CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
3.2.5. Các biện pháp vĩ mô
3.2.4.1. Gia tăng dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối là phương tiện đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế nhằm thảo mãn nhu cầu nhập khẩu, mở rộng đầu tư, trả nợ nước ngoài, hợp tác kinh tế với nước ngoài.Bên cạnh đó dự trữ ngoại tệ còn được sử dụng như một nguồn để can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm điều tiết tỷ giá và để đối phó với khủng hoảng tiền tệ.Như vậy dự trữ ngoại hối có vai trò đặc biệt trong điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và trong công tác quản lý nợ công nói riêng. Dự tính đến cuối năm 2010, dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm xuống còn 13,6 tỷ USD từ mức 14,1 tỷ USD trong tháng 9/2010 và 23,9 tỷ USD trong năm 2008. Dự trữ ngoại hối là nguyên nhân gây nên mối quan ngại về sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.Do vậy để gia tăng dự trữ ngoại hối nên thực hiện một số biện pháp sau:
+ Cải thiện cán cân tài khoản vãng lai
Cán cân thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân vãng lai do vậy để cải thiện cán cân vãng lai chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, kiềm chế nhập khẩu đặc biệt là các hàng hóa dịch vụ xa xỉ không có tác dụng phát triển kinh tế.Việc gia nhập WTO chính là cơ hội cho chúng ta hội nhập tuy nhiên xuất phát điểm thấp công với năng lực cạnh tranh còn yếu nên hàng hóa xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô ít giá trị kinh tế, nguy cơ hàng hóa nước ngoài thâm nhập thị trường nội địa bóp chết nền sản xuất trong nước gây mất ổn định kinh tế.Do vậy trước tiên phải chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng
cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng thô. Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ, dây và cáp diện…, cần phải nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, nhân điều…. Thứ hai phát triển công nghiệp phụ trợ .Mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ là nhằm thay thế nhập khẩu, tạo thế chủ động cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu. Đáng chú ý một số ngành ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong những năm tới là cơ khí, dệt may, da giày, điện tử-tin học, ôtô và đồ gỗ xuất khẩu. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp, rào cản kỹ thuật cần thiết áp dụng đối với các ngành, sản phẩm công nghiệp nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường trong nước nhưng vẫn phù hợp với các quy định của WTO và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết. Một giải pháp quan trọng nữa để giảm thiểu nhập siêu đưa ra là điều tiết tỷ giá hối đoái, lạm phát. Vai trò quản lý vĩ mô là phải điều tiết sự thay đổi tỷ giá hợp lý sao cho vừa thu hút vay vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế mà vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý
+ Gia tăng cán cân vốn
Muốn gia tăng cán cân vốn,chúng ta cần thu hút và quản lý hiệu quả các dòng vốn quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp từ nước ngoài.Dòng vốn này có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, nó không chỉ góp phần cung cấp vốn cho phát triển kinh tế - xã hôi mà còn đem lại nguồn ngoại tệ lớn làm gia tăng dự trữ quốc gian Việt Nam đặc biệt là nguồn vốn đầu tư gián tiếp FII
+ Khuyến khích kiều hối chảy về nước
Nước ta có trên 3 triệu kiều bào sinh sống ở nước ngoài,trong những năm qua sô người về thăm hoặc gửi tiền cho người thân trong nước hàng năm tăng lên nhanh chóng.Đây là nguồn ngoại tệ lớn mà các ngân hàng hướng tới.Để khuyến khích hơn nữa lượng kiều hối từ nước ngoài chính phủ nên khuyến khích những kiều bào cùng
học, cầu, đường, giếng nước, bệnh xá, cứu trợ thiên tai... ,nới lỏng cơ chế quản lý ngoại hối của các cơ quan quản lý chính sách như không hạn chế, thân nhân Việt Nam nhận tiền kiều hối được miễn thuế thu nhập, được phép lưu trữ và sử dụng ngoại tệ dễ dàng, không bắt buộc phải bán ngay cho ngân hàng, bên cạnh đó giảm phí dịch vụ chuyển tiền qua ngân hàng .Đồng thời phải đối xử bình bẳng với việt kiều, tạo niềm tin cho kiều bào về kinh tế chính trị để họ yên tâm chuyển tiền về nước, giám sát chặt chẽ các nguồn ngoại hối lậu chảy về.
3.2.4.2. Chính sách tỷ giá phù hợp
Trong thời gian qua việc ngân hàng nhà nươc tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 VND/USD (tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó) và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1% nhằm mục tiêu tạo điều kiện để điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động hơn tuy nhiên trên thực tế tỷ giá vẫn biến động thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế xã hội nói chung và tình trạng nợ công nói riêng.Do vậy trong tương lai,để ổn định tỷ giá tạo điều kiện phát triển kinh tế và đảm bảo tính bền vững của nợ công nói, Chính phủ-Ngân Hàng nhà nước nên xem xét một số chính sách sau:
+ Việc điều hành chính sách tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn, cởi mở hơn và quan trọng hơn là hòa mình vào xu hướng điều hành tỷ giá linh hoạt chung của thế giới là một xu thế nghiêm túc và đúng đắn.Trong khi chưa thể thả nổi hoàn toàn đối với tỷ giá song cũng nên mạnh dạn hơn trong việc nới dần sự kiểm soát của nhà nước trong điều chính sách tỷ giá nhằm đưa tỷ giá bám sát với giá trị thị trường của nó.
+ Chính sách tiền tệ và tỷ giá phải thực hiện theo hướng ngang bằng lãi suất giữa việc nắm giữ USD và VND thì mới có thể khuyến khích người dân, doanh nghiệp bán thẳng ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng
+ Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các biện pháp cần thiết để phát triển thị trường ngoại hối trong đó có việc cho phép áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro theo
thông lệ quốc tế để các doanh nghiệp và ngân hàng có thể tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực hiện phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn.Trước mắt là các hợp đồng kỳ hạn, loại công cụ này hiện có mặt trên thị trường tiền tệ Việt Nam nhưng mang nặng tính áp đặt, không phản ánh đúng quan hệ cung cầu và chênh lệch lãi suất quốc tế trong tỷ giá kỳ hạn cho nên hầu như rất ít các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến. Để cho thị trường quyết định việc hình thành tỷ giá kỳ hạn theo chênh lệch lãi suất quốc tế là việc mà hệ thống ngân hàng của nước ta phải thực hiện trước mắt.
Sau đó là các công cụ phòng ngừa rủi ro khác, đặc biệt là các quyền chọn tiền tệ (currency option) cũng nên được triển khai sớm. Sự kết hợp các chiến lược phòng ngừa rủi ro trong các quyền chọn tiền tệ rất phong phú, nó cho phép các doanh nghiệp Việt Nam kết hợp vừa phòng thủ (tỷ giá) vừa tiến công khi có cơ hội (đặc biệt là đối với các định chế tài chính muốn tìm kiếm lợi nhuận). Dĩ nhiên là cũng có mặt trái của phòng ngừa rủi ro bằng các quyền chọn do khả năng đầu cơ rất cao.Bước đầu nước ta có thể triển khai các quyền chọn có điều kiện phù hợp . Quyền chọn có điều kiện là một dạng quyền chọn lai tạp giữa các quyền chọn phức tạp ở các nước phát triển nhưng nó làm giảm nhẹ đi tính đầu cơ để tránh thua lỗ tối đa cho các nhà đầu tư và thậm chí các nhà đầu cơ có ham muốn sử dụng quyền chọn tiền tệ để kiếm lời. Các quyền chọn tiền tệ có điều kiện đưa ra những quy định về các mức tỷ giá trần (tối đa) và sàn (tối thiểu). Nếu tỷ giá vượt quá các mức này thì quyền chọn sẽ không còn giá trị. Những rào cản này sẽ làm nản lòng các nhà đầu cơ và do đó giảm đi đáng kể tính bất ổn do NHTW mở rộng biên độ dao động tỷ giá.
3.2.4.3. Ổn định lạm phát
Lạm phát hiện nay đang là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý kinh tế vĩ mô.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao trong nửa đầu năm 2011( CPI 4 tháng 2011 lên đến 9,64% so tháng 12-2010 và CPI bình quân bốn tháng đầu năm tăng 13,95% so cùng kỳ năm trước.) có nhiều trong đó phải kể đến yếu tố phá giá 10,03% tỷ giá, giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao, tình trạng nhập siêu lớn công thêm vào đó là việc giá vàng trong nước và thế giới thay nhau “nhẩy múa” , lãi suất đồng VN ở mức cao so với khu vực đã tạo nên tâm lý lo ngại đẩy mức lạm phát
đang được thực thi.Lãi suất cơ bản tăng lên và mặt bằng lãi suất trong nước vì thế cũng được đẩy lên cao gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có xu hướng đẩy giá hàng hóa dịch vụ lên cao.Do vậy để kiềm chế lạm phát cần có những biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh nói chung sản xuất nông sản thực phẩm nói riêng.Đồng thời chính phủ cần có biện pháp nhằm làm giảm lãi suất trên thị trường cả lãi suất huy động và cho vay.
Tỷ giá chính thực từ cuối năm 2009 đến nay đã được điều chỉnh tăng hai lần với kì vọng sẽ khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu cải thiện cán cân thanh toán nhưng mục tiêu đó không thực hiện được, còn có tác động ngược lại .Bởi vậy trong thời gian tới chính phủ nhất thiết phải ổn định được tỷ giá, kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối tự do.
Về quản lý vàng bạc cần chủ động công bố sớm thông tin và linh hoạt các biện pháp điều hành để không để tình trạng giá vàng trong nước chênh lệch quá cao so với giá vàng thị trường thê giới, tác động tâm lý thiếu lành mạnh đến người dân và thị trường trong nước .Cùng với ổn định tỷ giá ổn định lãi suất, minh bạch hóa thị trường huy động vốn góp phần tạo lòng tin của người dân vào thị trường.
Về kênh ngân sách nhà nước, chống thất thu bỏ sót nguồn thu, quản lý các kẽ hở trong quản lý nguồn thu và phòng chống tiêu cực trong lĩnh vực thu đồng thời chính phủ phải nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư ngân sách và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu từ ngân sách nhằm thắt chặt lượng tiền tệ cung ứng ra thị trường.Đây là những vấn đề không mới nhưng cần rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính phủ, các cơ quan chính phủ và cơ quan địa phương.thực hiện hiệu quả tránh thất thoát tham nhũng, các tiêu cực khác và tránh ứ đọng các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư ngân sách các cấp cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc kiềm chế lạm phát, giảm thiểu chi phí phát sinh, nhanh đưa các công trình vào sử dụng phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế.Biện pháp cụ thể mà chính phủ cần thực hiện là giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, thay thế các nhà thầu không đủ năng lực, xử lý nghiêm minh các
cán bộ tiêu cực,thiếu trách nhiệm, thiếu chuyên môn nghiệp vụ trong thực thi công việc này.
Về thắt chặt tiền tệ qua lĩnh vực ngân hàng.Hiện nay các ngân hàng thương mại đã ý thức chủ động quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động cho vay nói chung và đối với nợ xấu nói riêng.Song về lĩnh vực quản lý nhà nươc cần tăng thanh tra hoạt động cho vay đầu tư bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán,và các khoản vay lòng vòng mà thực chất là hoạt động mua cổ phần tăng vốn điều lệ của các NHTM cũng như đầu tư vào các doanh nghiệp khác.Cơ chế quản lý thị trường nội tệ liên ngân hàng cần linh hoạt để các NHTM cổ phần qui mô nhỏ tham gia tích cực, có hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu vốn của mình , góp phần minh bạch hóa lãi suất và ổn định lại lãi suất trên thị trường.
Tóm lại xử lý chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, công cụ tỷ giá, lãi suất thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay cần có sự linh hoạt với tình hình thực tế nếu không mục tiêu chống lạm phát không đạt được mà nền kinh tế lại rơi vào tình trạng tụt hậu tăng trưởng ngày càng xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới
3.2.4.4. Gia tăng hệ số tín nhiệm
Gia tăng hệ số tín nhiệm quốc gia là một trong những mục tiêu quan trọng Việt Nam cần đạt được nhất là khi các chỉ số này vừa bị hạ bậc vào cuối năm 2010 nhằm mang lại niềm tin cho nhà đầu tư để dễ dàng tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, giảm được chi phi huy động đặc biệt trong những đợt phát hanhg trái phiếu quốc tế của Chính phủ.Các biện pháp nên làm trong lúc này là giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát,lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ thất nghiệp, tăng dần thu nhập đầu người, cải cách hệ thống tài chính theo hướng minh bạch, tự do.Cụ thể hơn việc cải thiện có thể thực hiện bằng cách cải thiện các chỉ tiêu dùng để đánh giá tín nhiệm như nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro chính trị gồm hệ thống chính trị, môi trường xã hội,tình trạng tham nhũng, quan hệ quốc tế và nhóm chỉ tiêu kinh tế
nhà nước….
3.2.4.5. Cải thiện môi trường đầu tư
Cải thiện môi trường đầu tư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ đặt ra cho tất cả các ngành, các cấp và các địa phương .Trong những năm qua với các biện pháp cải cách của chính phủ đặc biệt là môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện xếp hạng 78 thế giới về môi trường đầu tư.Việt Nam thực sự trở thành là môi trường tốt cho nhà đầu tư quôc tế vào tìm kiếm lợi nhuận.Tuy nhiên trong tương lai để thu hút nhiều vốn đầu tư hơn nữa phục vụ phát triển kinh tế đồng thời giải quyết những hạn chế còn tồn tại chính phủ nên đẩy mạnh xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để gọi vốn đầu tư đặc biệt là hệ thống giao thông, vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ, thể chế kinh tế…Mặt khác cần đẩy mạnh cải cách hành chính công đặc biệt là các qui định về công chứng, thủ tục kinh doanh, cải thiện tính minh bạch ủa các luật lệ, chính sách đảm bảo tính nhất quán và chặt chẽ của các văn bản luật các cấp, thực hiện đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhất là trong lĩnh vực đất đai, vay vốn ngân hàng, chính phủ, hay bảo lãnh chính phủ.Hơn nữa phải cải cách hệ thống thuế vốn đã lỗi thời và biểu hiện nhiều sai sót, tạo kênh thông tin rõ rang,chi tiết các dự án, chính sách của nhà nước….Các biện pháp trên nếu được thực hiện đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả to lớn đối với sự phát triển của đất nước.Đó sẽ là tiền đề vững chắc cho một chiến lược nợ công bền vững ở hiện tại và trong tương lai.