A. KIẾN THỨC CƠ BẢNI.Tác giả I.Tác giả
1. Tiểu sử.
- Nguyễn Tuân 1910-1987...
- Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân tình nguyện tham gia cách mạng và kháng chiến
- Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa
2. Con người.
- Là nhà văn giàu cá tính. Với Nguyễn Tuân, viết văn là cách để khẳng định cá tính độc đáo của mình
- Là một trong số ít nghệ sĩ rất mực tài hoa, những trang văn của ông bao giờ cũng mang một màu sắc riêng rất dễ nhận, đó là nét tài hoa, uyên bác.
1. Xuất xứ
- Là kết quả của nhiều dịp đến với Tây Bắc của Nguyễn Tuân, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.
- In trong tập Sông Đà (1960)
2. Nội dung
Hai phát hiện tiêu biểu là con sông Đà hung bạo và con sông Đà trữ tình - Sông Đà hung bạo với những thác nước độc dữ, nham hiểm, những cái hút nước sẵn sàng nuốt chửng thuyền bè, và nhất là thạch trận sông Đà với bao nhiêu tướng dữ, binh tợn...
- Sông đà thơ mộng, trữ tình với những nét miêu tả gợi cảm, mềm mại... Ngoài hai nét tiêu biểu của của sông Đà là hình ảnh người lái đò - người nghệ sĩ trong lao động, một dũng tướng trong cuộc thuỷ chiến thường xuyên với thác nước sông Đà.
3. Nghệ thuật
- Vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực
- Nhìn cảnh vật thiên về phương diện mĩ thuật và khám phá vẻ đẹp của con người thiên về phương diện tài hoa.
- Vận dụng và kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: nhân hoá, so sánh, tưởng tượng...
4. Chủ đề: Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Bắc của Tổ
quốc.
B. LUYỆN TẬP
Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề của tùy bút "Người lái đò sông Đà”
của Nguyễn Tuân.
- HCST
+ Là kết quả của nhiều dịp đến với Tây Bắc của nhà văn, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.
+ In trong tập Sông Đà xuất bản năm 1960
- Chủ đề: Qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và thơ mộng, ngưòi lái đò bình dị mà dũng cảm, tài hoa, Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc của Tổ quốc.
Câu 2: Trong Người lái đò sông Đà, NT đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà? Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc được NT vận dụng để làm nổi bật những phát hiện của mình?
- Viết về Sông Đà, NT có nhiều phát hiện. Ông thấy mọi con sông đều chảy về phía đông, riêng con sông Đà chảy một mình lên phía bắc và hai nét nổi bật của sông Đà là hung bạo và trữ tình.
- Dể làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đã vận dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật :
+ Nhân hoá : Đá trên thác sông Đà mai phục, hung dữ bày thạch trận để tiêu diệt bất cứ con thuyền nào dám vượt thác. Nước cũng vậy, chúng thở, kêu rống lên. Nước hùa với đá để đánh những miếng đòn "hiểm độc nhất”.
+ Nghệ thuật trùng điệp và miêu tả : thể hiệm rõ nét chất thơ mộng, trữ tình của con sông "tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Con sông còn đẹp với mùa xuân nước xanh ngọc bích, mùa thu về thì nước lừ lừ chín đỏ.
+ Ngoài ra tác giả còn sử dụng nhiều cách so sánh những hình ảnh của đá, của nước, của thác với con thuyền, người lái đò, cuộc vượt thác như một trận thuỷ chiến.
Câu 3 : Hình tượng sông Đà với hai nét tính cách hung bạo và trữ tình. 1. Hình tượng con sông hung bạo
- Khi hung bạo, sông Đà là kẻ thù số một sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, có tâm địa độc ác như người dì ghẻ. Để khắc hoạ tính cách của sông Đà, tác giả đã dựng lại khúc sông nguy hiểm :
+ Đó là đoạn cảnh đá bờ sông dựng đứng vách thành: chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu.
+ Nhưng dữ dội nhất là ở những thác đá. Nguyễn Tuân đã buộc sự dữ dội, nham hiểm của sông Đà phải hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm ngàn âm thanh
- Nhà văn sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị.
2. Hình tượng con sông trữ tình
- Bên cạnh tính cách hung bạo, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà lại rất trữ tình, gợi bao cảm xúc làm mê say lòng người. Khi trữ tình, sông Đà hiền
hoà, mềm mại, huyền ảo như mái tóc của một phụ nữ kiều diễm. - Không chỉ đẹp ở hình dáng, sông Đà còn gợi cảm ở màu sắc
- Đặc biệt là không khí hoang dại, tĩnh lặng : Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa
- Lúc này, không thấy đâu con sông Đà diện mạo và tâm địa độc ác, mà chỉ thấy tình cảm của dòng sông đối với con người như một cố nhân, xa thì thấy nhớ thương, gặp lại thì thấy mừng vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. - Khi tả con sông Đà trữ tình, Nguyễn Tuân đã sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, êm ái. Câu ngắn, vị ngữ diến tả trạng thái bình lặng, để lại trong lòng người âm hưởng mênh mang, thơ mộng.
Câu 4: Hình tượng người lái đò sông Đà :
1. Lai lịch và ngoại hình người lái đò sông Đà
- Người lái đò đã 70 tuổi, làm nghề đò dọc mười năm liền và đã nghỉ làm nghề đôi chục năm.
- Mười năm lái đò đã in dấu ấn khá đậm ở ngoại hình ông lão...
2. Tính cách người lái đò sông Đà
- Sự từng trải
+ Người lái đò làm nghề đò đã mười năm liền...
+ Dòng sông Đà với bảy mươi ba con thác nhưng ông đã lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở.
+ Dòng sông với ông như một trường thiên anh hùng ca ....