lòng yêu thương đối với dân làng, đối với quê hương…)
- Là linh hồn của cuộc chiến đấu, là gạch nối giữa Đảng và dân làng đến với Cách mạng, vững vàng, gan góc trong đấu tranh, yêu thương chăm sóc thế hệ tương lai, yêu quê hương, tự hào về quê hương của mình.
-> Cụ Mết tiêu biểu cho thế hệ già làng trong cuộc đấu tranh của dân tộc.
b. Nhân vật Tnú:
(Tính cách, số phận mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giải phóng của nhân dân Tây Nguyên.)
* Số phận:
- Nhỏ: mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống nhờ vào sự cưu mang đùm bọc của dân làng.
- Trưởng thành: Số phận của Tnú giống như số phận của người làng Xôman: + Có gia đình, vợ, con nhưng đều bị giặc sát hại dã man.
+ Bản thân Tnú chịu đòn tra tấn của kẻ thù ( tấm lưng lằn ngang dọc, bàn tay cụt mười ngón.)
* Phẩm chất:
+ Giặc khủng bố dã man vẫn cùng Mai hăng hái vào rừng nuôi cán bộ, quyết tâm học tập để làm cán bộ
+ Gan dạ dũng cảm khi làm giao liên, bị giặc bắt, bị tra tấn, quyết không khai, chỉ tay vào bụng Cộng sản ở đây…)
- Người lãnh đạo dân làng Xô man vững vàng chống Mỹ.
- Yêu thương vợ con, dân làng và quê hương
+ Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù hành hạxông ra cứu.
+ Xa làng Tnú nhớ làng, nhớ âm thanh và nhịp điệu sinh hoạt của làng, khi về anh nhớ tất cả mọi người…)
- Biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân để dũng cảm chiến đấu ( + Anh bị bắt, bị đốt mười đầu nhón tay, Tnú quyết không kêu van + Tiếng thét của anh trở thành hiệu lệnh cho dân làng giết giặc.
+ Hai bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt, tham gia lực lượng vũ trang giết giặc để góp phần giải phóng quê hương…)
- Có tinh thần kỷ luật cao:
+ Ba năm đi bộ đội được phép cấp trên mới dám về thăm làng,chấp hành đúng quy định, ở lại một đêm rồi anh đi…
( Tác giả đặc biệt miêu tả đôi bàn tay của Tnú, gây ấn tượng sâu sắc hiện lên cả cuộc đời và tính cách nhân vật)
Tóm lại:
- Tnú là nhân vật có tính chất sử thi: số phận và phẩm chất của anh tiêu biểu cho con người Xô man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung.
- Cảm hứng, giọng điệu chủ đạo là ca ngợi.
- Làm phong phú thêm chân dung con người Việt Nam anh dùng trong kháng chiến chống Mĩ.
c. Dít:
Cùng với Tnú là đại diện cho thế hệ thanh niên - cây xà nu đã trưởng thành. - Phẩm chất gan dạ, dũng cảm.
- Tôn trọng kỷ luật.
d. Bé Heng
- Rất háo hức tham gia đánh giặc, thông thuộc, tự hào về trận địa của dân làng
(là sự dũng cảm của Mai, sự bình tĩnh, vững vàng của Dít và sự lạc quan trong sáng của bé Heng).
Tóm lại:
- Các thế hệ nhân dân Xôman tiếp nối trong cuộc chiến đấu, càng về sau xàng lớn mạnh.
- Nhà văn đã xây dựng được các hệ thống nhân vật tiêu biểu, có tác dụng làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.
Thông qua hệ thống nhân vật đó, tác giả đã thể hiện sinh động và nghệ thuật quy luật: có áp bức có đấu tranh, một chân lí của cách mạng miền Nam, chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo.
* Nghệ thuật
- Đậm đà chất sử thi hùng tráng (đề tài, nhân vật, giọng điệu, của tác phẩm) - Đề tài xung đột có ý nghĩa lịch sử: sự vùng dậy của dân làng Xôman chống Mỹ Diệm.
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng. Rừng xà nu làm nền cho bức tranh về cuộc đấu tranh chống giặc (cả rừng … ào ào rung động, lửa cháy khắp
rừng).
- Bối cảnh trang nghiêm, hùng vĩ, vừa mang phong cách Tây Nguyên vừa mang phẩm chất của anh hùng thời đại.
- Cuộc đời Tnú được kể lại trong một đêm anh về thăm làng, qua lời cụ Mết, bên bếp lửa bập bùng, giọng kể trang trọng như truyền cho thế hệ con cháu những trang sử bi thương và anh hùng của cộng đồng. Chuyện về thời hiện tại được kể bằng giọng điệu và cảm hứng ngợi ca.
* Kết luận:
- Tác phẩm đã khắc họa được tập thể nhân dân anh hùng, gắn bó với nhau trong thời đại anh hùng, vừa mang dấu ấn của thời đại chống Mỹ, vừa mang phong cách của núi rừng Tây Nguyên.
Câu 3 : Tác giả Rừng xà nu từng kể lại rằng mình rất tâm đắc với câu mở đầu thiên truyện
Có thể tham khảo đoạn văn sau:
- Làng ở trong tầm đại bác truyện của Nguyễn Trung Thành đã mở đầu như vậy.
- Chỉ trong chưa đầy mười chữ dựng lên cả một tư thế của sự sống - Trong sự đối diện cùng cái chết trong vòng đe dọa của sự hủy diệt bạo tàn - Cái mở truyện cô đúc gọn gàng mà vẫn đầy uy nghi, tầm vóc.
- Là một thứ âm chuẩn, nó giúp vào việc tạo nên âm hưởng chung của toàn bộ tác phẩm.
- Câu văn hứa hẹn về một khúc bi tráng của chiến tranh cảm hứng bi tráng ấy, được nén, được tích tụ câu
Câu 4: Phân tích câu nói của cụ già Mết: “Nghe rõ cha, các con, rõ cha. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu, chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo.”
a. Ý nghĩa của câu nói:
- Phải cầm vũ khí của mình khi kẻ thù đã cầm vũ khí.
- Phải sử dụng bạo lực của chính nghĩa để đáp lại bạo lực phi nghĩa của quân thù.
b. Sự thể hiện qua hình tượng:
* Sẽ ra sao nếu kẻ thù đã cầm súng mà ta chưa kịp cầm lấy giáo? - Không thể bảo vệ được hạnh phúc, tình yêu.
- Nối tiếp các thế hệ sẽ bị tàn sát, chìm trong đau thương.
(Tnú đã không thể bảo vệ được mẹ con Mai, bàn tay anh còn bị kẻ thù dùng nhựa xà nu thiêu cháy.)
* Và sẽ ra sao khi ta cầm vũ khí đứng lên:
- Khi có lí tưởng cách mạng, chí trung kiên, lòng căm thù, sức mạnh và tinh thần dũng cảm, như Tnú đã từng có
- Cuộc khởi nghĩa hùng tráng sẽ thắng lợi( làng Xô man đã chiến thắng trong tiếng chiêng vang trời và ánh lửa.)
- Sự sống sẽ bảo tồn và phát triển. Mai và đứa con như sẽ tái sinh trong Dít và bé Heng.
- Kẻ thù sẽ phải đền tội ác, Tnú có thể diệt giặc, tên đồn trưởng bằng chính bàn tay đã bị kẻ thù đốt cháy.
c. Giá trị
- Câu chuyện của một người, một làng câu chuyện của một thời đại, một đất nước
- Đây là chân lí mang tầm lịch sử, được nói lên bằng giọng nói thiêng liêng, mãi mãi khắc sâu vào kí ức.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA