4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn
Cho vay hộ sản xuất là hoạt động thường xuyên và liên tục tại Ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, cho vay đối với hộ sản xuất tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn đối với hộ sản xuất của Ngân hàng được thể hiện qua bảng 4.3 sau:
57
Bảng 4.3: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013)
Đvt: Triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 296.397 91,64 312.107 92,05 362.165 94,24 15.710 5,30 50.058 16,04 Trung hạn 27.025 8,36 26.940 7,95 22.125 5,76 (85) (0,31) (4.815) (17,87) Tổng cộng 323.422 100,00 339.047 100,00 384.290 100,00 15.625 4,83 45.243 13,34
58
Qua bảng 4.3 cho thấy tổng doanh số cho vay hộ sản xuất năm 2012 của Ngân hàng là 339.047 triệu đồng tăng 4,83% so với năm 2011 và năm 2013 đạt được 384.290 triệu đồng tăng 13,34% so với năm 2012. Trong đó:
- Cho vay ngắn hạn năm 2012 là 312.107 triệu đồng, tăng 5,30% so với năm 2011. Năm 2013 khoản cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất của Ngân hàng là 362.165 triệu đồng, tăng 16,04% so với năm 2012. Điều này cho thấy hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất của Ngân hàng hoạt động khá hiệu quả, qua 3 năm khoản cho vay này đều tăng. Ngân hàng đã không ngừng mở rộng quan hệ kinh doanh với các cá nhân và hộ sản xuất của Huyện, thu hút sự tín nhiệm của họ. Cho vay ngắn hạn thường là cho vay để dùng vào việc trồng lúa, trồng mía, chăn nuôi,… các ngành này có ưu thế là có thể thu hồi vốn nhanh nhằm tạo cho Ngân hàng có được vòng vay vốn tín dụng hợp lý nên Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn làm cho khoản vay này 3 năm đều tăng và tốc độ tăng càng nhanh.
- Cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay và giảm qua các năm. Năm 2011 khoản cho vay trung hạn là 27.025 triệu đồng, đến năm 2012 là 26.940 triệu đồng giảm 0,31% so với năm 2011. Năm 2013 là 22.125 triệu đồng, tương ứng giảm 17,87% so với năm 2012. Trong năm 2012 và 2013 lãi suất Ngân hàng có nhiều biến động do ảnh hưởng của lạm phát làm cho các Ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú nói riêng phải tìm cách giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng mình. Ngân hàng đã chọn cách giảm các khoản cho vay trung hạn, thời gian thu hồi vốn chậm nhằm tránh thiệt hại do nợ xấu đem lại. Bên cạnh đó, đây là các khoản vay có lãi suất cao nhưng lại chứa đựng rủi ro cao nên Ngân hàng hạn chế cho vay trong lĩnh vực này.
Hình 4.3 Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn của Ngân hàng từ năm 2011 – 2013
59
4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo ngành
Bảng 4.4: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo ngành của Ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013)
Đvt: Triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Cây lúa 6.120 1,89 9.915 2,92 16.946 4,41 3.795 62,01 7.031 70,91 2. Cây mía 2.085 0,64 10.635 3,14 17.354 4,52 8.550 410,07 6.719 63,18 3. Chăn nuôi 1.708 0,53 1.741 0,51 4.399 1,14 33 1,93 2.658 152,67 4. Làm vườn 344 0,11 2.068 0,61 7.918 2,06 1.724 501,16 5.850 282,88 5. Thủy sản 2.528 0,78 3.891 1,15 7.153 1,86 1.363 53,92 3.262 83,83 6. Hộ loại II 32.131 9,93 40.654 11,99 40.635 10,57 8.523 26,53 (19) (0,05) 7. Máy nông nghiệp 19.000 5,87 17.096 5,04 20.763 5,40 (1.904) (10,02) 3.667 21,45 8. Nhà 7.806 2,41 5.115 1,51 5.040 1,31 (2.691) (34,47) (75) (1,47) 9. Mô hình KTTH 154.302 47,71 149.668 44,14 148.230 38,57 (4.634) (3,00) (1.438) (0,96) 10. Sản xuất khác 97.398 34,10 98.264 28,98 115.852 30,15 866 0,89 17.588 17,90 Tổng cộng 323.422 100,00 339.047 100,00 384.290 100,00 15.625 4,83 45.243 13,34
Nguồn: Bảng báo cáo cho vay hộ sản xuất, phòng Tín dụng, NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú qua 3 năm (2011 – 2013) Mô hình KTTH: Mô hình kinh tế tổng hợp
60
Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm (2011 – 2013) của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú đều tăng. Cụ thể ta sẽ phân tích doanh số cho vay theo từng ngành để tìm ra nguyên nhân:
* Cây lúa:
Cây lúa là loại cây trồng chủ yếu ở huyện Mỹ Tú, năm 2011 việc cho vay để trồng lúa của Ngân hàng là 6.120 triệu đồng, năm 2012 là 9.915 triệu đồng tăng 62,01% so với năm 2011 và đến năm 2013 tiếp tục tăng và đạt 16.946 triệu đồng, tăng 70,91%. Cho thấy các khoản cho vay để trồng lúa của Ngân hàng ngày càng tăng là do trong những năm gần đây giá lúa tăng cao khoảng từ 5.100 đồng – 5.700 đồng do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước ký được khá nhiều hợp đồng xuất khẩu (khoảng 7 triệu tấn), tình hình dịch bệnh được khắc phục nên người nông dân tăng vay vốn Ngân hàng để đầu tư trồng lúa trở lại với hy vọng thu lợi nhuận bù đắp những khoản lỗ năm 2011. Nhu cầu vay vốn trồng lúa phụ thuộc rất lớn vào giá lúa, sâu bệnh hại lúa và điều kiện tự nhiên. Khi các yếu tố này thay đổi dẫn đến nhu cầu cho vay cây lúa cũng bị ảnh hưởng. Ngân hàng cần chú trọng theo dõi giá cả thị trường lúa gạo, để định hướng cho nông dân sản xuất nhằm giúp họ hạn chế rủi ro và đảm bảo lợi nhuận, đồng thời cũng hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.
* Cây mía:
Cây mía là cây trồng thế mạnh của Huyện, nên doanh số cho vay đối với cây mía qua 3 năm đều tăng, năm 2011 là 2.085 triệu đồng, sang năm 2012 lên đến 10.635 triệu đồng tăng 410,07% so với năm 2011 và đến năm 2013 là 17.354 triệu đồng tăng 63,18% so với năm 2012. Nguyên nhân năm 2011 giá mía giảm mạnh còn khoảng 700 – 800 đồng/kg, với mức giá này thì sau khi chi phí, trả nợ ngân hàng nông dân trồng mía sẽ bị lỗ, cộng với chi phí đầu vào tăng cao nên người dân hạn chế trồng mía chuyển sang các loại cây trồng khác. Đầu năm 2012 giá mía tăng lên 900 – 1.100 đồng/kg, mức giá này đảm bảo lợi nhuận, cộng với cây mía là thế mạnh của Huyện, nông dân có kinh nghiệm sản xuất nên người nông dân trở lại trồng mía, làm cho nhu cầu vay vốn tăng cao, tăng 410,07% so với năm 2011. Cũng như cây lúa, nhu cầu vay vốn của nông dân trồng mía phụ thuộc rất lớn vào giá mía. Ngân hàng cần nắm bắt thông tin thị trường, chú trọng thẩm định cho vay trong lĩnh vực trồng mía nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho mình.
* Chăn nuôi:
Bên cạnh cho vay trồng lúa và mía thì cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi, chủ yếu là nuôi heo, qua các năm cũng tăng mạnh. Năm 2012, cho vay chăn
61
nuôi đạt 1.741 triệu đồng, tăng 1,93% so với năm 2011. Năm 2013 đạt 4.399 triệu đồng, tăng 152,67% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2011 bùng phát dịch heo tai xanh trong Tỉnh giá heo sụt giảm chỉ còn 2,2 – 2,5 triệu đồng/tạ, đến năm 2012 thì dịch tai xanh mới được ngăn chặn nhưng tâm lí e ngại dịch tai xanh vẫn còn nên người nuôi chỉ nuôi cầm chừng. Đến năm 2013 giá heo tăng, nên nhu cầu vay vốn chăn nuôi năm 2013 có phần tăng nhiều so với năm 2012.
* Làm vườn:
Làm vườn cũng là một lĩnh vực sản xuất thu hút được người dân, các cây trồng chủ yếu của Huyện là: bưởi, xoài, mận, vú sữa và đặc biệt là quýt đường (xã Hưng Phú). Doanh số cho vay để cải tạo vườn năm 2012 đạt 2.068 triệu đồng, tăng 501,16% so với năm trước và đến năm 2013 là 7.918 triệu đồng, tăng 282,88% so với năm 2012. Nguyên nhân, năm 2012 giá các loại trái cây có phần tăng cao, đặc biệt là cây có múi, cộng với áp dụng kỹ thuật canh tác mới đạt hiệu quả cao, nên nông dân tích cực cải tạo vườn tạp kém hiệu quả sang trồng các loại cây này (trong đó chủ yếu là trồng cây quýt đường xã Hưng Phú, cây cam xoàn xã Long Hưng). Nhu cầu vay vốn cải tạo vườn để chuyển sang trồng cây có múi khá cao nên doanh số cho vay cũng tăng cao theo.
* Thủy sản:
Doanh số cho vay thủy sản có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2012 tăng 53,92% so với năm 2011, năm 2013 tăng 83,83% so với năm 2012. Nguyên nhân là do mô hình luân canh tôm – lúa (trong đó chủ yếu là tôm càng xanh luân canh với cây lúa, gần đây còn có thêm tôm thẻ chân trắng) là mô hình mới của Huyện. Tuy thu nhập chưa cao so với nuôi tôm sú vùng nước lợ nhưng mô hình tôm càng xanh luân canh cây lúa vẫn đảm bảo thu nhập cho nông dân vùng trũng Mỹ Tú với mức thu nhập 40 – 50 triệu đồng/ha/vụ. Từ năm 2009 huyện Mỹ Tú đã thí nghiệm mô hình luân canh tôm – lúa tại xã Mỹ Hương và Mỹ Thuận đạt hiệu quả khá cao. Sang năm 2011, 2012 và 2013 mô hình ngày càng được mở rộng, nông dân Huyện đang duy trì và phát huy mô hình này, dẫn tới nhu cầu vay vốn để phát triển mô hình tăng, làm tăng doanh số cho vay cả về tỷ trọng lẫn tốc độ qua 3 năm (2011 – 2013).
* Hộ loại II:
Khoản cho vay hộ loại II chiếm tỷ trọng khá cao so với các khoản vay khác, năm 2011 chiếm 9,93%, năm 2012 chiếm 11,99% và năm 2013 là 10,57% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2012 doanh số cho vay hộ loại II là 40.654 triệu đồng, cao hơn năm 2011 là 8.523 triệu đồng, tương ứng với số
62
tiền tăng hơn năm trước là 26,53% và tiếp theo vào năm 2013 lại có sự giảm nhẹ so với năm 2012 với lượng giảm là 0,05% tương đương với số tiền giảm là 19 triệu đồng. Nguyên nhân giảm của doanh số cho vay hộ loại II là do năm 2013 tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm.
* Máy nông nghiệp:
Về cho vay đối với máy nông nghiệp: năm 2012 doanh số cho vay đối với khoản mục này là 17.096 triệu đồng, giảm 10,02% so với năm 2011. Chuyển qua năm 2013 lại có sự tăng rõ nét, tăng 21,45% tương ứng với số tiền tăng là 3.667 triệu đồng đã làm cho doanh số ở khoản mục này đạt mức 20.763 triệu đồng. Nguyên nhân tình trạng này phải xét từ năm 2010. Năm 2010 tỉnh Sóc Trăng nói chung và huyện Mỹ Tú nói riêng đã đẩy nhanh tiến độ cơ giới hóa nhằm giải phóng sức lao động, giảm thất thoát lúa, nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng lúa và thu nhập cho người nông dân. Trong đó, tỉnh Sóc Trăng chủ trương hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên hợp với chính sách hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng cho vay trung hạn tối đa 5 năm, với 70% tổng giá trị máy, vốn tự có của nông dân là 30%, làm cho người dân phấn khởi đi vay vốn ngân hàng để đầu tư. Vì vậy doanh số cho vay máy nông nghiệp khá cao ở năm 2010 và đầu năm 2011. Từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012 nhu cầu cơ giới hóa bắt đầu giảm tốc độ do số lượng máy phục vụ cho Huyện đã bão hòa nên nhu cầu vay vốn giảm làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng ở khoản này cũng giảm theo. Và vì người dân thấy được sự đầu tư này có hiệu quả cao, nên họ tiếp tục vay vốn ngân hàng để mua sắm thêm máy phục vụ không chỉ cho huyện nhà mà còn phục vụ cho nhiều huyện khác trong Tỉnh nên doanh số cho vay máy nông nghiệp năm 2013 tăng lên.
* Nhà:
Cho vay sửa chữa nhà qua các năm đều giảm: năm 2012 là 5.115 triệu đồng, giảm 34,37% so với năm trước và đến năm 2013 lại tiếp tục giảm còn 5.040, tương ứng giảm 1,47%. Khoản vay này phụ thuộc vào nhu cầu của người đi vay, nhu cầu này lại tùy vào đời sống của họ theo từng thời điểm. Ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực này cũng có sự tính toán kỹ về nguồn thu nhập trả nợ có nên phát triển cho vay. Chính vì vậy tỷ trọng doanh số cho vay sửa chữa nhà có xu hướng giảm.
* Mô hình KTTH:
Cho vay đối với mô hình KTTH chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Năm 2011 khoản cho vay này chiếm 47,71%, năm 2012 là 44,14% và năm 2013 chiếm 38,57% trong tổng doanh số cho vay. Nhìn chung, khoản cho vay mô hình KTTH qua 3 năm đều giảm: năm 2011 là 154.302
63
triệu đồng, năm 2012 là 149.668 triệu đồng giảm so với năm 2011 là 4.634 triệu đồng tương ứng với số tiền giảm là 3% và tiếp theo vào năm 2013 lại tiếp tục giảm so với năm 2012 với lượng giảm 1.438 triệu đồng, tương đương giảm 0,96%. Nguyên nhân do dịch bệnh xảy ra trong ngành chăn nuôi, chẳng hạn như đợt dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại gây thiệt hại đáng kể cho người dân, giá cả các loại thực phẩm gia xúc, gia cầm sụt giảm,…. Do đó Ngân hàng cũng nên xem xét kỹ phương án sản xuất xem có hiệu quả hay không để tránh tình trạng không thu hồi được nợ.
* Sản xuất khác:
Cho vay khác là cho vay nhằm mục đích như kinh doanh lúa gạo, thấu chi cán bộ công nhân viên, cho vay doanh nghiệp tư nhân, kinh doanh dịch vụ khác,… Doanh số cho vay khác qua 3 năm đều tăng: năm 2012 đạt 98.264 triệu đồng tăng 0,89% so với năm 2011, đến năm 2013 doanh số cho vay ở khoản mục này vẫn tăng lên và đạt mức 115.852 triệu đồng, tăng 17,90% so với năm 2012. Nguyên nhân là do những năm gần đây nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp địa phương tăng, đặc biệt là các doanh nghiệp thu mua lúa gạo và vật liệu xây dựng. Ngoài ra, do cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện hơn (đặc biệt là thông xe Quản lộ - Phụng Hiệp đi ngang qua Huyện, thông với 3 tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau), hàng hóa di chuyển dễ dàng nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phát triển. Nguyên nhân nữa là do Ngân hàng chú trọng cho vay doanh nghiệp, bởi vì đầu tư vào doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, dễ quản lý và có thể đầu tư nhiều cho một khách hàng, do đó ít chi phí. Cộng với Ngân hàng không ngừng tìm kiếm mời gọi khách hàng không chỉ ở địa bàn Huyện, mà còn ở các huyện khác nhằm tăng doanh số cho vay doanh nghiệp. Vì vậy mà doanh số cho vay khoản vay này gia tăng liên tục qua các năm.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, việc cho vay phù hợp với tính thời vụ gieo trồng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu là nông dân nên số tiền cho vay nhỏ, món vay nhiều, thường tập trung vào thời vụ; địa bàn rộng, trình độ dân trí chưa cao nên khâu xác lập hồ sơ dễ sai sót và chi phí tăng. Các đối tượng đầu tư của Ngân hàng chịu nhiều rủi ro do tác động của thiên nhiên, dịch bệnh và giá cả. Vì vậy Ngân hàng nên chú trọng trong việc cho vay các đối tượng này để hạn chế rủi ro.