Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở một số quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NỢ CÔNG VÀ QUẢN LÍ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 27)

1.2.4.. Khủng hoảng nợ công ở Argentina năm 2001

Vào đầu thế kỷ 20 Argentina là một trong những quốc gia giàu mạnh nhất trên thế giới.Với tài nguyên thiên nhiên giàu có, Argentina xuất khẩu mạnh thực phẩm và nguyên vật liệu.Trong 4 thập kỷ từ sau thế chiến thứ hai đến cuối những năm 80 Argentina áp dụng các chính sách sau:

-Chính sách phát triển hướng nội

-Chính sách ngân sách mở rộng làm tăng thâm hụt ngân sách .Chính phủ tài trợ bằng cách in tiền từ năm 1976-1989, hai cuộc siêu lạm phát và hai cuộc khủng hoảng ngân hàng sảy ra.Nguyên nhân là do Argentina áp dụng chế độ độc tài quân sự trong nhiều năm mà kết quả là ảnh hưởng một số vấn đề quan trọng về kinh tế.Trong quá trình đổi mới tổ chức quốc gia từ năm 1976 đến 1983 đã vay nợ nhiều sau đó lại mất vốn trong những dự án chưa hình thành.Đến cuối của chính quyền quân sự thì ngành công nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều, thất nghiệp cao.

-Năm 1983 dân chủ ở Argentina đã được phục hồi với cuộc bầu cử tổng thống.Chính phủ mới đưa ra kế hoạch ổn định kinh tế.Tuy nhiên chính sách quản lý sai lầm đã làm cho nền kinh tế sụp đổ và lạm phát tăng cao năm 1989 lạm phát ở mức 200%/tháng, 3000% năm, năng suất giảm mạnh.Để vượt qua khủng hoảng chính phủ đã đề ra các chính sách sau:

- Năm 1991 lập ra một hệ thống tiền tệ với nhiệm vụ gắn chặt ty giá đồng Pero với đồng USD theo tỷ giá cố định 1 đổi 1 và chỉ được phép phát hành đủ số tiền cho

cũng tạo ra hạn chế cho NHTW trong việc hỗ trợ bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước và giúp đỡ các NHTM tăng tính thanh khoản.

-Xây dựng hệ thống tiền tệ kép đảm bảo vai trò ngang nhau giữa đồng Pero với ngoại tệ (chủ yếu là USD) người dân Argentina có quyền trả bẳng bất kỳ đồng tiền nào trong giao dịch của mình.

- Tự do hóa hệ thống ngân hàng bao gồm việc tư nhân hóa gần như tất cả các ngân hàng địa phương và bán một số ít các tổ chức tài chính trung bình và lớn cho nước ngoài.

-Tự do hóa hoàn toàn việc luân chuyển tư bản cả tài chính lẫn đầu tư trực tiếp mà không có bất cứ hạn chế nào.

-Tư nhân hóa các công ty nhà nước từ công ty hàng không đến công ty điện và bưu điện trong khi nước này chưa hề có một hệ thống luật lệ mạnh và đầy đủ.

-Loại bổ gần như hoàn toàn tất cả các hàng rào phi thuế quan và cắt giảm thuế từ trung bình 45% thập niên 90 xuống còn 11% năm 2000.

Từ chương trình tư hữu hóa hang loạt xí nghiệp quốc doanh nhất là việc bán chúng cho các ông chủ nước ngoài bước đầu đã mang lại lượng ngoại tệ lớn cho quốc gia này.Nguồn thu từ chương trình này cùng với việc vay nợ nước ngoài đã giúp cho chính phủ Argentina ổn định giá trị đồng nội tệ.Tất cả điều này đã làm nền tảng cho tăng trưởng ngoạn mục thời gian sau đó.Thêm vào đó, những thành tựu về kinh tế và sự ổn định trong giá trị đồng nội tệ đã dẫn tới một hệ quả đương nhiên là dòng vốn quốc tế chảy ồ ạt vào Argentina.Những yếu tố đó đã khiến Argentina được ngợi khen là một điển hình của sự thần kỳ mới và là một trong những học trò xuất sắc’ được IMF thừa nhận.Đồng thời chính phủ Argentina tận dụng uy tìn của mình đang lên để tiếp tục vay nợ nước ngoài.Đương nhiên qua thời gian khoản nợ nước ngoài cứ tiếp tục tăng lên, bắt đầu là ngưỡng an toàn từ tỷ lệ dưới 50% GDP( 35% GDP trong năm 1995 cho đến gần 65% GDP năm 2001).Khoản nợ nươc ngoài này dẫn đến hậu quả tai hại là làm cho chính phủ mất đi sức đề kháng trước những rủi ro trong thâm hụt ngân sách.Với suy nghĩ dù làm gì đi nữa, chính phủ cũng dư sức bù đắp thâm hụt ngân sách bằng nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào va cả bằng biện pháp vay nợ nữa.

Những biện phát trên của chính phủ đã có hiệu quả ngay tức thời .Trong 3 năm sau đó nền kinh tế Argentina phát triển tốt trong khi lạm phát giảm mạnh.Tuy nhiên sự tự do hóa quá nhanh và trên qui mô quá lớn đã để lại những mầm mống của sự bất ổn tài chính.Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ đồng USD tăng giá kéo theo việc đồng Peso cũng tăng giá theo so với các đông tiền của các đối tác thương m,ại của nước này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Năm 1994 khủng hoảng của đồng Peso- Mexico làm ảnh hưởng đến nguồn vốn trong nước, năm 1997 cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Châu Á nỗ ra và lan rộng khắp các nước đang phát triển trên thế giới.Năm 1998 tình hình tài chính thế giới rối loạn do các vấn đề của Nga và nỗi lo lắng của các nhà đầu tư vào Brazil đã làm cho lãi suất trong nước tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn ba năm làm giảm đi một nửa tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế.Từ những năm 1999 Argentina đã bắt đầu gặp phải những mất cân đối trong chi tiêu ngân sách.Do đã tư hữu hóa ồ ạt các doanh nghiệp quốc doanh trong thời gian trước đó, chính phủ giờ đây đã không còn nguồn thu nào khác ngoài thuế để bù đắt thâm hụt.Đó là còn chưa kể vấn đề còn them trầm trọng hơn bởi chính phủ liên tục phải trả nợ cho các khoản nợ nước ngoài đến hạn.Điều kiên lúc này càng thêm tồi tệ khi mà tỷ lệ tăng trưởng năm 1999 chỉ đạt 3%, năm 2000 còn chỉ đạt 0,8%.Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều hoài nghi về khả năng trả nợ của chính phủ và việc giữ tỷ giá hối đoái cố định theo đồng USD.Kinh tế Argentina bắt đầu suy thoái, các điểm yếu trong nền kinh tế dần lộ ra dẫn đến cuộc tháo chay ồ ạt của nhà đàu tư nước ngoài.Vì nền kinh tế tự do hóa hết mức nên việc rút vốn càng diễn ra dễ dàng. Argentina buộc phải cầu viện IMF.Năm 2000 IMF đồng ý cho Argentina vay tiền với điều kiện phải thắt chính sách tài khóa như không thâm hụt ngân sách và nâng lãi suất.Đầu Năm 2001 IMF đã cho Argentina vay 13,7 tỷ USD nhưng đến cuối năm 2001 IMF ngừng cấp khoản vay mới do Argentina không đáp ứng được đòi hỏi tài chính Argentina tuyên bố phá sản ngay sau đó.

Như vậy cuốc khủng hoảng nợ kéo theo là một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều năm, sau nhiều năm sảy ra tại Argentina nhưng sức nóng của nó hiện tại vẫn còn, nó luôn là bài học cho các nhà lãnh đạo các nước đặc biệt là các nước đang phát

gọn nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng nợ này như sau:

+ Chính sách hối đoái gắn đồng peso với đồng USD theo tỷ giá cố đinh 1:1 do bộ trưởng kinh tế Domigo Cavallo đề xuất năm 1991 nhằm giải quyết nạn siêu lạm phát và tăng khả năng thanh toán nợ nần trong các năm trước.tuy nhiên sự thay đổi này đã khiến Argentina rơi vào tình trạng khó khăn hơn khi các nước láng giềng như Brazil phá giá đồng nội tệ vì thế làm đầu tư nước ngoài vào Argentina và ngành xuất khẩu của nước này chủy yếu là nông sản sụt giảm ghê gớm.

+ Việc chính phủ thẳng tay vay nợ khiến cho tổng số nợ đến nay lên đến 132 tỷ USD khoảng 1/7 tổng số nợ của các nước đang phát triển.Mỗi khi lâm và tình trạng khủng hoảng , Argentina lại vay nợ nên đã chấp nhận mức lãi suất cao.Việc chính phủ mắc nợ quá nhiều làm cho lãi suất tăng cao dẫn đến nhiều công ty tỏng nước phải đóng cửa vì tín dụng cho sản xuất vượt quá khả năng thanh toán của mình.

+ Nguyên nhân nữa là bắt nguồn từ làn sóng tư nhân hóa trong những năm 90 dưới thời của Tổng thống Menem dẫ đến nhiều người mất việc.Và do phần lớn các công ty tư nhân hóa thuộc các ngành thiết yếu như điện, nước, lương thực thực phẩm… nên các công ty này tự ý nâng giá hàng hóa, dịch vụ của mình lên cao hơn.Cuộc khung hoảng thêm trầm trọng khi nhu cầu trong nước giảm mạnh làm cho nhiều doanh nghiệp phá sản và ngày càng nhiều người mất việc làm.Các khoản nợ chính phủ cũng theo đó mà gia tăng vì thất thu nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp.Trong khi quĩ tiền tệ IMF lại khẳng định sẽ không giúp Argentina thoát khỏi khủng hoảng băng cách cho vay để nước này thanh toán nợ.

2.2.4.. Khủng hoảng nợ công tại Hi Lạp đầu năm 2010.

Trong báo cáo “Rủi ro toàn cầu năm 2011” phân tích 37 rủi ro mà thế giới phải đối mặt trong năm gần đây đã được công bố trước thềm hội nghị thường niên kinh tế thế giới WEF diễn ra tại Davos ,Thụy Sĩ đã chỉ ra rằng:

“Nguy cơ các chính phủ có mức thâm hụt ngân sách và nợ nần cao bị đẩy tới bờ vực vỡ nợ vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà thế giới phải đối mặt năm 2011”

“Chính sách tài khóa hiện nay của phần lớn các nền kinh tế công nghiệp là không bền vững.Trong bối cảnh còn chưa đạt được nhũng điều chỉnh sâu sắc về cơ cấu ,thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ công ở mức cao”

Đầu năm 2010 khủng hoảng nợ công ở Hy lạp đã làm rung chuyển thị trường tài chính Châu Âu và toàn cầu.Như một hiệu ứng Đomino, bóng mây đen tối của cuộc khủng hoảng nợ đã bao phủ toàn khu vực đồng tiền chung Châu Âu .Bắt đầu từ Ireland sau đó đe dọa nhấn chìm Bồ Đào Nha thậm chí cả Tây Ban Nha –nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực.Thị trường chứng khoán thế giới đã có những phiên giao dịch diễn ra trong sự hoảng loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đà phục hồi kinh tế thế giới sau khủng hoảng.Đây là tiếng chuông cảnh báo cho các quốc gia trên thế giới khi xem xét vấn đề nợ công của mình trong chiến lược phát triển dài hạn.Vậy vì đâu mà từ một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế từng nhanh nhất khu vực EU lại rơi vào tình trạng như vậy.???

Hi lạp là một mắt xích tương đối yếu trong khối sử dụng đồng tiền chung Châu Âu.Gia nhập khu vực này là cơ hội để Hy lạp tiếp cận với thị trường vốn Quốc tế.Đáng tiếc, việc quản lý dòng vốn không hiệu quả đã khiến cho quốc gia này lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.Theo nhiều nghiên cứu và đánh giá của các tổ chức tài chính uy tín,những nguyên nhân trực tiếp gây nên cuộc khủng hoảng nợ ở Hy lạp đó là:

+ Tiết kiệm trong nước thấp, vay nợ nước ngoài dành cho chi tiêu công quá lớn.

Kinh tế hy Lạp tăng trưởng mạnh mẽ bình quân ở mức 4,2% năm trong giai đoạn 2002-2007.Lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh Châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho Hy Lạp tăng cường việc phát hành trái phiếu quốc tế vay nợ để sử dụng cho chi tiêu chính phủ.Số tiền này có thể giúp Hy lạp tiến rất xa nếu như chính phủ có kế hoạch chi tiêu, đầu tư hợp lý.Nhưng điều này đã không như vậy, Nhà chức trách dường như đã “ngủ quên” trên số tiền mà chính phủ vay được.Chính phủ Hy lạp chủ yếu chi tiêu cho xây dựng cơ sở hạ tầng chứ không quan tâm đến kế hoạch phát triển kinh tế và trả nợ.Ví dụ điển hình cho điều này chính là công tác tổ chức cho kì thế vận hội mùa hè Olympic 2004-một kì thế vận hội được coi là hoành tráng và tốn kếm nhất trong lịch sử thế giới.Hy lap đã chi tận 12 tỷ EURO( cao hơn dự kiến 10 tỷ) cộng với việc không cho phép bất cứ một quảng cáo nào xuất hiện tại kì thế vận hội đã làm cho ngân sách quốc gia thâm hụt 6,1% GDP (giới hạn của EU là

trọng.Những năm cuối thập niên 90, tỷ lệ tiết kiệm chỉ ở mức 11% so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha,Italia, Tây Ban Nha..Do vậy mà đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn nước ngoài vốn luôn chứa đựng nhiều rủi ro. + Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 càng làm cho

tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công thêm trầm trọng

Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh hưởng khá mạnh đến các ngành công nghiệp chủ chốt của nước này. Ngành du lịch và vận tải biển, doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009. Kinh tế Hy Lạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân sách nhà nước bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng cường chi tiêu công để kích thích kinh tế. Tính đến tháng 01/2010, nợ công của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế được dự báo có thể vượt mức 120% GDP.

Biểu đồ 1.1So sánh thâm hụt ngân sách và nợ của Hy Lạp với một số quốc gia châu Âu trong năm 2009

Nguồn:Báo cáo của Nguồn ngân hàng Châu Âu năm 2009

Bên cạnh đó, trong suốt thời gian dài Chính phủ Hy Lạp đã phải ngụy tạo các báo cáo về tình hình kinh tế trong nước, sắp xếp lại các giao dịch nhằm che dấu mức vay thực tế, nhằm phù hợp với các quy định gia nhập, giám sát của EU và có thể chi tiêu cao hơn. Ví dụ Tháng 3/2000, dưới một tiêu chuẩn kế toán mới, cho thấy thâm hụt thực

sự của Hy Lạp vào năm 1998 là 3,2%. Đến năm 2004 một báo cáo khác lại chỉ ra con số thâm hụt của Hy Lạp vào năm 1998 là 4,3%, bởi Hy Lạp đã nhập nhằng tiền chi tiêu mua sắm công với viện trợ chính phủ đến 2 tỉ euro.

Không chỉ thế, Hy Lạp còn cố ý không tính đến một số chi tiêu quân sự cũng như y tế trong tổng chi chính phủ. Ngược lại, quốc gia này còn xem một số viện trợ từ châu Âu là khoản thu vào của chính phủ.Với cách này, Hy Lạp cố tình chê giấu thâm hụt ngân sách năm 2003 .Vào tháng 3/2004, Hy Lạp công bố thâm hụt ngân sách 2,6 tỉ euro tương đương 1,7%, tức thấp hơn nhiều so với mức trung bình của EU là 2,7%. Điều đó khiến nhiều người nghi ngờ và EU gây áp lực khiến Hy Lạp công bố lại. Dưới áp lực từ châu Âu, Hy Lạp công bố là 3,2% bởi trước đó đã tính các trợ cấp thuế ước tính của châu Âu vào nguồn thu chính phủ. Bốn tháng sau đó, Hy Lạp thừa nhận đã bỏ qua một số khoản chi tiêu quân sự, tính cao lên giá trị thặng dư an sinh xã hội cùng lãi suất thấp đi, nên con số thực phải là 4,6%. Đến tháng 3.2005, Hy Lạp “thành thật” thông báo thâm hụt của năm 2003 là 5,2%. Và trong lần “thành thật” cuối cùng vào cuối năm đó, con số tăng lên mức 5,7%. Sau 18 tháng, số liệu thâm hụt năm 2003 đã tăng từ 2,6 tỉ lên 8,8 tỉ euro

Bảng1.2 so sánh rủi ro nợ công ở các nước năm 2010

Nguồn: World bank, IMF

+ Rủi ro lớn nhất của hy Lạp là vay nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn,

Tỷ trọng nợ nước ngoài lên đến 80% lượng trái phiếu chính phủ phát hành.Chủ nợ phần lớn là các ngân hàng Châu Âu.Các nước Ireland, Italia cũng trong tình cảnh

Hy Lạp.Sở dĩ như vậy là vì các nươc này có nền kinh tế tương đối lớn, khả năng kiểm soát nợ trong nước cao hơn.Chính vì vậy khi những báo cáo về nợ công của Hy Lạp được đưa ra, các tổ chức định mức tín nhiệm như S&P, Moody’s và Fitch Rating đã nâng tái phiếu chính phủ Hy Lạp xuống mức độ rủi ro cao mức BBB- vào ngày 16/12.Trước nguy cơ mất khả năng thanh toán,nhà đầu tư có thể mất đến 30-50% giá trị khoản đầu tư.Ngay lập tức sau đó lợi tức trái phiếu chính phủ tăng mạnh.Điều này

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NỢ CÔNG VÀ QUẢN LÍ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w