CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MẠNG LƯỚI GIAO DỊCH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 31)

3.2.1 Cơ cấu tổ chức

NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú có cơ cấu tổ chức theo dạng cơ cấu trực tuyến chức năng. Cơ cấu trực tuyến chức năng là cơ cấu mà trong đó cao nhất là Ban Giám Đốc (Giám Đốc và Phó Giám Đốc) trực tiếp chỉ đạo, quản lý các phòng ban được thể hiện qua sơ đồ sau:

32

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú.

(Nguồn: phòng Tín dụng NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú)

Ban Giám Đốc: gồm một Giám Đốc và một Phó Giám Đốc.

- Giám Đốc: phụ trách phòng Tín dụng và tổ Hành chánh, là người quyết định cuối cùng trong kinh doanh; phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban; có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương hoặc trừ lương cán bộ nhân viên trong đơn vị.

- Phó Giám Đốc: phụ trách phòng Kế toán - Ngân quỹ. Có trách nhiệm hỗ trợ Giám Đốc trong việc điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành Ngân hàng mà Giám đốc giao cho. Phó Giám Đốc là người thay mặt Giám Đốc giải quyết công việc khi Giám Đốc đi vắng theo sự uỷ quyền của Giám Đốc.

Phòng Tín dụng: gồm 11 nhân viên, trong đó có 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng kiêm phụ trách tín dụng 01 xã, còn lại 09 nhân viên phụ trách tín dụng 08 xã (riêng xã Mỹ Phước có 02 cán bộ phụ trách tín dụng).

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm về các công việc: phân công cán bộ tín dụng, phụ trách địa bàn và khách hàng, kiểm tra, đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của NHNN và các hướng dẫn của NHNo & PTNT; kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc và lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ cho vay đã quyết định; đưa ra các chiến lược và các kế hoạch kinh doanh phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh trên cơ sở tổng hợp các ý kiến, đề xuất của các nhân viên.

Ban Giám Đốc Phòng Tín Dụng Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Tổ Hành Chánh

33

- Nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, nhận đơn xin vay của khách hàng, xem xét để trình lên ban Giám Đốc, thực hiện công tác giải ngân hồ sơ cho vay, thu lãi vay, thu nợ và giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Đề xuất các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho cấp trên, dựa trên tình hình cụ thể của từng địa bàn phụ trách.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ:

- Bộ phận Kế toán: gồm 01 Trưởng phòng phụ trách chung, 01 Phó phòng Kế toán phụ trách tiền gửi, còn lại 05 cán bộ kế toán. Nhiệm vụ của phòng Kế toán là hạch toán các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh; thu thập số liệu để lập bảng cân đối thanh toán hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm; có trách nhiệm kiểm soát lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán trong kho hàng, trong thu chi kho phát sinh; kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn; hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng; nhận chuyển tiền theo nhu cầu của khách hàng.

- Bộ phận Ngân quỹ: gồm 01 thủ quỹ và 01 kiểm ngân, có trách nhiệm với bộ phận Kế toán điều chỉnh số liệu (nếu có sai sót) đồng thời giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng vay những món lớn theo quy định của Ngân hàng, tổ chức quản lý tài sản của đơn vị.

Tổ Hành chánh: gồm 03 nhân viên, trong đó có 01 tổ trưởng, 02 tổ viên. Bộ phận này không có chức năng kinh doanh mà có trách nhiệm tham mưu cho Giám Đốc trong việc điều hành hoạt động của Ngân hàng, đề xuất thực hiện các công việc có liên quan đến công tác nhân sự và các công việc khác như: cung cấp phương tiện, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, văn thư, giữ gìn bảo vệ trật tự an ninh cho Ngân hàng.

3.2.2 Mạng lưới giao dịch

Hiện nay Ngân hàng quản lý 08 xã, 01 thị trấn. Ngân hàng cố gắng đem vốn đến tận các xã vùng sâu, vùng xa trong Huyện. Là một huyện vùng sâu nên công tác huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng không được nhiều do đại đa số là người dân nghèo. Mạng lưới giao dịch của Ngân hàng có được mở rộng hay không là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của Ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng phải phù hợp với địa bàn hoạt động, vừa đảm bảo gọn nhẹ ít tốn chi phí quản lý nhưng cũng phải phù hợp sao cho các phòng ban luôn đảm đương tốt công việc của mình dù mạng lưới giao dịch dù mạng lưới giao dịch có mở rộng hơn nữa. Mạng lưới giao dịch ngày càng mở rộng cũng có nghĩa là sức cạnh tranh của Ngân hàng ngày càng cao.

34

Hình 3.2 Mạng lưới giao dịch của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú (Nguồn: phòng Tín dụng NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú)

3.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ HUYỆN MỸ TÚ

3.3.1 Chức năng

NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú là Ngân hàng cấp huyện chịu sự điều hành và quản lý của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng, Ngân hàng hoạt động với chức năng:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của các thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực và dân cư trên địa bàn hoạt động.

- Phát hành các loại kỳ phiếu theo thời gian với lãi suất do NHNo & PTNT Tỉnh quy định.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và theo hạn mức tín dụng đối với các thành phần kinh tế, sản xuất nông – công nghiệp, dịch vụ,… bằng đồng Việt Nam.

35

- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính đi các nơi trong toàn quốc.

Ngoài ra, Ngân hàng còn tiếp nhận vốn tài trợ, ủy thác cho vay xóa đói giảm nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông người Dân tộc sinh sống. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của nông nghiệp và thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.

3.3.2 Nhiệm vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với trọng tâm phát triển kinh tế, NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú thực hiện tốt nhiệm vụ của một ngân hàng:

- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống mang tính khả thi, khả năng tài chính của đối tượng xin vay và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay.

- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay, các dự án hoặc phương án vay nếu không hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật.

- Kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng và trả nợ của khách hàng, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm Hợp đồng tín dụng.

- Khởi kiện khách hàng khi vi phạm Hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

- Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu giữa Ngân hàng và khách hàng không có thỏa thuận gì khác ngoài Hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình đối với Ngân hàng.

3.4 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG

Để đáp ứng nhu cầu về sự phát triển nền kinh tế thị trường đồng thời nhằm đem lại lợi nhuận, NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú đã mở rộng và đa dạng hóa các loại hình hoạt động cụ thể như sau:

3.4.1 Huy động vốn

Huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, các tổ chức và cá nhân người nước ngoài ở Việt Nam. Bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn (việc huy động tiền gửi bằng ngoại tệ phải chấp hành đúng quy định của Nhà nước về quản lý ngoại tệ).

36

Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (khi được Ngân hàng cấp trên cho phép) theo kế hoạch được Tổng Giám Đốc giao.

Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác để đầu tư cho các trương trình phát triển nông thôn và phát triển kinh tế xã hội, các ngành nghề theo quy định.

3.4.2 Thanh toán không dùng tiền mặt

Việc thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu là các nghiệp vụ thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi thanh toán qua liên ngân hàng cho các đơn vị thuộc hệ thống ngân hàng thương mại khác ngoài hệ thống.

Ngoài việc thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng còn thực hiện thêm công việc ủy nhiệm thu các đơn vị khác trên địa bàn như: Công ty điện báo điện thoại, Công ty bảo hiểm và đặc biệt là nghiệp vụ chuyển tiền nhanh trong nước.

3.4.3 Dịch vụ ngân quỹ

Thực hiện chức năng kiểm đếm và thu tiền mặt cho những khách hàng gửi tiền tiết kiệm hoặc khách hàng vay,… việc thu tiền được thực hiện tại Ngân hàng hoặc tại các cơ sở theo yêu cầu của khách hàng (trong phạm vi cho phép).

Thực hiện chức năng chi xuất các khoản tiền mặt cho khách hàng mở tài khoản tiền gửi và cho khách hàng vay tiền tại Ngân hàng.

3.4.4 Nghiệp vụ tín dụng

Trong phạm vi được ủy quyền, Ngân hàng được thực hiện:

- Thực hiện cho vay ngắn và trung hạn, cho vay theo hạn mức tín dụng bằng đồng Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ cho đời sống và các dự án đầu tư phát triển.

- Thực hiện cho vay các thành phần kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Mỹ Tú.

- Thực hiện cho vay các hộ nghèo bằng nguồn vốn ủy thác của Chính Phủ.

- Cho vay chiết khấu chứng từ có giá, vay tiêu dùng và các nghiệp vụ kinh doanh khác.

37

3.5 QUY ĐỊNH CHUNG CHO VAY CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ HUYỆN MỸ TÚ

3.5.1 Quy định chung cho vay

3.5.1.1 Thủ tục và bộ hồ sơ cho vay

a) Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi đến Ngân hàng nơi cho vay các giấy tờ sau:

- Hồ sơ pháp lý:

+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu (các tài liệu này chỉ xuất trình khi làm thủ tục vay vốn).

+ Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác). + Giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có). - Hồ sơ vay vốn:

* Hộ sản suất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải thực hiện đảm bảo bằng tài sản

+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh.

* Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác vay vốn có bảo đảm bằng tài sản

+ Giấy đề nghị vay vốn.

+ Dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh. + Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.

b) Hồ sơ do Ngân hàng lập

- Báo cáo thẩm định, tái thẩm định.

- Biên bản hợp đồng tín dụng (trường hợp phải thông qua hội đồng tín dụng).

- Các loại thông báo: thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, thông báo nợ quá hạn,…

- Sổ theo dõi cho vay – thu nợ (dùng cho cán bộ tín dụng)

c) Hồ sơ do khách hàng và Ngân hàng cùng lập

- Hợp đồng tín dụng - Sổ vay vốn

38 - Hợp đồng đảm bảo tiền vay - Biên bản kiểm tra sau khi cho vay

- Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro).

3.5.1.2 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là khoản lãi được đặt ra để Ngân hàng áp dụng cho khách hàng vay vốn của mình nhưng nó phải bảo tồn được giá trị của vốn và trang trải được các chi phí mà Ngân hàng phải chi ra cho việc theo dõi quản lý. Năm 2013 NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú có các mức lãi suất cho vay như sau:

39

Bảng 3.1: Lãi suất cho vay của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú năm 2013

Lãi suất cho vay ngắn hạn (%/năm)

Lãi suất cho vay trung hạn (%/năm) Đối tượng cho vay

KH loại A

KH không

phải loại A loại A KH phải loại A KH không I. Doanh nghiệp:

1. DN sản xuất, thu mua, chế biến hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu:

- Có bán ngoại tệ cho NHNo - Không có bán ngoại tệ cho NHNo 7,00 8,90 7,50 9,00 10,50 11,50 11,00 12,00 2. DN sản xuất, thu mua, chế

biến hàng nông sản, thực phẩm tiêu dùng trong nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8,90 9,00 11,00 12,00

3. DN kinh doanh thương mại; công nghiệp; xây dựng; cung ứng vật tư - kỹ thuật cho sản xuất nông - lâm - ngư nghệp

8,90 9,00 11,00 12,00

4. DN kinh doanh các ngành nghề khác

11,00 11,50 12,00 12,50

5. DN kinh doanh dịch vụ (phi

sản xuất) 11,50 12,00 12,00 12,50

II. Hộ:

1. Hộ sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp; chăn nuôi gia xúc, gia cầm

8,90 9,00 10,50 11,50

2. Hộ thu mua, chế biến hàng

nông sản, thực phẩm 8,90 9,00 11,00 12,00

3. Hộ kinh doanh cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp

8,90 9,00 11,00 12,00

4. Hộ sản xuất, kinh doanh các

ngành nghề khác 11,00 11,50 12,00 12,50

5. Hộ (phi sản xuất):

- Kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng đời sống

- Thấu chi qua thẻ

11,50 11,50 12,00 - 12,50 - 13,00 -

40

3.5.1.3 Đối tượng cho vay

Hiện nay NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú có các đối tượng cho vay như sau:

a) Đối với cho vay ngắn hạn

- Trồng lúa (vụ hè thu, đông xuân): 1ha x 12.000.000đ - Chi phí mía lưu gốc: 1ha x 12.000.000đ

- Chăn nuôi gia súc: 1con x 1.000.000đ - Chi phí chăm sóc vườn: 1ha x 10.000.000đ - Chi phí máy nông nghiệp

+ Máy cày: 1 máy x 20.000.000đ + Máy xới: 1 máy x 10.000.000đ + Máy bơm: 1 máy x 5.000.000đ - Cá – lúa: 1ha x 15.000.000đ

- Chi phí nuôi tôm: 1ha x 20.000.000đ

b) Đối với cho vay trung hạn

- Xây dựng sửa chữa nhà + Cấp 2: 150.000.000đ/căn + Cấp 3: 100.000.000đ/căn + Cấp 4: 50.000.000đ/căn - Chi phí máy nông nghiệp + Máy cày: 1 máy x 30.000.000đ + Máy xới: 1 máy x 15.000.000đ + Máy bơm: 1 máy x 7.000.000đ - Trồng lúa: 1ha x 12.000.000đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cải tạo vườn tạp: 1ha x 15.000.000đ

- Cải tạo vuông nuôi tôm: 1ha x 30.000.000đ

3.5.2 Quy trình cho vay

Quy trình cho vay được bắt đầu khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng.

41 Quá trình thiết lập quan hệ tín dụng:

Hình 3.3 Sơ đồ cho vay

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Mỹ Tú

Giải thích sơ đồ:

(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến gặp cán bộ tín dụng ngân hàng trình bày về mục đích vay vốn, tổng nhu cầu vốn của phương án, vốn xin vay, các giấy tờ có liên quan đến tài sản làm đản bảo tiền vay.

(2) Khi xét thấy nhu cầu vay vốn của khách hàng là hợp lý, phương án kinh doanh khả thi, các giấy tờ có liên quan hợp pháp hợp lệ, mức xin vay phù hợp với tài sản đảm bảo,… cán bộ tín dụng sẽ tiến hành công tác kiểm định các điều kiện vay vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải đi thực tế tại gia

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 31)