4.5.1.1 Sự phát triển của nền kinh tế
NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú là ngân hàng Thương mại Nhà nước kinh doanh quyền sử dụng vốn tiền tệ và hoạt động kinh doanh đó gắn với sự thăng trầm của nền kinh tế. Cụ thể nền kinh tế huyện Mỹ Tú ba năm qua có những biến động sau:
88 * Năm 2011:
Hoạt động cho vay của Ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội. Trong năm 2001 dịch cúm gia cầm bùng phát, giá cả vật tư tăng cao, giá cả trái cây xuống thấp, thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động nông nghiệp của nông dân từ đó cũng ảnh hưởng tương đối đến hoạt động tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 2,19% trong tổng dư nợ. Nợ xấu xuất hiện là điều phải có đối với hầu hết các ngân hàng, vì rủi ro xảy ra ngoài nguyên nhân chủ quan còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan.
* Năm 2012:
Năm 2012 hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú có tăng nhưng không cao: doanh số cho vay đạt 339.047 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 89% và doanh số dư nợ đạt chỉ tiêu đề ra. Năm 2012 được đánh giá là năm phát triển tương đối ổn định với nền kinh tế Huyện nhà. Các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh ra sức đầu tư, tìm kiếm thị trường, nâng cao quy mô hoạt động, nhờ vậy công việc kinh doanh đạt hiệu quả. Từ đó giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt chất lượng, vì đối với người đi vay có kết quả kinh doanh tốt sẽ trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 đã giảm xuống còn 1,24% trên tổng dư nợ, Ngân hàng đã có những biện pháp đối phó với những khoản nợ khó đòi để thu hồi vốn vay.
Song song đó cũng có những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế như: giá dầu vẫn còn ở mức cao, thức ăn trong chăn nuôi liên tục tăng,…
* Năm 2013:
So với năm 2012 nền kinh tế của huyện Mỹ Tú đã có những bước phát triển đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, chất lượng tăng trưởng được nâng lên rõ rệt góp phần nâng mức GDP bình quân đầu người năm 2013 của Huyện đạt 1.182 USD/người/năm tăng 53 USD/người so với năm 2012. Tuy có nhiều khó khăn về thị trường, giá cả,… nhưng các ngành, các cấp trong Huyện đã nổ lực lớn trong việc thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp kinh tế - xã hội. Vì vậy, ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn Mỹ Tú năm nay tăng 8,8% so với năm trước, tăng đều ở cả ba khu vực kinh tế nông – lâm – thủy sản. Do đó, hoạt động tín dụng hộ sản xuất năm 2013 có sự tăng trưởng khá cao so với năm 2012: doanh số cho vay tăng 13,34%, doanh số thu nợ tăng 11,69%, dư nợ tăng 15,67%. Nói về hoạt động vay vốn, nhiều doanh nghiệp trong Huyện mở rộng quy mô sản xuất như: doanh nghiệp sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm,… và để có được số vốn đầu tư thì nguồn
89
vốn đi vay không đâu khác hơn là từ ngân hàng, do đó thúc đẩy doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ của Ngân hàng đều tăng trong năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 giảm rất nhiều chỉ chiếm 0,38% trên tổng dư nợ.
4.5.1.2 Ảnh hưởng từ sự tăng giảm của giá cả nông sản
Như ta biết Ngân hàng Nông nghiệp chủ yếu là phục vụ cho thành phần kinh tế hộ sản xuất kinh doanh, họ là khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và qua ba năm đều có sự tăng lên ổn định.
Hiện nay hầu hết các hộ nông dân khi vay vốn tại ngân hàng, họ đem đồng vốn để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi,… Nhưng người nông dân sản xuất có kết quả tốt hay không là phụ thuộc vào các yếu tố: kỹ thuật canh tác, phân bón và nhất là giá cả nông sản. Các chủ nhà vườn hiện nay luôn là người gánh chịu mọi rủi ro khi bán sản phẩm cho thương lái, họ phải bao tiêu sản phẩm, nghĩa là phải nhận lại sản phẩm không đạt chất lượng khi người tiêu dùng trả lại cho các thương lái. Ví dụ như: dưa hấu, sầu riêng,… Chính vì vậy nó đã ảnh hưởng đến việc trả nợ vay của các hộ dân khi vay vốn ở ngân hàng.