Từ năm 2011 đến 2013 doanh số cho vay đối với hộ sản xuất của Ngân hàng theo thời hạn tín dụng và theo ngành đều có sự tiến triển khá tốt. Doanh
64
số cho vay đã tăng trưởng khá ổn định, nhưng để biết được việc tăng này có hiệu quả hay không lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết ta xét doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất của Ngân hàng.
4.2.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn
Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất của Ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013) diễn biến khá tốt. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2011 là 285.589 triệu đồng, sang năm 2012 là 301.672 triệu đồng, như vậy doanh số thu nợ năm 2012 tăng 5,63% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ đạt 336.933 triệu đồng tăng 11,69% so với năm 2012, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng rất tốt. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với hầu hết các ngân hàng, bởi lẽ cho vay mà thu hồi được nợ, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng.
- Vì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm phần lớn, do đó đã kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng qua 3 năm. Thông qua bảng số liệu 4.5 ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ sản xuất qua 3 năm tăng dần, năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2011 tổng thu nợ ngắn hạn là 264.304 triệu đồng, đến năm 2012 là là 281.185 triệu đồng tăng 16.881 triệu đồng hay tăng 6,39%, tiếp tục đến năm 2013 tăng lên mức 313.235 triệu đồng tăng 32.050 triệu đồng tức tăng 11,40% so với năm 2012. Điều này cho ta thấy được khả năng quản lý có hiệu quả của cán bộ tín dụng trên địa bàn. Đó cũng là do Ngân hàng đã làm tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với các khoản vay đã đến hạn, mặt khác là do các dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng đến trả nợ đúng hạn.
- Còn tình hình thu nợ trung hạn thì gặp nhiều khó khăn hơn vì đây là lĩnh vực cho vay tiềm ẩn rủi ro cao hơn. Năm 2012, doanh số thu nợ trung hạn đạt 20.487 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 798 triệu đồng và số tương đối là 3,75%. Đến năm 2013 đạt 23.698 triệu đồng, tăng 3.211 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 15,67%. Đây là kết quả rất tốt đối với công tác thu hồi nợ của Ngân hàng, từ đây các khách hàng cũng đã nâng cao uy tín của họ đối với Ngân hàng.
65
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013)
Đvt: Triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 264.304 92,55 281.185 93,21 313.235 92,97 16.881 6,39 32.050 11,40 Trung hạn 21.285 7,45 20.487 6,79 23.698 7,03 (798) (3,75) 3.211 15,67 Tổng cộng 285.589 100,00 301.672 100,00 336.933 100,00 16.083 5,63 35.261 11,69
66
Tóm lại, doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất của Ngân hàng là khá tốt và luôn tăng qua 3 năm, đặc biệt là doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng tái đầu tư mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài ra, Ngân hàng cần chú trọng công tác thẩm định, phân loại tín dụng, đôn đốc cán bộ tích cực theo dõi các món nợ để thu hồi kịp thời, đặc biệt là các món nợ trung hạn để tránh phát sinh nợ quá hạn, hạn chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận.
Hình 4.4 Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn của Ngân hàng từ năm 2011 - 2013
4.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ theo ngành
Cùng với sự mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng đến các ngành sản xuất đã làm cho doanh số cho vay tăng và cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ngày càng cao. Sau đây ta phân tích cụ thể tình hình thu nợ hộ sản xuất theo từng ngành qua 3 năm.
67
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo ngành của Ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013)
Đvt: Triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Cây lúa 17.560 6,15 6.036 2,00 13.038 3,87 (11.524) (65,63) 7.002 116,00 2. Cây mía 12.675 4,44 2.593 0,86 10.058 2,99 (10.082) (79,54) 7.465 287,89 3. Chăn nuôi 5.558 1,95 2.386 0,79 4.055 1,20 (3.172) (57,07) 1.669 69,95 4. Làm vườn 2.827 0,99 735 0,24 1.693 0,50 (2.092) (74,00) 958 130,34 5. Thủy sản 2.575 0,90 2.772 0,92 4.709 1,40 197 7,65 1.937 69,88 6. Hộ loại II 24.158 8,46 33.430 11,08 33.366 9,90 9.272 38,38 (64) (0,19) 7. Máy nông nghiệp 11.539 4,04 13.080 4,34 17.632 5,23 1.541 13,35 4.552 34,80 8. Nhà 22.082 7,73 5.911 1,96 5.424 1,61 (16.171) (73,23) (487) (8,24) 9. Mô hình KTTH 105.040 36,78 136.066 45,10 130.537 38,74 31.026 29,54 (5.529) (4,06) 10. Sản xuất khác 81.575 28,56 98.663 32,71 116.421 34,55 17.088 20,95 17.758 18,00 Tổng cộng 285.589 100,00 301.672 100,00 336.933 100,00 16.083 5,63 35.261 11,69
Nguồn: Bảng báo cáo cho vay hộ sản xuất, phòng Tín dụng, NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú qua 3 năm (2011 – 2013) Mô hình KTTH: Mô hình kinh tế tổng hợp
68
Qua bảng 4.6 ta thấy tình hình thu nợ hộ sản xuất theo ngành của Ngân hàng qua các năm đều tăng. Trong đó:
* Cây lúa:
Năm 2011 doanh số thu nợ cây lúa 17.560 triệu đồng, năm 2012 là 6.036 triệu đồng giảm 65,63% so với năm 2011. Do năm 2012 thời tiết rét kéo dài, thêm mưa phùn tạo điều kiện sâu bệnh hại lúa phát sinh mạnh, đời sống nhân dân khó khăn nên công tác thu hồi nợ năm này giảm. Nhưng đến năm 2013 con số này là 13.038 triệu đồng tức tăng 116,00% so với năm 2012. Nguyên nhân Ngân hàng tăng cường công tác thu hồi nợ của năm trước để giảm thiểu rủi ro tín dụng nên thu nợ tăng lên đáng kể.
* Cây mía:
Cũng như cây lúa, tình hình thu nợ cây mía cũng diễn ra tương tự. Năm 2011, doanh số thu nợ cây mía khá cao là 12.675 triệu đồng, chiếm 4,44% trong tổng doanh số thu nợ. Nguyên nhân là do Ngân hàng tận thu các khoản nợ từ năm 2010 khi giá mía xuống thấp để hạn chế rủi ro tín dụng, đồng thời cũng hạn chế cho vay cây mía. Đến năm 2012, doanh số thu nợ chỉ đạt 2.593 triệu đồng, giảm đến 79,54% so với năm 2011. Nguyên nhân, tuy doanh số cho vay có tăng nhưng cây mía thời gian sinh trưởng đến 9 tháng, nên năm này Ngân hàng có thu nợ nhưng không cao. Đến năm 2013, các hộ trồng mía đạt hiệu quả cộng thêm mía có giá nên trả được nợ cho Ngân hàng làm doanh số thu nợ đạt 10.058 triệu đồng, tăng 287,89% so với năm 2012.
* Chăn nuôi:
Doanh số thu nợ từ hoạt động chăn nuôi tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2012 đạt 2.386 triệu đồng với độ giảm là 57,97% so với năm 2011. Do đầu năm 2011, giá cả thịt heo xuống thấp, dịch cúm gia cầm bùng phát trên toàn Tỉnh, làm cho việc chăn nuôi gia xúc, gia cầm gặp nhiều khó khăn vì thế mà Ngân hàng tăng cường công tác thu hồi nợ những năm trước. Năm 2013 là 4.055 triệu đồng tức tăng 69,95%. Nguyên nhân, nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp các ngành mà dịch cúm gia cầm đã được khống chế. Cũng chính vì lẽ đó mà ngành chăn nuôi của Huyện vẫn hoạt động có hiệu quả, nhờ đó mà năm 2013 doanh số thu nợ của ngành này tăng trở lại.
* Làm vườn:
Doanh số thu nợ cải tạo vườn tăng giảm phụ thuộc vào doanh số cho vay và tình hình giá cả trái cây trên thị trường. Qua 3 năm (2011 – 2013) ta thấy doanh số thu nợ cải tạo vườn tăng giảm không ổn định. Năm 2012, doanh số thu nợ cải tạo vườn là 735 triệu đồng, giảm 74,00% so với năm 2011. Nguyên
69
nhân của tình trạng này như đã phân tích ở phần doanh số cho vay: năm 2011 giá cả vật tư tăng cao, giá cả trái cây xuống thấp, Ngân hàng tăng cường công tác thu hồi nợ năm trước để hạn chế rủi ro tín dụng. Bước qua năm 2012, giá trái cây tăng lên trở lại, tình hình sâu bệnh được đẩy lùi nhưng dư nợ năm 2011 khá thấp nên làm cho tình hình thu nợ năm 2012 giảm nhiều so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số thu nợ đạt 1.693 triệu đồng, tức tăng 130,34% so với năm 2012. Cho thấy kỹ thuật chăm sóc cây trồng của người dân ngày càng được nâng cao nên trái cây mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân làm cho thu nợ của Ngân hàng đối với ngành này năm 2013 tăng lên.
* Thủy sản:
Thu nợ thủy sản tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ ngành này đạt 2.772 triệu đồng, tăng 7,65% so với năm 2011 và đến năm 2013 đạt 4.709 triệu đồng, tăng 1.937 triệu đồng tương đương tăng 69,88% so với năm 2012. Cũng như đã đề cập ở phần doanh số cho vay, từ năm 2011 Huyện đã duy trì và pháp huy mô hình luân canh tôm – lúa, nông dân dần dần có kinh nghiệm hơn sau khi được tập huấn kỹ thuật, tuân thủ quy trình, cộng với tôm được giá, điều kiện thuận lợi nên người dân thu được lợi nhuận cao, làm cho công tác thu hồi nợ được dễ dàng nên doanh số thu nợ tăng cao.
* Hộ loại II:
Các hộ này vay vốn ngắn hạn để mua bán hàng hóa nên doanh số thu nợ cũng phụ thuộc rất lớn vào doanh số cho vay. Cụ thể, qua 3 năm doanh số thu nợ có tăng giảm, khoản thu này luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất (trên 10,00%). Năm 2012 doanh số thu nợ hộ loại II đạt mức 33.430 triệu đồng, tăng 38,38% so với năm trước. Nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay tăng, các hộ kinh doanh có hiệu quả nên Ngân hàng thu hồi được nợ làm cho doanh số thu nợ tăng cao. Đến năm 2013 con số này giảm nhẹ và đạt ở mức 33.366 triệu đồng, giảm 0,19% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do doanh số cho vay giảm tương ứng, năm 2013 tình hình kinh tế Huyện gặp khó khăn, các hộ làm ăn kém hiệu quả hơn những năm trước làm cho tình hình thu nợ của Ngân hàng cũng giảm theo.
* Máy nông nghiệp:
Thu nợ máy nông nghiệp tăng liên tục qua 3 năm (2011 – 2013). Cụ thể năm 2012 tăng 13,35% so với năm 2011, năm 2013 tăng 34,80% so với năm 2013. Nguyên nhân thu nợ máy nông nghiệp tăng là do đây là đối tượng cho vay trung hạn, khách hàng trả nợ từng năm. Cộng thêm đây là nguồn thu nhập khá bền vững của nông dân, nên họ trả nợ đúng hạn, làm cho doanh số thu nợ tăng lên qua các năm.
70 * Nhà:
Thu nợ nhà qua các năm đều giảm: năm 2011 thu nợ nhà là 22.082 triệu đồng, năm 2012 doanh số thu nợ khoản này đạt 5.911 triệu đồng, giảm 16.171 triệu đồng tức giảm 73,23% so với năm 2011. Đến năm 2013 con số này tiếp tục giảm còn 5.424 triệu đồng, giảm 487 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,24%. Đây là đối tượng dễ phát sinh nợ quá hạn, do đối tượng đi vay chủ yếu là để phục vụ đời sống không có khả năng sinh lời và cho vay trung hạn là chính. Vì vậy, đơn vị cần phải có sự quan tâm và có biện pháp tích cực đối với vấn đề thu nợ của khoản vay này.
* Mô hình KTTH:
Đây được xem là khoản mục chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nợ. Doanh số thu nợ mô hình KTTH có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2012 đạt mức 136.066 triệu đồng, tăng cao hơn so với năm 2011 là 31.026 triệu đồng hay tăng 29,54%. Sang năm 2013 con số này là 130.537 triệu đồng giảm 5.529 triệu đồng tức giảm 4,06% so với năm 2012. Như đã nêu ở doanh số cho vay, do dịch bệnh lan rộng ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân nên khách hàng xin gia hạn nợ làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
* Sản xuất khác:
Qua 3 năm thu nợ sản xuất khác lên tục tăng và chiếm tỷ trọng cao. Vào năm 2011 thu nợ khoản này là 81.575 triệu đồng chiếm 28,56% trong tổng doanh số thu nợ, thì sang năm 2012 con số này tăng lên 98.663 triệu đồng tăng 20,95% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 32,71% trong tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2013 con số này vẫn tiếp tục tăng và đạt mức 116.421 triệu đồng, tăng 18,00% so với năm 2012, chiếm 34,55% trong tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ sản xuất khác tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao là do doanh số cho vay tăng nhanh và cũng chiếm tỷ trọng cao, khách hàng làm ăn hiệu quả, làm tăng khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Qua việc phân tích công tác thu nợ hộ sản xuất của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú ta thấy việc thu hồi vốn của Ngân hàng diễn ra khá tốt, doanh số thu nợ tăng đều qua mỗi năm. Cho thấy sự cố gắng của Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, giá cả nông sản tăng giảm lớn, thiên tai, dịch bệnh nên tình hình thu nợ cũng gặp khá nhiều khó khăn khi nông dân mất mùa hay mất giá. Ngân hàng cần chú ý nhiều hơn công tác thu hồi nợ để giảm thiểu rủi ro tín dụng.
71