Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xây dựng cơ bản của huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 59)

L ỜI CẢM ƠN

4.1.4Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản

*Công tác chuẩn bị đầu tư

Công tác chuẩn bị đầu tư là khâu quan trọng trong kế hoạch hóa đầu tư. Trên thực tế việc kế hoạch hóa công tác này còn chưa được chú trọng. Trước hết là về chủ trương chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm đúng mức nên khi xây dựng kế hoạch hàng năm về xây dựng cơ bản còn thụ động, lúng túng và thực hiện dự án không đồng bộ gây nên sai sót về quy chế và sự chậm trễ trong quá trình thực hiện công tác chuẩn bị khảo sát, điều tra cơ bản và các số liệu cần thiết cho việc xây dựng dự án… nên quá trình thực hiện đầu tư phải điều chỉnh đi, điều chỉnh lại nhiều lần…

Thực tế, rất nhiều công trình xây dựng xảy ra tình trạng thất thoát lãng phí và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản không hiệu quả do sai sót từ khâu khảo sát thiết kế đem lại. Tại huyện Thái Thụy tuy tình trạng này xảy ra không nhiều song cũng tồn tại một số vấn đềđược nêu trong bảng 4.5.

Bảng 4.5 Một số sai sót trong khâu khảo sát thiết kế Sai sót khâu khảo sát Hậu quả

Xác định sai cấp đất Tăng dự toán xây dựng công trình Khảo sát nền móng không kỹ Thay đổi thiết kế, kéo dài thời gian,

tăng dự toán Lấy kết quả khảo sát từ một công trình lân

cận đã được thực hiện

Kết quả của công trình lân cận không phù hợp dẫn đến thiết kế sai Không tính đến độ mặn của nước biển (đối

với một số công trình gần biển)

Thiết kế các thông số nền móng không đảm bảo

(Nguồn: Số liệu tổng hợp dựa trên kiểm tra hồ sơ các công trình của huyện)

(Ghi chú: Trường hợp sai sót do không tính đến độ mặn của nước biển chỉ

xảy ra tại những nơi địa chất có thể bị nước biển xâm nhập). *Công tác giải phóng mặt bằng:

Đối với một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Thái Thụy, công tác giải phóng mặt bằng đang thực sự gặp rất nhiều khó khăn: vốn đền bù giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn, công tác giải phóng mặt bằng của nhiều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 dự án chưa được các chủđầu tư triển khai một cách quyết liệt, còn có nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách do liên quan đến nhiều phòng, ban, thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng chưa đồng bộ, giá đền bù và phương thức đền bù chưa được người dân ủng hộ. Điển hình là các dự án phải sử dụng đất nông nghiệp như thủy sản, chăn nuôi, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án mở rộng đường giao thông…

Trong công tác giải phóng mặt bằng của huyện Thái Thụy giai đoạn 2010- 2014, UBND huyện chỉđạo như sau:

- Các đơn vị chức năng tập trung nhân lực, vật lực cho công tác giải phóng mặt bằng;

- Giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng còn dang dở để tập trung chuẩn bị cho các dự án tiếp theo;

- Tổ chức cuộc họp giữa các bên liên quan đánh giá tình hình giải phóng mặt bằng, nêu những khó khăn vướng mắc giữa các bên để tìm cách khắc phục.

Theo kết quả UBND huyện Thái Thụy cung cấp, đến giữa năm 2014, huyện đã tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ và tái định cư với 16 dự án (9 dự án chuyển tiếp năm 2013, 7 dự án năm 2014), đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư 10 dự án, đang thực hiện 6 dự án, diện tích đất các loại thu hồi thực hiện dự án: 31,088 ha, số hộ ảnh hưởng trực tiếp dự án 4.062 hộ. Một số dự án trọng điểm đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ. Bên cạnh đó vẫn còn một số dự án còn khó khăn vướng mắc như: dự án xây dựng hạ tầng khu Đồng Miễu – xã Thụy Hà, dự án đường 39B. Đến thời điểm cuối năm 2014 phương châm của huyện là tập trung chỉđạo các phòng ban, đơn vị và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác vận động tuyên truyền, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các sở ban ngành để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các công việc tiếp theo của từng dự án.

Danh mục các dự án, công trình triển khai giải phóng mặt bằng giai đoạn 2010 – 2014 của huyện Thái Thụy được liệt kê trong bảng 4.6.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

Bảng 4.6 Các dự án, công trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 2010-2014

STT Tên dự án, công trình thực hiện giải phóng mặt bằng

1 Củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển số 7, số 8 2 Đường ra khu du lịch Cồn Đen

3 Nạo vét sông Tiên Hưng đoạn từ cống Trà Linh đến cửa Diêm Điền 4 Nạo vét sông Sinh

5 Cụm công nghiệp Mỹ Xuyên

6 Dự án xây dựng nhà máy Amon Nitrat tại cụm công nghiệp Thái Thọ

7 Dự án củng cố khẩn cấp tuyến đê bao để ổn định dân cư ngoài bãi vùng kinh tế mới ven sông Hóa, xã Hồng Quỳnh

8 Dự án nạo vét sông 31 đoạn xã Thái Giang, Thụy Ninh

9 Dự án xây dựng trạm cấp nước sinh hoạt cho đồn biên phòng 64 và cụm dân cư xã Thái Đô

10 Xây dựng đường vào trường Trung học phổ thông Thái Ninh

11 Dự án xây dựng tuyến nước ngọt vào nhà máy nhiệt điện Thái Bình II 12 Dự án nâng cấp, cải tạo đường 39B

13 Dự án cầu Trà Linh, cầu Trà Giang, cầu Diêm Điền

14 Dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền tại xã Thái Thượng 15 Dự án nhà máy chế biến bột cá Thụy Hải 2

16 Đường cứu hộ, cứu nạn Thụy Tân 17 Hợp tác xã vận tải thủy II

18 Xây dựng hạ tầng khu Đồng Miễu - xã Thụy Hà

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KTXH của huyện Thái Thụy,2010-2014) *Công tác lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự án đầu tư

Việc lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình xây dựng của huyện Thái Thụy trong thời gian qua phù hợp với quy hoạch xây dựng, đảm bảo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều dự án, nhiều báo cáo kinh tế kỹ thuật đã phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện, đó là điều chỉnh bổ sung các hạng mục công trình, công trình trong dự án, thay đổi điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư… vì khi lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, các chủđầu tư, tư vấn thiết kế chưa lường hết được những công việc phát sinh trong thực tế làm cho quá trình thực hiện các dự án bị kéo dài…Do đó những công trình xây dựng của huyện lập báo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 cáo kinh tế kỹ thuật đề nghị UBND huyện phê duyệt qua phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan đầu mối tổng hợp đều có ý kiến tham gia thiết kế cơ sở đảm bảo đúng thời gian quy định.

*Công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền

Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình còn yếu. Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán hiện nay đều do chủđầu tư thực hiện. Tuy nhiên, đa số các chủđầu tư, ban quản lý dự án tại huyện Thái Thụy hầu như không thể tự thực hiện công việc này. Các chủđầu tư thuê các tổ chức tư vấn thực hiện. Chi phí thiết kế, lập dự toán được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị xây lắp theo quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2009 của Bộ xây dựng. Nhiều đơn vị tư vấn thiết kế khi lập dự toán muốn có quy mô dự án lớn để nhận thiết kế phí nhiều hơn, dẫn tới thiết kế quá mức an toàn, sử dụng vật liệu, vật tư quá đắt so với yêu cầu gây lãng phí ngân sách. Một số công trình thiết kế kiến trúc chưa đẹp, chỗ thừa, chỗ thiếu phải thay đổi nhiều lần, không phù hợp với thực tế gây khó khăn cho công tác lập dự toán và thi công công trình. Do vậy, khi thi công các công trình, hạng mục công trình phải điều chỉnh làm cho thời gian thi công luôn phải kéo dài chờđợi các thủ tục đểđiều chỉnh các thiết kế và dự toán. Trực trạng cho thấy việc thẩm định dự án đầu tư là khâu quan trọng nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí trong xây dựng, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực của cán bộ thẩm định. Bảng 4.7 Kết quả thẩm định các công trình của huyện năm 2010 – 2014 Năm Số CT, hạng mục CT được thẩm định (công trình) Gía trị dự toán lập (tỷđồng) Gía trị thẩm định (Tỷđồng) Gía trị cắt giảm (tỷđồng) Tỷ lệ cắt giảm (%) 2010 28 18,41 17,37 1,04 5,6 2011 24 36,41 35,60 0,81 2,2 2012 15 28,95 27,33 1,62 5,6 2013 09 31,57 30,80 0,77 2,4 2014 33 62,5 61,7 0,8 1,3 Tổng 109 177,84 172,8 5,04 2,8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

*Quy trình xây dựng dự án:

Nhìn chung các dự án lớn đã lập đúng trình tự theo quy định. Đại bộ phận các dự án có quy mô nhỏ do huyện lập hầu hết không đủ nội dung theo các trình tự yêu cầu của một dự án theo quy định cho nên khi gửi đi thẩm định thường phải mất thời gian sửa đi sửa lại nhiều lần. Các dự án khi thẩm định thường gặp nhiều vướng mắc nhất là thiếu các thủ tục, các căn cứ khoa học để xây dựng dự án như đã nêu, áp dụng một sốđịnh mức chưa thống nhất giữa các bộ và địa phương gây nên khó khăn trong việc xác định quy mô và khái quát vốn đầu tư.

*Công tác đấu thầu và chỉ định thầu

Nhìn chung công tác đấu thầu và chỉđịnh thầu đã được các chủđầu tư triển khai theo đúng quy định của nhà nước và các hướng dẫn của Bộ, Ngành, Trung ương, theo đúng các thủ tục hành chính. Kết quả thực hiện công tác đấu thầu giai đoạn 2012 – 2014 được thể hiện trong bảng 4.8. Bảng 4.8 Kết quả thực hiện công tác đấu thầu giai đoạn 2012 – 2014 Năm Số lượng gói thầu (gói thầu) Tổng giá gói thầu (triệu đồng) Tổng giá trúng thầu (triệu đồng) Tỷ lệ giảm giá gói thầu trong đấu thầu (%) Đấu thầu Chỉđịnh thầu Đấu thầu Chỉđịnh thầu Đấu thầu Chỉđịnh thầu 1 2 3 4 5 6 7=5/3 2012 12 41 90.564 81.292 85.311 81.292 5,80 2013 6 43 43.367 67.810 41.502 67.810 4,30 2014 12 52 73.067 58.532 70.290 58.532 3,80 Tổng 30 136 206.998 207.634 197.104 207.634 4,78

(Nguồn: Tổng hợp số liệu của Phòng Công thương huyện Thái Thụy)

Số liệu thể hiện trong bảng 4.8 cho thấy, giai đoạn 2012 – 2014 tại huyện Thái Thụy có hai hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu và chỉđịnh thầu với 30 công trình được đấu thầu, 136 công trình được chỉ định thầu. Như vậy việc lựa chọn nhà thầu chủ yếu thông qua hình thức chỉ định thầu dẫn đến tình trạng không minh bạch, không lựa chọn được nhà thầu thực sự có năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao. Có rất ít công trình được đấu thầu cho nên tỷ lệ giảm giá không cao (tỷ lệ giảm giá gói thầu thông qua hình thức đấu thầu trung bình 3 năm là 4,78%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 Trong giai đoạn 2012 - 2014, tại huyện Thái Thụy có nhiều công trình được chỉ định thầu là do giá các gói thầu của huyện nhỏ (không quá 5 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp), và nằm trong hạn mức cho phép được chỉ định thầu theo Điểm a Khoản 1 Điều 40 Nghịđịnh 85/2009/NĐ-CP. Thông thường quy trình chỉ định thầu các gói thầu của huyện được chủđầu tư tổ chức thực hiện như sau:

- Bên mời thầu lập và phê duyệt hồ sơ yêu cầu;

- Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu đã được chủ đầu tư xác định, nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơđề xuất trên cơ sở hồ sơ yêu cầu;

- Đánh giá hồ sơđề xuất, trong quá trình đánh giá bên mời thầu có thể mời nhà thầu đến để làm rõ hồ sơđề xuất;

- Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉđịnh thầu; - Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, ký kết hợp đồng.

Như vậy, công tác chỉđịnh thầu tại huyện đã được các chủđầu tư thực hiện đúng theo quy trình, quy định, việc tổ chức thực hiện được tiến hành chặt chẽ theo hướng dẫn tại Nghịđịnh 85/2009/NĐ-CP.

Về công tác đấu thầu tại huyện Thái Thụy có một số vướng mắc như sau: + Hồ sơ kế hoạch mời thầu, đấu thầu tiêu chuẩn thang điểm thường làm chậm và không đầy đủ nhất là các chủđầu tư không chuyên về xây dựng cơ bản, chất lượng hồ sơ kém phải làm đi làm lại gây chậm trễ.

+ Về quy trình thẩm định cũng như duyệt kế hoạch đấu thầu, chỉ định thầu chưa thực sự khoa học. Duyệt kế hoạch trước rồi mới duyệt hồ sơ mời thầu, thường thẩm định xong một hồ sơ mất từ 10-15 ngày. Thẩm định và phê duyệt kết quả trúng thầu từ 7-10 ngày, ký hợp đồng, duyệt hợp đồng mất 5-7 ngày, tổng thời gian cho các công tác trên khá dài khoảng 22- 32 ngày.

+ Công tác đấu thầu, chỉ định thầu của các dự án trên địa bàn huyện Thái Thụy vẫn còn nhiều bất cập. Thông tin về đấu thầu còn hạn chế, tổ chức xét duyệt kết quảđấu thầu chưa thực sự công bằng và minh bạch. Việc lựa chọn nhà thầu chủ yếu dựa trên tiêu chí giá dự thầu, giá thấp thì trúng thầu chứ chưa thực sự chú ý đến các tiêu chí kỹ thuật, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu…Ngoài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 ra bản thân các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa thực sự thuyết phục như trong quy định về chỉđịnh thầu quá phức tạp, độ phức tạp về hồ sơ chỉđịnh thầu không hề thua kém đấu thầu, gây ra nhiều khó khăn, phiền hà không cần thiết.

*Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Theo Trần Đình Ngô (2013), Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng được thể hiện qua sơđồ 4.3.

Sơđồ 4.3 Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng

(Nguồn: Cẩm nang quản lý dự án đầu tư xây dựng)

1. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình

3. Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi khởi công

4. Tổ chức thi công xây dựng công trình và giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng

5. Kiểm định chất lượng công trình, hạng mục công trình theo quy định

6. Kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng theo quy định

7. Nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành đểđưa vào sử dụng

8. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình theo quy định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Công tác quản lý chất lượng các công trình của huyện luôn được chú trọng và thực hiện theo đúng trình tự nêu trong sơđồ 4.3. Công tác kiểm tra, giám sát công trình xây dựng được thực hiện nghiêm túc và đều được chỉ rõ những sai sót cần khắc phục.

- Về hồ sơ quản lý chất lượng các công trình của huyện Thái Thụy: Một số dự án hồ sơ ghi không đầy đủ, còn nhiều thiếu sót, các chủđầu tưđã yêu cầu nhà thầu bổ sung, sửa chữa sao cho phù hợp với nhật ký thi công công trình, bổ sung các biên bản còn thiếu, chỉnh sửa lại hồ sơ hoàn công...

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xây dựng cơ bản của huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 59)