Nghệ thuật.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn (Trang 28)

- Tố Hữ u

c. Nghệ thuật.

- Thể thơ lục bát, ngắt nhịp đều đặn, giọng ngọt ngào phù hợp với việc diễn tả tình cảm cách mạng.

- Kết cấu đối đáp “ta - mình” trong các câu hát giao duyên khiến tình cảm cách mạng, quan dân đén tự nhiên như tình yêu đôi lứa.

d. Chủ đề.

Việt Bắc là một câu chuyện lớn , một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một cảm nhận mang tính riêng tư. Bài thơ gợi về những ân nghĩa, nhắc nhở sự thủy chung của con người đối với con người và đối với quá khứ cách mạng nói chung.

A. LUYỆN TẬP

Câu 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Mình về mình có nhớ ta

………...Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa” Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa”

Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn ấn tượng về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc. Dẫn dắt nội dung đoạn thơ.

Trích nguyên văn đoạn thơ

Thân bài:

Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Việt Bắc. Nội dung , nghệ thuật bài thơ Việt bắc

Đoạn trích là lời của Việt bắc với người Cán bộ cách mạng. +Mở đầu: Câu hỏi tu từ gợi nỗi niềm tha thiết bâng khuâng .

+Thời gian: 15 năm-> gắn bó lâu dài sâu đậm của người cán bộ CM với cảnh và người VB.

+Tâm trạng: bâng khuâng lưu luyến

+Hành động: Cầm tay, không nói thành lời ->Sự quyến luyến bịn rịn không nỡ rời xa

Nghệ thuật: Điệp từ “mình –ta”-> cách xưng hô thân mật, tình tứ Nhịp thơ: 4/4; 2/2/2 chuyển sang nhịp 3/3/2; dấu chấm lửng

->Tạo khoảng trống khó lấp đầy , chứa đựng tình cảm rưng rưng trong giờ chia biệt.

+Nhớ về Việt Bắc

Cảnh Việt Bắc ->Mang nét đặc trưng riêng biệt độc đáo, vừa thực vừa mộng, lung linh.

Nghĩa tình sâu nặng càng đẹp hơn trong cuộc sống gian khổ, thiếu thốn.

Địa danh thiêng liêng nơi thành lập đội quân đầu tiên của Cách mạng việt Nam. +Nghệ thuật:

Điệp ngữ: mình đi, có nhớ, mình về….

Thành ngữ: mưa nguồn suối lũ, miếng cơm chấm muối Tiểu đối: trám bùi để rụng, măng mai để già…..

=>12 câu là 6 câu hỏi mỗi câu nhắc nhớ lại một kỷ niệm chung thời kháng chiến. Những kỷ niệm thời gian khổ chia ngọt sẻ bùi anh em đồng chí ruột thịt cùng chung lí tưởng, nhắc lại tấm long son sắt trung thành của đồng bào miền núi nghèo mà đậm đà tình nghĩa cách mạng.

Kết bài: Đánh giá chung.

Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Ta với mình, mình với ta

………Chày đêm nện cối đều đều suối xa”. Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.

Mở bài:

- Giới thiệu ngắn gọn ấn tượng về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc. - Dẫn dắt nội dung đoạn thơ.

- Trích nguyên văn đoạn thơ

Thân bài:

- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Việt Bắc. - Nội dung , nghệ thuật bài thơ Việt bắc

- Đoạn trích là lời của người Cán bộ cách mạng với Việt Bắc.

+ Khẳng định lòng thủy chung son sắt với quê hương Việt Bắc qua cách so sánh, dùng từ láy khẳng định tình cảm: “mặn mà” ,“ đinh ninh”.

+ Nhớ lại những kỉ niệm về Việt Bắc:

Cảnh: Trăng, núi, nắng sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre, Ngòi Thia, Sông Đáy, suối Lê ->Việt Bắc gần gũi thân thương đã gắn bó với những người cách mạng. Kỉ niệm kháng chiến: gian nan vất vả, thiếu thốn nhưng vẫn lạc quan yêu đời -> Tình cảm gắn bó sâu nặng, tình quân dân sắt son ấm áp

+ Giọng điệu thiết tha, da diết nhấn mạnh tình nghĩa sâu nặng.

Kết bài: Đánh giá chung.

Câu 3: Cảm nhận của em về cảnh và người Việt Bắc qua đoạn thơ sau:

“Ta về mình có nhớ ta ……...

Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn ấn tượng về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc. Dẫn dắt nội dung đoạn thơ.

Trích nguyên văn đoạn thơ .

Thân bài:

+Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Việt Bắc. +Nội dung , nghệ thuật bài thơ Việt Bắc

+Đoạn thơ là bức tranh đẹp về cảnh và người. Thiên nhiên mỗi mùa là một hình ảnh, màu sắc âm thanh riêng rất đẹp:

~ Về mùa đông: với màu xanh của núi rừng bừng cháy màu đỏ của hoa chuối

->không gian ấm áp sáng ngời, rực rỡ. Con người hiện lên vững chãi tự tin làm chủ núi rừng trong tư thế lao động.

~ Về mùa xuân: Màu trắng trong trẻo, tinh khiết của hoa mơ phủ trắng cánh rừng. Trên nền đó hiện lên hình ảnh người đan những chiếc nón trắng tinh với động tác tỉ mỉ, khéo léo “chuốt từng sợi giang”. Người và cảnh gợi chất thơ.

~ Về mùa hè: Màu vàng rừng phách âm thanh rộn rã tiếng ve. Con người hiện lên vừa thân thương trìu mến vừa giản dị trong cuộc sống.

~ Về mùa thu: Với anha trăng thanh bình thơ mộng, không gian ấm áp nghĩa tình

=>Cảnh và người hòa quyện đan xen, bốn cặp lục bát là bốn bộ tứ bình tuyệt đẹp về bốn mùa tạo sinh động gần gũi, một câu tả cảnh lại một câu tả người. Mỗi cặp lục bát tạo nên một bức tranh. Bốn cặp lục bát là bốn bộ tứ bình tuyệt đẹp về bốn mùa.

Kết bài: Đánh giá chung.

Câu 4: Phân tích đoạn thơ sau:

“Những đường Việt Bắc của ta ………. Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn ấn tượng về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc. Dẫn dắt nội dung đoạn thơ.

Trích nguyên văn đoạn thơ

Thân bài:

+Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Việt Bắc. +Nội dung , nghệ thuật bài thơ Việt Bắc

+Đoạn thơ kể về Việt Bắc trong kháng chiến, Việt Bắc anh hùng.

~Không khí cuộc kháng chiến: khẩn trương, sôi nổi, hào hùng, đầy khí thế.

~Nghệ thuật: Động từ mạnh, tính từ, biệp pháp so sánh, điệp từ,cường điệu nhịp thơ nhanh, sôi nổi.

~Niềm vui chiến thắng: Hành loạt các địa danh

Nghệ thuật liệt kê

Giọng thơ hào hứng, vui tươi

->Niềm vui chiến thắng hânhoan sảng khoái hào hùng

Kết bài: Đánh giá chung.

ĐẤT NƯỚC

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w