Một số khái niệm liên quan để đánh giá hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 26)

2.1.3.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định (Thái Văn Đại, 2005, trang 61).

2.1.3.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó (Thái Văn Đại, 2005, trang 61).

2.1.3.3 Dư nợ

Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ (Thái Văn Đại, 2005, trang 61).

2.1.3.4 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn được tính từ nhóm 2 đến nhóm 5 (Thái Văn Đại, 2005, trang 99).

2.1.3.5 Nợ xấu

Nợ xấu: là những khoản nợ được tính từ nhóm 3 trở lên. Đây là những khoản nợ có thể gây rủi ro cho ngân hàng (Thái Văn Đại, 2005, trang 99).

2.1.3.6 Vốn huy động

Vốn huy động: là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng, gồm:

+ Vốn tiền gửi: từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư,… + Vốn tiền huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu.

+ Vốn vay: từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác (Thái Văn Đại, 2005, trang 8).

27

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)