng tăng cao trong khi hiệu quả sử vốn nợ không cao đặc biệt các khoản vay sắp đến hạn trả nợ nhằm đảm bảo thanh khoản.
Nam cũng còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục đó là khung pháp lý còn thiếu đồng bộ, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý còn chồng chéo, thiếu hiệu quả là năng lực của cán bộ chuyên trách chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công tác quản lý nợ, công tác đánh giá dự báo nợ mới chỉ dùng lại trong việc phân tích tĩnh cho nên chưa phản ánh được tình hình nợ trong một giai đoạn dài.