Lòng dũng cảm:

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn (Trang 70)

+ Chỉ từng trải thôi chưa đủ, đối với con sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi phải có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa.

+ Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà.

+ Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa.

+ Trong người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng

người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa. Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do.

Kết luận :

+ Nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhân vật chính diện luôn được nhà văn chú ý mô tả ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Nếu như trước cách mạng tháng Tám 1945, theo Nguyễn Tuân, cái tài hoa chỉ có ở lớp nhà nho trong quá khứ thì nay, trong Người lái đò sông Đà và nhiều tác phẩm khác, tác giả đã tìm thấy và khẳng định cái đẹp ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân lao động, trong hiện tại của đất nước. Cuộc đời của người lái đò vô danh, không tên tuổi, nơi có những ngọn thác hoang vu, khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, một pho nghệ thuật tuyệt vời. + Nếu như thiên nhiên sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là “kẻ thù số một” của con người, thì cũng chính thiên nhiên, qua ngòi bút của nhà văn là nơi đã tôn vinh giá trị con người vào lao động.

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn (Trang 70)