Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nợ công.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NỢ CÔNG VÀ QUẢN LÍ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 70)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

2.2.3.Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nợ công.

Nợ công do nhà nước thống nhất quản lý toàn diện.Cụ thể từ khâu huy động vốn, tiếp nhận, phân bổ sử dụng, quản lý, theo dõi và giám sát đều được các cơ quan phân cấp thực hiện.Theo Luật quản lý Nợ Công, mô hình tổ chức quản lý nợ công ở việt nam như sau

Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội

+ Quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm, bao gồm:

 Nợ công so với GDP;

 Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP;

 Trả nợ chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước;

 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu.

+ Quyết định mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm nhằm bảo đảm chỉ tiêu an toàn về nợ.

+ Quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước.

+ Quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia từ nguồn vốn vay của Chính phủ.

+ Giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.  Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

+ Thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, phân công trách nhiệm của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành và địa phương trong quản lý nợ công.

+ Trình Quốc hội quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước.

+ Quyết định chính sách, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ + Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ; quyết định việc đàm

phán, ký kết điều ước quốc tế về vay nước ngoài của Chính phủ.

+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công; báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công và việc thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng khác sử dụng vốn vay của Chính phủ  Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ

+ Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm trên cơ sở tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ được Quốc hội quyết định bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

 Kế hoạch vay của Chính phủ theo nguồn vay trong nước, vay nước ngoài và mục tiêu sử dụng nhưng không bao gồm các khoản vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước;

 Kế hoạch trả nợ của Chính phủ nhưng không bao gồm trả nợ cho các khoản vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước;

phủ hàng năm.

+ Phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn cho giai đoạn ba năm liền kề nhằm cụ thể hoá mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công được Quốc hội quyết định bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

 Cân đối nhu cầu vay vốn trong nước và nước ngoài;  Dự báo tỷ lệ nợ công trên GDP hàng năm;

 Dự báo tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia trên GDP hàng năm;

 Dự báo hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ hàng năm;

 Giải pháp, phương thức huy động vốn vay;  Nguồn và phương thức trả nợ;

 Giải pháp xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ;

 Chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ công.

+ Phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA.

+ Quyết định nội dung điều ước quốc tế về vay nước ngoài của Chính phủ.

+ Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư trong nước, đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài.

+ Phê duyệt đề án xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quyết định cấp phát hoặc cho vay lại đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

+ Quyết định cấp bảo lãnh chính phủ.

+ Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.  Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính

+ Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.

+ Chủ trì xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế

hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Tổ chức thực hiện hạn mức nợ công, hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh chính phủ.

+ Tổ chức đàm phán, ký kết thoả thuận vay nước ngoài theo phân công của Chính phủ.

+ Là đại diện chính thức cho người vay đối với các khoản vay nước ngoài nhân danh Nhà nước, Chính phủ, trừ các khoản vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ủy quyền đàm phán, ký kết; thực hiện các giao dịch về nợ của Chính phủ. + Tổ chức đàm phán, ký kết các thoả thuận bảo lãnh chính phủ; là đại diện chính

thức cho người bảo lãnh đối với các khoản bảo lãnh chính phủ.

+ Chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ trình Chính phủ phê duyệt.

+ Chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư trong nước, đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ trong nước và trái phiếu quốc tế theo kế hoạch hoặc đề án đã được phê duyệt.

+ Thực hiện vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương từ các nguồn tài chính hợp pháp trong nước.

+ Quản lý các khoản vay của Chính phủ, bao gồm:

 Xây dựng, ban hành chế độ quản lý tài chính đối với các khoản vay;

 Thực hiện cấp phát từ nguồn vốn vay của Chính phủ cho các chương trình, dự án đầu tư và các mục tiêu khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn và tổ chức cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

+ Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ, đề án phát hành trái phiếu trong nước, trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thực hiện việc cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.

các khoản bảo lãnh chính phủ.

+ Quản lý danh mục nợ công, tổ chức việc phân tích nợ bền vững, quản lý rủi ro; đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ.

+ Quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ.

+ Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về nợ công; tổng hợp, báo cáo và công bố thông tin về nợ công.

+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan cho vay lại và cơ quan khác có liên quan xác định các điều kiện cho vay lại cụ thể đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.

+ Ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện việc cho vay lại hoặc ký kết thỏa thuận cho vay lại với người vay lại trong trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp cho vay lại.

+ Theo dõi, thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vốn vay của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh; vay và trả nợ của chính quyền địa phương; quản lý, thu hồi vốn cho vay lại theo các quy định về ủy quyền cho vay lại, thoả thuận cho vay lại.

+ Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc huy động vốn trong nước, bảo đảm điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ - tín dụng.

+ Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA trước khi điều ước quốc tế khung về vay ODA hoặc thoả thuận danh mục dự án được ký kết.

+ Định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình sử dụng vốn vay và quản lý nợ công.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

+ Theo phân công của Chính phủ, chủ trì xây dựng danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Theo phân công, ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức vận động, điều phối nguồn vốn ODA, chủ trì đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về vay ODA.

+ Theo dõi, đánh giá sau đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ.

+ Tham gia với Bộ Tài chính trong việc:

 Xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ;

 Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia;

 Xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ;

 Xây dựng đề án phát hành trái phiếu công trình trung ương trong nước, đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài.

 Cân đối nguồn vốn ODA trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các chương trình, dự án.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

+ Theo phân công, ủy quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ, chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan khác có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đại diện và là đại diện chính thức của người vay tại các điều ước quốc tế này.

+ Thẩm định phương án vay lại vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ theo các chương trình, hạn mức tín dụng và vay thương mại có bảo lãnh chính phủ của tổ chức tài chính, tín dụng.

+ Hướng dẫn và tổ chức đăng ký các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh.

+ Tham gia với Bộ Tài chính trong việc:

 Xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ;

 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia;

gắn với điều hành chính sách tiền tệ - tín dụng.  Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về nợ công theo phân công của Chính phủ.

+ Phê duyệt đề án vay, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, đề án vay lại vốn vay của Chính phủ theo thẩm quyền trước khi gửi Bộ Tài chính để thẩm định.

+ Theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, phát hành trái phiếu của các đơn vị trực thuộc và báo cáo, cung cấp thông tin về nợ công.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

+ Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm:

 Kế hoạch vay của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo nguồn vay trong nước, vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và mục đích sử dụng;

 Kế hoạch trả nợ từ ngân sách cấp tỉnh, nguồn thu hồi từ các dự án đầu tư của địa phương.

+ Quyết định danh mục dự án thuộc cấp tỉnh đầu tư từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn vay trong nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

+ Quyết định vay vốn để đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, đề án vay, phát hành trái phiếu và trả nợ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình.

+ Giám sát việc vay, vay lại, phát hành trái phiếu, sử dụng vốn vay và trả nợ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

+ Lập kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt.

+ Xây dựng danh mục dự án thuộc cấp tỉnh đầu tư từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn vay trong nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

+ Xây dựng kế hoạch vay vốn để đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, đề án vay, phát hành trái phiếu và trả nợ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp. Trường hợp vay thông qua phát hành trái phiếu thì đề án phát hành trái phiếu phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác, vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ

+ Kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn vay lại từ nguồn vốn vay của Chính phủ, nguồn vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và thu hồi vốn; báo cáo, cung cấp thông tin về nợ công.

+ Bố trí trong cân đối ngân sách cấp tỉnh, nguồn thu hồi từ các dự án đầu tư của địa phương để bảo đảm trả hết nợ khi đến hạn

2.2.4. Cơ chế quản lý nợ công ở Việt Nam hiện nay 2.2.4.1.Cơ chế quản lý Nợ Công

Cơ chế quản lý vay thương mại của chính phủ

Tùy theo nhu cầu về vốn đầu tư phát triển mà chính phủ có thể huy động nguồn vốn vay thương mại nước ngoài thong qua các hình thức vay trực tiếp như vay tài chính, vay tín dụng xuất khẩu, phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế hoặc các hính thức phù hợp khác, trong khuôn khổ hạn mức vay thương mại hàng năm của chính phủ được Thủ Tướng chính phủ phê duyệt.Nguồn vốn vay thương mại được Chính Phủ sử dụng cho các mục đích sau:

+ Cấp phát từ nguồn vốn vay trong nước và vay ưu đãi của nước ngoài cho chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước

+ Cho vay lại toàn bộ hoặc một phần từ nguồn vốn vay nước ngoài cho chương trình, dự án đầu tư có khả năng thu hồi một phần hoặc toàn bộ vốn vay, bao gồm cả dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chính phủ quy định chi tiết việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ

của Chính phủ theo nguyên tắc đảm bảo có lợi và chi phí thấp nhất.

Trường hợp Chính phủ có nhu cầu vay thương mại, Bộ tài chính chủ trì phối hợp

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NỢ CÔNG VÀ QUẢN LÍ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 70)