Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 52)

Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn cho ngân hàng để thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuận. Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú đã rất nổ lực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn vay hiện nay.

53

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013)

Đvt: Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Vốn huy động 84.871 100,00 106.634 100,00 119.882 100,00 21.763 25,64 13.248 12,42 1. TG kho bạc 10.371 12,22 3.816 3,58 4.013 3,35 (6.555) (63,21) 197 5,16 2. TG TCTD 53 0,06 195 0,18 689 0,57 142 267,92 494 253,33 3. TG khách hàng 66.660 78,54 90.286 84,67 102.251 85,29 23.626 35,44 11.965 13,25 4. Giấy tờ có giá 7.778 9,16 12.337 11,57 12.929 10,78 4.559 58,61 592 4,80 5. TG vốn tài trợ 9 0,01 0 - 0 - (9) (100,00) 0 -

Nguồn: Bảng cân đối kế toán, phòng Kế toán, NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú qua 3 năm (2011 – 2013) TG TCTD: Tiền gửi tổ chức tín dụng; TG KH: Tiền gửi khách hàng

54

Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của vốn huy động nên từ năm 2011 – 2013 Ngân hàng đã cố gắng giữ vốn huy động tăng qua 3 năm. Năm 2011, vốn huy động đạt 84.871 triệu đồng. Đến năm 2012 đã tăng lên khá cao 106.634 triệu đồng, tăng 25,64% so với năm 2011. Năm 2013 vốn huy động đạt 119.882 triệu đồng, tương đương tăng lên 12,42% so với năm 2012. Trong nguồn vốn huy động thì chủ yếu là huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn Huyện. Bên cạnh đó thì cũng có tiền gửi của các tổ chức tín dụng và phát hành giấy tờ có giá.

Để hiểu một cách rõ ràng hơn về nguồn vốn huy động ta đi vào phân tích từng phần cụ thể.

* Tiền gửi kho bạc:

Năm 2011 tiền gửi kho bạc là 10.371 triệu đồng, đến năm 2012 giảm chỉ còn 3.816 triệu đồng, giảm 63,21% so với năm 2011. Năm 2013 là 4.013 triệu đồng tăng 5,16% so với năm 2012. Sở dĩ có sự tăng giảm của nguồn tiền này là vì cuối năm 2011 đồng tiền trong nước bị mất giá trầm trọng dẫn đến lạm phát tăng cao (18,13%), làm cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn nên họ phải sử dụng đến các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm để đảm bảo cuộc sống gia đình nên làm cho nguồn vốn huy động từ tiền gửi kho bạc của Ngân hàng bị giảm sút.

* Tiền gửi của các tổ chức tín dụng:

Tuy tiền gửi của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng nó giúp cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đa dạng hơn. Ta biết rằng, trong quá trình sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có lúc phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn hoặc thiếu vốn. Và hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng cũng không ngoài tình trạng đó. Đối với Ngân hàng, cũng có lúc Ngân hàng tập trung huy động được vốn nhưng lại không cho vay hết, trong khi đó lãi tiền gửi vẫn phải trả, cũng có khi nhu cầu vay vốn lớn mà khả năng Ngân hàng không thể đáp ứng được. Vì vậy, trong những trường hợp trên Ngân hàng cũng có thể tiếp tục gửi vốn tạm thời chưa sử dụng vào ngân hàng khác để lấy lãi hoặc đi vay của các ngân hàng khác khi phát sinh tình trạng thiếu vốn nhằm khôi phục khả năng thanh toán của Ngân hàng. Năm 2012, tiền gửi tổ chức tín dụng của Ngân hàng đạt 195 triệu đồng, tăng 267,92% so với năm 2011. Sang năm 2013 đạt 689 triệu đồng, tức là tăng 253,33% so với năm 2012. Nguyên nhân là do nhu cầu tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng lên và do Ngân hàng xây dựng biểu lãi suất cạnh tranh nên thu hút được các tổ chức tín dụng khác.

55

* Tiền gửi khách hàng:

Tiền gửi khách hàng là nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng và qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2012 đạt 90.286 triệu đồng tăng 23.626 triệu đồng hay tăng 35,44% so với năm 2011. Sang năm 2013 là 102.251 triệu đồng chiếm 85,29% trong tổng nguồn vốn huy động và so với năm 2012 tăng 11.965 triệu đồng tương ứng tăng 13,25%. Tiền gửi khách hàng là nguồn tiền tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng qua việc sử dụng nguồn tiền này để cho vay. Nguồn tiền này càng tăng chứng tỏ uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao nên khách hàng mới tin tưởng dùng tiền nhàn rỗi của mình gửi vào Ngân hàng.

* Giấy tờ có giá:

Cùng góp một phần khá quan trọng trong việc huy động vốn cho Ngân hàng là việc phát hành các giấy tờ có giá. Ba năm qua NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú đã phát hành kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh trong thời kỳ nhất định. Lượng tiền huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá trong ba năm qua đã có biến động tích cực như sau: năm 2011 là 7.778 triệu đồng, sang năm 2012 con số này đã tăng lên đáng kể là 12.337 triệu đồng tăng 4.559 triệu đồng hay tăng 58,61%. Đến năm 2013 là 12.929 triệu đồng tăng 592 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, khuyến khích hướng dẫn khách hàng đến giao dịch và mua các loại giấy tờ này để hưởng lãi trong tương lai khi đến ngày đáo hạn.

* Tiền gửi vốn tài trợ:

Tiền gửi vốn tài trợ năm 2011 là 9 triệu đồng, sang 2012 và 2013 thì con số này là 0 triệu đồng. Khoản tiền gửi này chiếm tỷ trọng rất thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Tóm lại, trong ba năm qua công tác huy động vốn của Ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm. Chính sự tăng trưởng vốn đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của huyện Mỹ Tú. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao nguồn vốn huy động là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động hơn nữa để không ngừng hoàn thiện mình cũng như giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.

56

Hình 4.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng từ năm 2011 – 2013

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)