CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
2.2.1. Tình hình nợ côngcủa Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
2.2.1.1. Cơ sở dữ liệu về nợ công ở Việt Nam
Số liệu về nợ công của Việt Nam được Bộ Tài Chính tổng hợp .Tuy nhiên số liệu chính thức về Nợ Công hiện nay chưa được công khai trên hệ thống số liệu thống kê hằng năm của Tổng Cục Thống Kê.Do vậy các số liệu trình bày trong đề tài này
được tổng hợp từ nhiều nguồn trong đó có :Bản tin nợ nước ngoài của Bộ Tài Chính, báo cáo thống kê Quốc Gia của IMF, CIA world factbook, WB….Khái niệm Nợ Công của bộ tài chính hẹp hơn so với khái niệm phổ biến trên thế giới.Theo hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD, nợ công còn bao gồm các nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị thuộc chính phủ bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước ở tất cả các cấp chính quyền.Do vậy có thể số liệu từ các nguồn là không trùng nhau.
2.2.1.2. Tình trạng nợ công
Khủng hoảng nợ công ở Hy lạp đã diễn ra đầu năm 2010 thực sự trở thành bài học cho các quốc gia trên thê giới đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nhìn lại một cách cẩn trọng vấn đề Nợ công và mô hình tăng trưởng kinh tế của mình.Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã có những bước tiến mạnh mẽ về kinh tế luôn là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc hàng cao trên thế giới .Tuy nhiên sau thành công này, cần phải nhìn nhận về mô hình tăng trưởng của Việt Nam là phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn đầu tư.Trong đó đầu tư công chiếm tỉ trọng lớn.Và để có được nguồn vốn lớn như vậy, Chính phủ đã tăng cường các biện pháp vay nợ làm cho tỷ lệ này trong các năm lại đây tăng nhanh và còn tiếp tục tăng trong những năm tới khi nhu cầu vốn cho phát triển là rất lớn.
Nă m 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổn g nợ côn g 3,024, 657,5 34 11,97 3,424, 658 14,03 6,438, 356 16,97 4,590, 164 20,39 9,452, 055 24,43 6,164, 384 29,95 1,506, 849 37,21 0,655, 738 42,74 1,369, 863 47,999 ,178,0 82 Nợ côn g/ ngư ời 37.77 149.0 4 172.9 0 206.8 1 245.5 7 291.6 8 353.1 5 434.4 3 494.4 7 550.52 Nợ côn g/G DP 9.5% 36.6% 39.0% 41.5% 43.0% 44.5% 47.0% 49.6% 49.4% 51.7% Tha y đổi --- 295.9 % 17.2% 20.9% 20.2% 19.8% 22.6% 24.2% 14.9% 12.3%
Nguồn từ The Ecomomist
Ta thấy rằng nợ công của Việt Nam liên tục tăng nhanh về giá trị tuyệt đối cũng như mức nợ bình quân trên đầu người, tỷ lệ nợ công trên GDP .Theo số liệu của The Economist ta thấy trong năm 2001 nợ công của Việt Nam chỉ khoảng 3 tỷ USD chiếm 9,5% GDP tuy nhiên sau gần 10 năm vào năm 2010 mức nợ đã tăng lên gần 48 tỷ USD(tăng 15,87 lần) chiếm 51,7 % GDP.Mức nợ công trên đầu người năm 2001 là 37,77 USD/người/năm đến năm 2010 lên đến 550,52 USD/người/năm (gấp 14,6 lần năm 2001) .Và con số nợ công này không ngừng tăng lên do yêu cầu đầu tư công của Việt Nam trong những năm tới còn rất lớn trong khi nguồn thu ngân sách nhà nước không đủ đáp ứng.Trong báo cáo của Ủy ban tài vụ quốc hội cho biết rằng với một năm 2009 đầy biến động của kinh tế thế giới, các chính sách kích thích nền kinh tế của Chính phủ mặc dù đã phát huy tác dụng giúp Việt Nam không rơi vào tình trạng
suy thoái trầm trọng tuy nhiên việc này đồng nghĩa với việc làm tăng dư nợ Công.Đến hết ngày 31/12/2009 theo Bộ tài chính thì tổng dư nợ công của Việt Nam là 871.839 tỷ VND theo tỉ giá hiện hành chiếm khoảng 52,6 % GDP trong đó Nợ chính phủ=41,9% GDP, nợ do chính phủ bảo lãnh bằng 9,8% GDP, nợ chính quyền địa phương bằng 0,8% GDP.Bước sang năm 2010, vơi đà phục hồi chung của nền kinh tế thế giới.Kinh tế Việt Nam cũng có những khởi sắc:tốc độ tăng trưởng kinh tế cao năm 2010 đạt 6,78%, cao hơn mức 5,32% của năm 2009 ,tăng cường chính sách an sinh xã hội, đảm bảo chinh trị- xã hội ổn định.Một lần nữa vai trò chủ đạo của Nhà nước lại được thể hiện.Tuy nhiên việc đẩy mạnh các dự án đầu tư công và chi tiêu khu vực công đã làm trầm trọng tình trạng thâm hụt ngân sách, cộng thêm là tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán trong thời gian dài đã khiến cho tình trạng nợ công của Việt Nam tăng cao chiếm 56,7%GDP trong đó nợ chính phủ bằng 44,5% GDP. Trong cơ cấu nợ công, nợ chính phủ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh qua các năm:
Bảng 2.6 Tỷ trọng Nợ chính phủ trên GDP(đơn vị %)
Năm 2007 2008 2009 2010 2011(dự kiến)
% GDP 33,8% 36,2% 41,9% 44,5% 47,2%
Biểu đồ 2.11 Nợ công và Nợ chính phủ trên GDP
qua nhằm thực hiện các chính sách tài khóa đặc biệt là các biện pháp kích cầu sau khủng hoảng kinh tế thế giới tất yếu làm gánh nặng nợ công thêm trầm trọng.Nợ nước ngoài và nợ trọng nước của chính phủ đều có xu hướng gia tăng mạnh.Chiếm đa số trong nợ chính phủ, với việc phát hành thành công các đợt trái phiếu chính phủ vùng với sự gia tăng của các dòng vốn ODA từ nước ngoài đã làm cho tổng mức nợ nước ngoài của chính phủ tăng lên rất nhanh trung bình chiếm khoảng 30% GDP trong suốt giai đoạn 2004-2010 và có xu hướng tăng mạnh hơn nữa trong tương lai khi Việt Nam cần nhiều vốn để đầu tư phát triển thực hiện kế hoạch năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bảng 2.7 Nợ nước ngoài của chính phủ giai đoạn 2004-6/2010(Triệu USD)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 30/6/2010 Các chủ nợ chính thưc -Song phương -Đa phương 12014,42 12068,59 13392,37 15968,82 17529,22 22464,54 22638,51 6750,65 6582,29 7292,26 8418 9481,16 11565,56 11602,79 5263,77 5486,30 6100,11 7550,82 8048,07 10898,98 11-35,72 Các chủ nợ tư nhân 525,75 1229,99 1217,78 1301,79 1386,82 1477,97 2458,98 Tổng nợ 12540,16 13298,58 14610,15 17270,60 18916,05 23942,51 25097,49 Tỷ lệ nợ/ GDP 29,9 27,8 26,7 28,2 25,1 29,3
Biểu đồ 2.12 Cơ cấu chủ nợ trong nợ nước ngoài của chính phủ(Triệu USD)
Nguồn bản tin nợ nước ngoài số 6 của Bộ tài chính
Lý do khiến nợ nước nước ngoài của chính phủ tăng là do trái phiếu chính phủ, vay ODA, vay thương mại đều tăng.
+ Trái phiếu quốc tế
Trong lịch sử phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam cho thấy, đây là kênh huy động hiệu quả và rất thành công. Đợt phát hành đầu tiên năm 2005 tại New York đã thành công rất mỹ mãn khi các nhà đầu tư quốc tế đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào là 750 triệu USD với lãi suất 7,125%/năm. Toàn bộ số tiền này được sử dụng cho tập đoàn tàu thủy Việt Nam VINASHIN vay lại.Mức lãi suất này cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động ngoại tệ trong nước, tuy nhiên đó là lãi suất chấp nhận được so với những nước có cùng hệ số tín nhiệm như Philipin, Indonesia..Thành công của lần đầu tiên phát hành trái phiếu ra nước ngoài có ý nghĩa lớn đây là sự ghi nhận của quốc tế đối với sự hiện hiện của chính phủ Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế , tạo nền tảng cho các lần phát hành sau này. Đợt thứ 2 phát hành vào năm 2007, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ (TPCP) ra thị trường quốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm cũng rất thành công. Là một nền kinh tế mới phát triển nên VN có mức tăng trưởng kinh tế mạnh, luôn ở mức
tế. Bên cạnh đó mức lãi suất khá hấp dẫn ở con số trên dưới 7% khiến trái phiếu quốc tế do VN phát hành luôn là mối quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế.Cũng như đợt phát hành vào năm 2007 (thu hút vốn đầu tư cho các dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 và nhà máy thủy điện Hủa Na, mua tàu vận tải và nhà máy lọc dầu Dung Quất). Việc phát hành trái phiếu lần này tuân theo Nghị quyết 7/2007/NQ-CP ngày 1/6/2007 và Nghị quyết 54/2007/NQ-CP của Chính phủ, lãi suất được ấn định là không quá 7%/năm với thời hạn 10 năm.Trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành luôn thành công rất rực rỡ song TPCP bằng ngoại tệ phát hành trong những đợt gần đây, đặc biệt trong năm 2009 đều không thu được kết quả như mong muốn cơ bản cũng liên quan đến vấn đề lãi suất. Lãi suất trái phiếu Chính phủ phát hành trong nước luôn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề chính sách tiền tệ và trần lãi suất huy động vốn của NHNN quy định. Những rào cản nói trên khiến trái phiếu Chính phủ trở nên mất hấp dẫn. Đợt phát hành thứ nhất vào tháng 3/2009, 3 lần đấu thầu chỉ huy động được 230,11 triệu USD trong tổng số 300 triệu USD giá trị trái phiếu được đưa ra đấu thầu. Đợt 2 vào tháng 8/2009, trái phiếu ngoại tệ kỳ hạn dài số lượng bỏ thầu rất ít. Trong đợt 2 vừa qua, cả 3 phiên chỉ huy động được 100 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu chào bán kỳ hạn 1 năm; 47 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 2 năm; và 10 triệu USD/50 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Đợt phát hành thứ 3, và đợt thứ 4 gần đây vào ngày 29/12/2009, kết quả chỉ huy động được 73 triệu USD trong tổng số 200 triệu USD giá trị trái phiếu gọi thầu, đạt 36,5%. Tỷ lệ huy động thành công có xu hướng giảm dần theo từng đợt phát hành kể từ đầu 2009 . Sau đó Việt Nam đã có nhiều nỗ lực củng cố uy tín trước khi phát hành trái phiếu quốc tế, trong bối cảnh lạm phát và sự định giá thấp đồng tiền ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư.Kết quả là trái phiếu chính phủ của Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm từ những luồng vốn chất lượng.Sau 4 năm vắng bóng, Việt Nam đã đánh dấu sự trở lại thị trường quốc tế bằng đợt phát hành trái phiếu Chính phủ thời hạn 10 năm. Đợt giao dịch trái phiếu này đã diễn ra tốt hơn so với những đợt phát hành trái phiếu của các quốc gia trong khu vực như Indonesia và Philippines. Vào sáng sớm thứ ba ngày 26/1/2010 (giờ Hồng Kông), Việt Nam đã tung ra 1 tỉ USD trái phiếu quốc tế thời
hạn 10 năm trong đợt phát hành trái phiếu chính phủ thứ hai kể từ tháng 10.2005. Ban đầu, mức lợi tức được xác định vào khoảng từ 6,95% đến 7%. Cuối cùng, trái phiếu được giao dịch với lãi suất danh nghĩa (coupon) 6,75%/năm, theo đó lợi tức phát hành là 6,95%.Barclays, Citi và Deutsche Bank là 3 tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới đứng ra bảo lãnh cho đợt phát hành này.
+ Về vốn ODA
Năm 1993 được lấy làm mốc kể từ ngày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nhà tài trợ song phương, đa phương cũng như các tổ chức phi chính phủ. Đa phần vốn vay ODA ưu đãi đều dùng cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn, giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Hiện nay, ngân hàng thế giới là cơ quan viện trợ đa phương lớn nhất, Nhật Bản là quốc gia viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Xét về viện trợ không hoàn lại thì Pháp là lớn nhất và Đan Mạch là thứ nhì. Ngoài ra theo số liệu đến năm 2010 , hiện có trên 50 Nhà tài trợ song phương và đa phương đã cung cấp nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.tính đến cuối năm 2009 tổng số vốn ODA mà các nhà tài trợ đã cam kết cho nước ta đạt khoảng 47,4 tỷ USD, đã đàm phán và ký kết hiệp định vay ODA và vay ưu đãi với tổng giá trị 37,5 tỷ và đã giải ngân được 19,5 tỷ USD , chiếm 52% so với tổng số vốn ODA đã ký vay.Đặc biệt năm 2010 tổng số cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam lên hơn 8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay Trong số đó, Ngân hàng Thế giới (WB) trở thành nhà tài trợ lớn nhất với khoản cam kết gần 2,5 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản (hơn 1,6 tỷ USD) và thứ ba là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với hơn 1,4 tỷ USD. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư bằng vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng đầu tư toàn xã hội. Một số lĩnh vực đã được ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA như: giao thông vận tải, chiếm khoảng 26,5%; phát triển hệ thống nguồn điện, mạng lưới chuyển tải và phân phối điện, khoảng 23,4%; phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm cả thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp, khoảng 16,3%; cấp thoát nước và bảo vệ môi trường, khoảng 9%; y tế và xã hội, khoảng 5,8%; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, khoảng 8% và các lĩnh vực khác khoảng 13%.
cũng đã triển khai đàm phán, ký kết một số khoản vay thương mại nước ngoài để cho vay lại một số dự án đầu tư trong các lĩnh vực điện, than, xi măng, dầu khí..., theo hình thức vay về cho vay lại. Đây là bước chuẩn bị cần thiết khi trong tương lai Việt Nam cùng với sự phát triển của nền kinh tế sẽ dựa vào các nguồn vốn vay có tính chất thương mại, khi mức vốn ODA danh cho Việt Nam sẽ giảm dần cùng với sự tăng lên trong mức độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
+ Nợ trong nước bằng phát hành trái phiếu
Không những khoản nợ nước ngoài tăng cao mà nợ trong nước đang tăng nhanh cả tốc độ và tỷ trọng trên tổng nợ công trong những năm gần đây. Trái phiếu Chính phủ trong nước là công cụ huy động vốn có hiệu quả của Nhà nước. Thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chính phủ và công trái XDTQ với cơ chế thích hợp, từ năm 1991 đến năm 2008, Kho Bạc Nhà Nước đã huy động với doanh số trên 320.000 tỷ đồng, để bù đắp thiếu hụt NSNN và đầu tư cho các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục. Cơ chế phát hành trái phiếu từng bước được cải tiến, các đợt phát hành thực hiện tương đối thường xuyên, cơ chế lãi suất linh hoạt, đảm bảo nhu cầu vốn của ngân sách nhà nước. Các điều khoản, điều kiện trái phiếu Chính phủ đã đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, góp phần nâng cao tính thanh khoản, đồng thời cung cấp khối lượng hàng hoá cho thị trường vốn .
+ Nợ chính phủ bảo lãnh
Ngoài việc trực tiếp phát hành nợ, trong thời gian qua Chính phủ đã thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ cho các doanh nghiệp vay vốn. Từ năm 2005-2010 dư nợ được chính phủ bảo lãnh tăng qua các năm bình quân trong 5 năm qua tăng khoảng 40% /năm. Trong đó nợ trong nước tăng 42% năm nợ nước ngoài tăng khoảng 38% năm.Tỷ lệ dư nợ chính phủ bảo lãnh/GDP cũng tăng mạnh bình quân 7% năm.Dự kiến đến cuối năm 2009, tổng giá trị vay nước ngoài được cấp bảo lãnh Chính phủ (theo số cam kết) là 9,6 tỷ USD, và dư nợ được bảo lãnh vay vốn nước ngoài là 3,8 tỷ USD; tăng gấp 4 lần mưc 0,91 tỷ USD trong năm 2005 vay bảo lãnh vay vốn trong nước cho VEC, VDB, NH CSXH với số vốn76900 tỷ đồng.
Việc cấp bảo lãnh Chính phủ trong thời gian qua tập trung vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: điện, hàng không, cơ sở hạ tầng (cầu, cảng, đường cao tốc), giấy, phôi thép, đóng tầu và một số dự án trong ngành dầu khí đã góp phần tăng cường khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển
Bảng 2.8 Nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh 2005-6/2010(Triệu USD)