A. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. Tác giả I. Tác giả
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế, quê gốc Quảng Trị
- Là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của HPNT là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều
- Các tác phẩm chính (SGK).
II. Tác phẩm1. Xuất xứ 1. Xuất xứ
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết năm 1981
2. Nội dung
Sông Hương như một sinh thể có cuộc đời phong phú , trải qua nhiều gian truân, thăng trầm để cuối cùng bộc lộ vẻ đẹp đầy cá tính mà giàu chất thơ, vừa trí tuệ vừa dịu dàng, đặc biệt là phẩm chất sâu lắng, trầm tĩnh của một con sông có chiều sâu văn hoá.
3. Nghệ thuật
- Bài bút kí chủ yếu sử dụng nghệ thuật nhân hoá, so sánh - Bút pháp khảo cứu giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc
4. Chủ đề:
Khám phá và ca ngợi không chỉ vẻ đẹp của một dòng sông mang cái tên giàu ý nghĩa, mà rộng hơn, giúp người đọc thêm yêu quý vẻ đẹp của quê hương dất nước.
B. LUYỆN TẬP
Câu 1: Đa tình và mê đắm là một nét riêng trong cách viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Anh (chị) hãy dẫn ra hai chỗ tác giả ví von khi tả sông Hương ở thượng nguồn và sông Hương chảy qua thành phố Huế ở bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
- Đa tình và mê đắm là một nét riêng trong cách viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.Ta thử lắng nghe tác giả ví von khi tả sông Hương ở thượng nguồn và sông Hương chảy qua thành phố Huế ở bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
- "Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.(Thượng nguồn).
- "Giáp mặt thành phố ….sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ …
dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng "vâng” không nói ra của tình yêu” (khi
vào thành phố).
Câu 2: Cách tiếp cận sông Đà của Nguyễn Tuân và sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường có những điểm tương đồng và khác biệt gì? Hãy chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt đó.
- Cùng viết tùy bút về một dòng sông.
- Huy động nhiều vốn kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa,.. - Thể hiện rõ rệt "cái tôi” tài hoa, độc đáo.
b. Khác nhau:
Nguyễn Tuân với sông Đà Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương
- Khai thác hai mặt hung bạo và trữ tình của dòng sông.
- Qua dòng sông, ca ngợi con người lao động, chất vàng mười của vùng Tây Bắc.
- Sử dụng các kiến thức của điện ảnh, hội họa, quân sự, thủy điện, ..
- Khai thác các vẻ đẹp khác nhau của dòng sông.
- Ca ngơi dòng sông, ca ngơi Huế, ca ngợi quê hương đất nước.
- Khai thác chiều sâu lịch sử và văn hóa.
Câu 3: Ý nghĩa nhan đề “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông” Câu hỏi tu từ đặt ra “Với trời, với đất” đưa nhà văn và độc giả về với hành trình lịch sử tìm về cuội nguồn văn hoá dân tộc. Từ đó dòng sông Hương hiện ra trên nhiều phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá, thơ ca…
- Nhan đề và kết thúc tác phẩm thể hiện rõ chủ đề và phong cách bút kí của tác giả - giàu sức gợi cảm, thấm đẫm chất thơ.Qua đó tác giả ca ngợi tính chất sông Hương - con sông gắn bó với lịch sử, văn hoá Huế của dân tộc ta.
Câu 4: Chứng minh vẻ đẹp của sông Hương qua các góc nhìn khác nhau : * Từ thượng nguồn:
- Khi qua dãy Trường Sơn hùng vĩ:
+ Sông Hương là bản tình ca của rừng già ….
+ Sông Hương như một cô gái Di-gan phóng khoáng man dại... ==> Vẻ đẹp của một sức sống trẻ trung, mãnh liệt và hoang dại.
- Khi ra khỏi rừng già:
+ Đóng kín phần tâm hồn sâu thẳm của mình ở cửa rừng… + Mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa ...
=> Vẻ đẹp đầy bí ẩn, sâu thẳm của dòng sông.
* Về châu thổ:
- Sông Hương trên đường tìm đến Huế: + Chuyển dòng một cách liên tục, uốn mình theo những đường cong thật
mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức. + Vẻ đẹp của dòng sông trở nên biến ảo, đa dạng trong nhiều thời gian và không gian khác nhau (dẫn chứng...). Vẻ đẹp của Huế như trở thành vẻ đẹp của
sông Hương.
=> Sông Hương qua cái nhìn đầy lãng mạn của Hoàng Phủ Ngọc Tường như 1 cô gái dịu dàng mơ mộng đang khao khát đi tìm thành phố tình yêu của nó.
- Sông Hương gặp gỡ Huế:
+ Uốn 1 cánh cung rất nhẹ... => Vẻ e lệ, ngượng ngùng khi gặp người trong mong đợi, sự thuận tình mà không nói ra.
+ Các nhánh sông toả đi khắp thành phố như muốn ôm trọn Huế vào lòng.
Sông Hương và Huế hoà lẫn vào nhau.
+ Sông Hương giảm hẳn lưu tốc, xuôi đi thực chậm (điệu slow)… thực yên tĩnh như niềm say mê, như khát vọng được gắn bó, lưu lại mãi với mảnh đất nơi đây.
=> Được nhìn từ góc độ tâm trạng, nên cuộc gặp gỡ của Huế và Sông Hương như cuộc hội ngộ của tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc.
- Sông Hương tạm biệt Huế để ra đi: + Rời khỏi kinh thành, sông Hương ôm lấy đảo Cồn Huế, lưu luyến ra đi… + Đột ngột rẽ ngoặt lại để gặp thành phố yêu dấu một lần cuối. => Quyến luyến, ngập ngừng, bịn rịn không nỡ rời xa.
** Vẻ đẹp văn hoá của dòng sông:
- Dòng sông âm nhạc:
+ Là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. + Là nơi sinh thành ra toàn bộ nền âm nhạc có điểm của Huế. + Là cảm hứng để Nguyễn Du viết lên khúc đàn của nàng Kiều.
- Dòng sông thi ca:
+ Là vẻ đẹp mơ màng Dòng sông trắng lá cây xanh trong thơ Tản Đà. + Vẻ đẹp hùng tráng như kiếm dựng trời xanh của Cao Bá Quát. + Là nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ bà Huyện Thanh Quan. + Là sức mạnh phục sinh tâm hồn trong thơ Tố Hữu => Sông Hương luôn đem đến nguồn cảm hứng mới mẻ, bất tận cho các nghệ sĩ. - Dòng sông gắn với những phong tục, với vẻ đẹp tâm hồn của người dân xứ Huế.
+ Màn sương khói trên sông Hương là màu áo điền lục, 1 sắc áo cưới của các cô dâu trẻ trong tiết sương giáng.
+ Vẻ trầm mặc sâu lắng của sông Hương cũng như 1 nét riêng trong vẻ đẹp tâm hồn của người xứ Huế: rất dịu dàng và rất trầm tư…
- Sông Hương với lịch sử - Là 1 dòng sông anh hùng: • Từ xa xưa: là một dòng song biên thùy xa xôi của đất nước • Thời trung đại:bảo vệ biên giới phiá nam của tổ quốc • Thời chống Pháp: sống hết lịch sử bi tráng với các cuộc khởi nghĩa • Đi vào thời đại cách mạng tháng 8 với những chiến công rung chuyển. • Thời chống Mĩ...
KL: - Bài kí lột tả được vẻ đẹp đa dạng, phong phú của sông Hương, cũng là của xứ Huế, con người Huế.
- Tình yêu thiết tha, say đắm của tác giả đối với cảnh và người nơi đây. - Phong cách viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Phóng túng, tài hoa, giàu thông tin văn hoá, địa lí, lịch sử ; giàu chất trữ tình lãng mạn.
Câu 5: Chất trí tuệ và chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. * Chất trí tuệ:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường vận dụng những am hiểu trong ca dao Huế vào bút kí của mình.
“ Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên”
cho đến câu thơ của Tản Đà “ Dòng sông trắng- lá cây xanh”, thơ của Tố Hữu, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Truyện Kiều.
- Những hiểu biết về phương diện địa lí để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương từ thượng nguồn, đến đồng bằng, cho đến cố đô Huế.
- Những hiểu biết về lịch sử văn hoá.
- Sự liên tưởng so sánh với các công trình kiến trúc của Hi Lạp, La Mã, nền văn minh Châu Âu.
- Những tác phẩm văn học Châu Âu, những lời nhận xét của các nhà khoa học nước ngoài.
* Chất thơ:
- Cách ví von, so sánh đầy chất thơ, mượt mà, ý vị.
“ Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”. Và “ giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cách cung rất nhẹ sang đến Cồn Hiến, đường cong ấy làm cho dòng sông
mền hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu. Hay “ Sông Hương là vậy, là dòng sông của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”.
Những câu văn có sự mài dũa, đẽo gọt kĩ càng, nhẹ nhàng như một câu thơ
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT