hơn sự tinh nhanh, láu lỉnh (Ví dụ như ở một số truyện cổ tích); coi trọng sự khéo léo hơn trí tuệ siêu phàm; coi trọng sự vừa khéo hơn là sự trang hoàng cầu kì (ví dụ chiếc áo dài Việt Nam hướng đến vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng; những lăng tẩm, đền đài không hướng đến sự trang hoàng cầu kì).
Câu 3: Nhận định “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thưc, linh hoạt, dung hòa” nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế cuả văn hóa Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này.
Gợi ý:
Nhận định này vừa nêu lên mặt tích cực, vừa nêu lên mặt hạn chế của văn hóa dân tộc Việt.
- Tích cực:
+ Việc tiếp thu đồng hóa những tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo nên một nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Cuộc sống của nhân dân được bình ổn, không có xung đột tôn giáo, văn hóa.
- Hạn chế:
+ Không có sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo vượt bậc. + Không có những cống hiến lớn lao cho nhân loại.
Câu 4 : Vì sao có thể khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh và đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài. Về mặt đó, lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam là dân tộc có bản
lĩnh” ? Hãy liên hệ với thực tế lịch sử, văn hóa và văn học để làm sáng tỏ vấn đề này.
Gợi ý:
- Dân tộc Việt Nam trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc thương xuyên phải gồng mình lên chống lại những cuộc chiến tranh xâm lược của giặc ngoại xâm (Phong kiến phương Bắc, quân Nguyên Mông, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ). Thực tế đó khiến cho những giá trị văn hóa bản địa bị mai một nhiều, thậm chí bị xóa nhòa. Bởi vậy văn hóa Việt Nam không thể trông cậy nhiều vào khả năng tạo tác. Chúng ta “trông cậy vào khả năng chiếm lính, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài”. Và dân tộc Việt Nam thực sự có bản lĩnh trong vấn đề này
- Trong giao lưu văn hóa, chúng ta tiếp thu nhưng không bao giờ rập khuôn máy móc văn hóa của nước khác. Tiếp nhận văn hóa ngoại lai, người việt đã cải biến nó theo những ý nghĩa riêng, gắn với những nét đặc trung riêng của dân tộc mình (Ví dụ: thời trang, âm nhac, nhà ở...)
Ví dụ về văn học: Việc sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán; sáng tạo, cải biến về thể thơ (thơ Nôm Đương luật, thơ thất ngôn xen lục ngôn...), về đề tài trong sáng tác của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương...(gần gũi với đời sống của người Việt Nam).