Lorca bất tử

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn (Trang 42)

+ Các biện pháp tu từ: hoán dụ “không ai chôn cất tiếng đàn”, hình ảnh so sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”, gợi thương cảm về cái chết thê thảm nhà

thơ đồng thời là nỗi thương tiếc cho nền văn hóa Tây Ban Nha. Bên cạnh đó là sự bất tử trong cái chết và nghệ thuật chân chính của Lorca.

Hình tượng thơ được đặt trong sự tương phản : “đường chỉ tay đã đứt /

dòng sông rộng vô cùng” : đã đứt >< rộng vô cùng -> cuộc đời hữu hạn tạo hoá

vô cùng. Đó là sự giải thoát mang tính triết học

+ Các hành động ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim vào lặng yên mang nghĩa biểu trưng cho sự thoát khỏi vòng tục luỵ của Lor -ca.

+ âm thanh “Li la li la li la” ngân dài. Đấy là nhịp tiếng đàn, nhịp lời hát và cũng là nhịp chân ngựa mỏi mòn trên hành trình cô độc của nghệ sĩ.

* Khái quát giá trị nghệ thuật

- Cấu trúc bài thơ có sự kết hợp giữa thơ và nhạc, giữa tự sự và trữ tình. - Hình ảnh tượng trưng, siêu thực đem đến nhiều ý nhgiax mới mẻ về hình tượng Lorca.

3. Đánh giá đoạn thơ.

“Đàn ghi ta của Lorca là một bài thơ hay của Thanh Thảo, không chỉ

đã tạo dựng chân dung người nghệ sĩ – chiến sĩ Garcia Lorca một cách trung thực, mà còn khiến người đọc cảm nhận rõ vẻ đẹp tâm hồn, tính cách đậm chất Tây Ban Nha của Lorca. Bài thơ giàu nhạc điệu, ngỡ như chính tác giả đã để lòng mình đồng điệu với sự sống Lorca trong giờ phút đối mặt với họng súng quân thù”

Câu 3: Trong chín câu thơ cuối, tác giả nhắc đến những hình ảnh nào ? Điều đó gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì ?

- Trong chín câu thơ cuối, tác giả nhắc đến những hình ảnh “đường chỉ

tay đã đứt”, “dòng sông”, “Lorca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc”, “chàng ném lá bùa cô gái Digan, vào xoáy nước, chàng ném trái tim mình, vào lặng yên bất chợt” . Câu cuối cùng là âm hưởng của tiếng đàn “li la li la li la”

- Điều đó gợi cho ta nhiều suy nghĩ :

+ Các hình ảnh trên đều có ý nghĩa tượng trưng. Tuy nói về việc Lorca bị xử bắn, nhưng tác giả không một lần sử dụng từ “chết”.

+ “Đường chỉ tay đã đứt” như là sự chấm dứt đột ngột của số phận một nghệ sĩ thiên tài.

+ Nhưng Lorca không chết, chàng “bơi sang ngang” dòng sông cuộc đời và cũng là dòng sông thời gian trên chiếc ghi ta màu bạc.

+ Chàng chủ động rời bỏ “ném lá bùa cô gái Digan” như là sự chủ động rời bỏ những hệ lụy của cuộc đời.

+ Chàng chủ động “ném trái tim” sôi nổi nhiệt huyết của mình vào “lặng

yên bất chợt”. Phải chăng cái chết chỉ có thể làm cho tiếng đàn của Lorca “lặng yên” trong khoảnh khắc để rồi sau đó nó vẫn vâng ngân như khi chàng còn sống: lila lila lila

Tiếng đàn còn vang mãi trong lòng mọi người… Lorca sống mãi.

VỢ CHỒNG A PHỦ

- Tô Hoài -

A. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. Tác giả I. Tác giả

- Cây bút luôn tìm và khám phá ở nhiều đề tài: thiếu nhi, dân nghèo, miền núi.

- Giàu chất thơ, thể hiện sự hiểu biết về đời sống, phong tục miền núi. - Lối kể chuyện sinh động, hấp dẫn.

- Khả năng phân tích tâm lí nhân vật tinh tế.

II. Tác phẩm:

In trong tập “Truyện Tây Bắc”,1952. Là kết quả chuyến đi thực tế 8 tháng trên Tây Bắc của nhà văn.

2. Nội dung

- Phản ánh cuộc sống khổ cực, tăm tối của đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị của phong kiến miền núi và thực dân.

- Quá trình vùng lên tự giải phóng mình khỏi ách kìm kẹp, áp bức của bọn thực dân và chúa đất.

3. Nghệ thuât.

- Trần thuật linh hoạt

- Ngôn ngữ tinh tế, giầu chất thơ, đậm màu sắc dân tộc.

- Khắc họa tính cách nhân vật đặc sắc , tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm - Sở trường quan sát phong tục tập quán, đời sống của người Mông.

B. LUYỆN TẬP

Đối với những câu 2 điểm

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w