Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 48)

trong năm 2014

3.6.4.1 Công tác huy động vốn

Trên cơ sở định hướng của NHNo & PTNT và chỉ tiêu được giao của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng, Chi nhánh sẽ tiến hành giao ngay các chỉ tiêu hoạt động - kinh doanh năm 2014 đến các bộ phận nghiệp vụ và cán bộ quản lý địa bàn, theo từng vị trí công tác, công tác huy động vốn phải thực sự được quan tâm, Chi nhánh đã thành lập ngay những tổ tiếp thị và huy động vốn, có những chính sách chăm sóc khách hàng đủ hấp dẫn và thu hút giữ chân khách hàng, để có thể hoàn thành vượt chỉ tiêu trên 130 tỷ đồng, chủ động về nguồn vốn để chuyển đổi cơ cấu về đầu tư tín dụng, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và kinh doanh hiệu quả.

3.6.4.2 Về đầu tư tín dụng

Cơ sở để mở rộng đầu tư tín dụng là tăng trưởng được nguồn vốn huy động, thường xuyên tìm kiếm khách hàng mới có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, sử dụng vốn vay hiệu quả, có khả năng trả nợ vay Ngân hàng, ưu tiên đầu tư cho phát triển nông thôn, đồng thời duy trì được mối quan hệ với những khách hàng truyền thống, vì ngày càng cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong việc thu hút và giữ được mối quan hệ với khách hàng tiền gửi và cả với những khách hàng cấp tín dụng.

Đối với những trường hợp nợ quá hạn hoặc có khả năng nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan, Chi nhánh tiếp tục phối hợp cùng khách hàng, xem xét áp dụng các cơ chế như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, định lại kỳ hạn trả nợ,

49

có thể xem xét thu gốc trước, lãi được phân kỳ trả dần cho các năm sau tiếp tục cho vay nếu đảm bảo được các điều kiện tái đầu tư,… hỗ trợ khách hàng duy trì ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, giảm bớt khó khăn tạo nguồn thu để trả nợ Ngân hàng, hoặc có những trường hợp gia đình thực sự khó khăn, được xác nhận của chính quyền địa phương, Chi nhánh sẽ hoàn thành hồ sơ trình duyệt Ngân hàng cấp trên để có thể giảm một phần lãi, tạo điều kiện để khách hàng có thể trả hết nợ.

Chủ động chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng, nâng tỷ lệ dư nợ đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất và kinh doanh dịch vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Thu ngoài tín dụng: tăng cường phát triển các dịch vụ như phát triển các dịch vụ bảo lãnh, chi trả kiều hối, dịch vụ thẻ,… tạo thêm thu nhập, ổn định về tài chính, giảm thiểu rủi ro trong tín dụng, góp phần vào hiệu quả kinh doanh.

3.6.4.3 Về xử lý, thu hồi nợ đến hạn, nợ xấu

Năm 2014 Ngân hàng tiếp tục chỉ đạo cán bộ tín dụng phải thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, tiến hành chấm và phân loại khách hàng. Tiếp cận đôn đốc, xử lý thu hồi nợ đến hạn khi khách hàng có nguồn thu nhập thường xuyên hoặc theo mùa vụ, cố gắng khi vào vụ thu hoạch lúa, mía, nhắc nhở cán bộ tín dụng luôn bám sát địa bàn thu hồi nợ, nhất là những khoản nợ xấu, giảm thiểu nợ xấu không vượt 1% trên tổng dư nợ và nhất là quản lý tốt nhóm nợ.

Tranh thủ sự đồng thuận của các cấp chính quyền địa phương, trong việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh như huy động vốn, xử lý thu hồi nợ đến hạn, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro,… Thành lập những tổ xử lý và thu hồi nợ tại thị trấn, các xã, tổ được phép thu ngân tại địa bàn, nhưng có nhiệm vụ phải đăng nộp về quỹ chính sau cuối mỗi ngày làm việc.

50

CHƯƠNG 4

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)