CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
2.2.4.2. Tình hình sử dụng và công tác quản lý sử dụng
+ Sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ
Theo số liệu do Kiểm toán Nhà nước mới công bố, trong 4 năm (từ 2006 - 2009), thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) đã huy động được 155.332 tỷ đồng và 534 triệu USD để bù đắp bội chi ngân sách, chi đầu tư phát triển; tổng số đã thanh toán gốc TPCP là 91.530 tỷ đồng, tổng số lãi TPCP đã thanh toán là 33.544 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng sử dụng vốn TPCP sai mục đích.
Phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển để đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Công tác phát hành, quản lý, sử dụng TPCP đã thu được những thành tựu cơ bản, quan trọng, góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, phát hành TPCP đã mở ra một kênh huy động vốn mới quan trọng, không thể thiếu. Phát hành TPCP là công việc mới, có nhiều khó khăn, phức tạp trong điều kiện thị trường tài chính trong nước chưa phát
triển, cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, đặc biệt năm 2008 và 2009 kinh tế trong nước chịu tác động xấu của khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới, kinh tế suy giảm, nhưng Bộ Tài chính đã cùng các bộ, ngành liên quan phát hành TPCP, huy động được nguồn vốn đáng kể để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) và chi cho đầu tư phát triển.
Các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố được giao quản lý và sử dụng vốn TPCP đã có nhiều cố gắng trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện, bám sát mục tiêu, nội dung, danh mục dự án sử dụng vốn TPCP để phân bổ, quản lý và sử dụng bảo đảm có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí... Số vốn TPCP đã giải ngân giai đoạn 2006 - 2009 là 117.169 tỷ đồng cho hơn 2.000 dự án, công trình.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến 31/8/2010 đã có 1.410 công trình, dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, chiếm 68%, trong đó có những công trình, dự án như: Dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 chiều dài 1.432 km, các tuyến quốc lộ 4C, 4D...
+ Sử dụng nguồn ODA
Trong những năm qua nguồn vốnODA chủ yếu được sử dụng để phục vụ những mục tiêu
• Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo).
• Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại.
• Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và phát triển và một số lĩnh vực khác).
• Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
• Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.
Trong các ngành và lĩnh vực ưu tiên vốn ODA
khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như Dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, Dự án phát triển sinh kế miền Trung, Chương trình cấp nước nông thôn, giao thông nông thôn và điện khí hóa nông thôn, Chương trình thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp kết hợp xóa đói, giảm nghèo khác,.... đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.
• Năng lượng và Công nghiệp
Là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với các dự án đã ký trong thời gian qua đạt trên 7,6 tỷ USD nhằm cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn, cải tạo và phát triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầu điện gia tăng hàng năm cho sản xuất và đời sống ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước. Đây là nguồn vốn lớn và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm.
• Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông
Là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn nhất với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt khoảng 9,88 tỷ USD thời kỳ 1993-2008. Nhờ nguồn vốn này, Việt Nam đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa. Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có các hệ thống cấp nước sinh hoạt được tài trợ bằng nguồn vốn ODA. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng,... hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quan trọng, quy mô lớn như đường sắt nội đô, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn,…
• Y tế, Giáo dục và đào tạo, Môi trường, Khoa học và kỹ thuật
Là những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua với các chương trình, dự án đã ký đạt tổng số vốn khoảng 4,3 tỷ USD. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ODA hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý. Trong lĩnh vực y tế, vốn ODA không hoàn lại chiếm tỷ trọng cao, khoảng 58% trong tổng vốn ODA (khoảng 0,9 tỷ USD) đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh (xây dựng bệnh viện và tăng cường trang thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố, các bệnh viện huyện và các trạm y tế xã, xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, trung tâm truyền máu quốc gia,..., tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS và bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét; đào tạo cán bộ y tế, hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành. Nhiều chương trình và dự án ODA hỗ trợ Việt Nam bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như các chương trình trồng rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; các chương trình và dự án xây dựng và bảo vệ các khu sinh quyển, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,...
Ngoài ra, hơn 1 tỷ USD vốn ODA còn được sử dụng để hỗ trợ cho ngân sách thông qua các khoản vay và viện trợ không hoàn lại gắn với chính sách của WB, ADB, IMF và một số nhà tài trợ song phương như hỗ trợ thực hiện các chính sách kinh tế trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng, phát triển khu vực tư nhân, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước,..